Thực hiện Đề án “Tiếp tục bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2021- 2025”, huyện Thanh Sơn đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường cũng như các dân tộc khác. Đến nay, toàn huyện có 160 CLB văn hóa dân tộc Mường và CLB văn hoá các dân tộc tại các xã, khu dân cư, trường học. Huyện đã bảo tồn được 634 chiếc chiêng, 123 bộ nhạc cụ khác, 1.268 bộ trang phục, 115 nhà sàn truyền thống trong cộng đồng và nhiều đồ dùng công cụ, lao động, sản xuất, sinh hoạt của đồng bào Mường, tám xã khôi phục nhà sàn truyền thống tại trung tâm xã, tạo không gian sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, tổ chức các trò chơi, diễn xướng dân gian...
Nhà sàn là nơi sinh sống và diễn ra nhiều hoạt động văn hóa của đồng bào Mường
Gian bếp rất quan trọng đối với người phụ nữ Mường
Để có những món xôi ngũ sắc hoặc cơm lam dẻo thơm, người Mường thường tự giã gạo và sàng sảy thật kỹ
Xôi ngũ sắc là món ăn mang đậm bản sắc văn hóa Mường
Diễn tấu cồng chiêng là nghệ thuật trình diễn dân gian đặc trưng của đồng bào Mường
Trình diễn đâm đuống
Sân đình là không gian trình diễn những điệu múa, hát đặc trưng của đồng bào dân tộc
Tính đến nay, huyện Thanh Sơn đã thành lập 30 CLB văn hóa dân tộc trong các trường học, giúp các em học sinh thêm hiểu, thêm yêu văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Đánh trống đất trong hội Đình Khoang, xã Hương Cần
Người Mường Thanh Sơn còn lưu giữ được nghề dệt thổ cẩm truyền thống
Những vật dụng lao động sản xuất, nhạc cụ, trang phục của người Mường được lưu giữ, bảo tồn
Nội dung: Phương Thanh
Trình bày: đinh tú
6:10:02:2024:07:44 GMT+7