
{title}
{publish}
{head}
PTO- Bí thư chi bộ B thường bị anh em gọi là “ông quyết tất”. Chuyện bắt nguồn từ trong sinh hoạt chi bộ, khi bàn đến việc chung, đáng lẽ cần phải phát huy dân chủ, cầu thị lắng nghe để đưa ra quyết sách dựa trên ý kiến số đông, nhưng ỷ mình làm bí thư, nên “chủ trì” luôn quyết tất! Đôi khi ý kiến cá nhân lấn lướt cả số đông, khiến các đảng viên trong chi bộ không mấy đồng tình!
Thực tế sinh hoạt chi bộ cho thấy, phát huy dân chủ là phương pháp tốt để thực hiện các công việc của chi bộ hoặc công việc chuyên môn nhanh nhất, hiệu quả nhất. Phát huy dân chủ thực sự sẽ đề cao trách nhiệm, nâng cao năng lực của Bí thư chi bộ đồng thời còn là cơ hội tốt để cán bộ, đảng viên trong chi bộ học hỏi lẫn nhau về phương pháp, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nhằm không ngừng nâng cao năng lực cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Để làm cho Đảng mạnh thì phải mở rộng dân chủ” và “để đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình”. Học và làm theo Bác, trước hết Bí thư chi bộ phải là người có kinh nghiệm, am hiểu, có phương pháp làm việc và điều hành dân chủ, thực sự cầu thị và biết lắng nghe; các chi ủy viên và đảng viên phải tự giác, mạnh dạn, có trách nhiệm và tham gia ý kiến xác đáng, thuyết phục đồng thời cùng với chi bộ mở rộng dân chủ trong sinh hoạt, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên phải quan tâm.
Nhằm phát huy tốt dân chủ trong sinh hoạt chi bộ, trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, cần tránh “dân chủ hình thức”. Cần hiểu rằng, năng lực toàn diện của cán bộ, đảng viên sẽ được phát huy cao nhất khi dân chủ trong chi bộ, trong đơn vị được thực hiện đầy đủ, đúng đắn. Do đó, “dân chủ hình thức” là chỉ nhằm hợp thức hóa ý kiến thủ trưởng hoặc người chủ trì công việc mà thực chất là bảo thủ; bên cạnh đó, “dân chủ hình thức” còn kìm hãm, làm thui chột ý chí đấu tranh tự phê bình và phê bình. Chi bộ cũng kịp thời chấn chỉnh những cán bộ, đảng viên có tư tưởng “dĩ hòa vi quý”, “nhất ngồi lỳ, nhì biểu quyết”… để khơi dậy và phát huy dân chủ của mỗi cán bộ, đảng viên. Cùng với đó, cần phát huy được phong cách dân chủ của Bí thư chi bộ trong giao việc, trong thảo luận, chủ trì các cuộc họp, khuyến khích tự phê bình và phê bình, những ý kiến xây dựng, thẳng thắn, trung thực phải được tôn trọng, tiếp thu một cách cầu thị… Đồng thời phải không ngừng nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, bởi đây là yếu tố quyết định để phát huy dân chủ trong sinh hoạt chi bộ. Làm được những nội dung trên, tin rằng dân chủ trong sinh hoạt chi bộ sẽ được phát huy, vai trò của cấp ủy cơ sở và đảng viên được nêu cao, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt chi bộ cơ sở.
Nguyễn Quốc
Qua thăm nắm, mạn đàm và trao đổi nhận thấy, hiện nay còn có tình trạng không ít chi bộ duy trì sinh hoạt định kỳ mang tính hình thức, thậm chí sinh hoạt cho ...
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, những năm qua, từ sự ...
Đảng bộ xã Hương Nộn, huyện Tam Nông có 554 đảng viên sinh hoạt tại 17 chi bộ, trong đó có 13 chi bộ khu dân cư, ba chi bộ trường học, một chi bộ công an. ...
Xây dựng chi bộ quân sự (CBQS) xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) vững mạnh toàn diện nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang, ...
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng chi bộ mạnh, chi bộ tốt bởi Người coi chi bộ là tế bào, là nền móng của Đảng, cầu nối giữa Đảng ...
Những năm qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Hữu Nghị của tỉnh Lạng Sơn đã triển khai, thực hiện hiệu quả công tác phân công, giới thiệu đảng viên ...
Đảng bộ huyện Cẩm Khê có 39 tổ chức cơ sở Đảng, 439 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở với 8.817 đảng viên. Khắc ghi lời Bác dạy: “Đảng mạnh là do chi bộ tốt”, ...
Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Phú Thọ được thành lập ngày 29/4/1954 theo Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ (Khóa III), từ tổ chức tiền thân là Liên ...
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc báo chí công khai 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương và thủ phủ của các tỉnh thành là phương pháp lấy ý kiến của Nhân dân.
Trong phiên họp lần này, nếu Chính phủ trình kịp Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của một số tỉnh thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét thông qua.
Ngày 21/9, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào báo cáo công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) năm 2016 của Chính phủ.
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 3, chiều 21/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến vào báo cáo Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2016.
Chiều 20/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi).
PTO- Ngày 20-9, đồng chí Hà Kế San - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Phong trào toàn dân đoàn kết...
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 3, chiều 19/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe báo cáo và thảo luận về dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Sáng nay (19/9), tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã trao quyết định bổ nhiệm ông Vũ Văn Tiến...