{title}
{publish}
{head}
Ngày 31/3, UBND huyện Lâm Thao tổ chức khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia đền thờ Nguyễn Mẫn Đốc tại khu 4, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao.
Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo đền thờ Nguyễn Mẫn Đốc.
Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Hải - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Mạnh Sơn - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Việt Trì; Nông Quốc Thành – Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Lâm Thao cùng nhân dân địa phương và con cháu trong dòng họ.
Đền thờ Nguyễn Mẫn Đốc (còn được gọi là Tiết Nghĩa từ) được công nhận di tích lịch sử Quốc gia vào năm 2015, là nơi thờ Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống thi thư, lễ nghĩa thuộc họ Nguyễn Tam Sơn, trong bối cảnh rối ren của lịch sử, vì phù Lê diệt Mạc, ông đã tuẫn tiết để tỏ lòng trung thành với nhà Vua, được triều đại Lê Trung Hưng truy phong Tiết Nghĩa Đại Vương, Thụy Nhã Lượng, Thượng Đẳng Phúc Thần. Đền thờ ông được xây dựng vào năm 1667 vào đời Vua Lê Hiền Tông, hiện đền vẫn còn lưu giữ được 10 sắc phong qua các triều Vua, được con cháu trong dòng họ và chính quyền địa phương tổ chức lễ giỗ vào ngày 22/2 âm lịch hằng năm.
Đền thờ Nguyễn Mẫn Đốc.
Sau một thời gian dài đền bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, để tưởng nhớ công ơn to lớn của Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc và theo nguyện vọng của con cháu trong dòng họ, được sự nhất trí của chính quyền các cấp, cuối năm 2022 đền được khởi công tu bổ, tôn tạo trên nền đất cũ, được đảm bảo theo đúng cấp phép, với kiến trúc theo hình chữ Nhị gồm nhà Hậu cung và nhà Tiền tế, phần chạm khắc trên gỗ theo đúng kiến trúc thời nhà Lê. Công trình có tổng diện tích gần 200m2, với tổng kinh phí thực hiện gần 8 tỉ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa.
Di tích lịch sử đền thờ Nguyễn Mẫn Đốc là niềm tự hào của nhân dân địa phương, góp phần lan tỏa tinh thần hiếu học, giáo dục về lòng yêu nước, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc.
Thu Hương
baophutho.vn Vườn Quốc gia Xuân Sơn có diện tích tổng khoảng 33.687ha, với độ che phủ lên đến 84%. Đặc sắc trong Vườn quốc gia Xuân Sơn là Hang Cỏi. Hang...
baophutho.vn Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng quả...
baophutho.vn Trong 3 ngày từ 29 đến 31/3, tại Lễ hội Văn hóa, du lịch và ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, tỉnh Phú Thọ tham gia trưng bày gian hàng giới...
baophutho.vn Các hoạt động do thành phố Việt Trì tổ chức phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024
baophutho.vn Nằm bên dòng sông Lô êm đềm, thơ mộng, điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì với quần thể kiến trúc đình, đền,...
baophutho.vn Từ xưa đến nay, đình làng được coi là biểu tượng cộng đồng của làng xã Việt Nam, là một yếu tố của văn hóa vật thể. Việc bảo tồn và phát huy...
baophutho.vn Ngày 26/3, lễ hội đền Trò tại xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê đã diễn ra trong không khí hân hoan, náo nhiệt với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc để...
Bánh nẳng trong tiếng Mường gọi là "pẻng nẳng", là loại bánh có nguồn gốc từ lâu đời của người dân tộc Mường xã Minh Hòa, huyện Yên Lập. Bánh có màu vàng óng như mật ong, trong...
baophutho.vn Trên hành trình du xuân qua mảnh đất Đào Xá, huyện Thanh Thủy, bên cạnh những lễ hội có lịch sử hàng trăm năm, khách thập phương còn đặc biệt...
baophutho.vn Nguyễn Mẫn Đốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống thi thư, lễ nghĩa thuộc họ Nguyễn Tam Sơn ở làng Dòng, xã Xuân Lũng, huyện...
baophutho.vn Với thế mạnh về du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, những tháng đầu năm 2024, Phú Thọ là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong nước và...
baophutho.vn Xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì được biết đến với Đền Thiên cổ - nơi thờ vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang cùng hai người học trò là Tiên Dung...