Cập nhật: Thứ 7, 13/10/2018 | 07:46 GMT+7

Thêu áo hoa trên những mảng màu trầm

Kỳ 1:

Tân Sơn ngày đầu lập huyện

Những năm đầu thành lập huyện, cây ngô trở thành cây nông nghiệp chủ đạo để đảm bảo lương thực tại chỗ cho bà con vùng cao.

- Trồng ngô trên đất Xuân Đài.

PTĐT - “...Có sách mới, áo hoa, đây là nhờ ơn Đảng ta; vui tung tăng em ca, có Đảng cuộc đời nở hoa”. Lời ca chẳng phải viết riêng cho huyện Tân Sơn, nhưng khi được những “mầm non của Đảng” ở huyện miền núi ấy cất lên chúng tôi thấy rộn ràng và tự hào đến lạ. Để ra khỏi huyện nghèo và khoác lên mình chiếc “áo hoa” rực rỡ như ngày hôm nay, đó là kết quả từ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện. Cho dù sự khởi đầu của Tân Sơn 10 năm trước chỉ từ những “mảng màu trầm”.

Thành lập năm 2007, huyện Tân Sơn khi đó có trên 60% hộ nghèo. Toàn huyện có 17 xã với 195 khu dân cư, dân số là hơn 78.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 80%, chủ yếu là dân tộc Mường, Dao, Mông. Đón niềm vui huyện mới cũng chứa đựng cả những lo âu, trăn trở khi Tân Sơn là huyện duy nhất của tỉnh trong danh sách những huyện nghèo nhất cả nước.

Thu hoạch lúa ở xã Mỹ Thuận.

10 năm trước, khi hoa phông nở trắng trên các sườn núi, khi những cây mạ vừa theo tay người nông dân xuống đồng, khi bồ thóc trong nhà đã dần cạn và vừa qua cái tết cũng là lúc một số bản động vùng cao thuộc các xã Đồng Sơn, Thu Cúc, Vinh Tiền… đối mặt với cái đói giáp hạt. Bà Nguyễn Thị Ngọc - Trưởng phòng Lao động - TB&XH huyện Tân Sơn lý giải: Sản xuất của người dân trong huyện chủ yếu là nông nghiệp với trình độ canh tác thấp, chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết cùng với cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu nên sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 2007 chỉ đạt 240kg, thu nhập bình quân đầu người là 3,5 triệu đồng/năm. “Cái đói giáp hạt” tập trung ở nơi có diện tích lúa ít, người dân chủ yếu sống dựa vào rừng. Những ngày tết hay tháng giáp hạt, Tân Sơn vẫn phải nhận trợ cấp gạo cứu đói từ Trung ương và tỉnh chuyển về. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chỉ đạt trên 1 tỷ đồng/năm…

Với trên 3.600 hộ, tương đương gần 17.000 nhân khẩu đói mùa giáp hạt, cơm gạo đứt bữa thì chỉ cần no cái bụng chứ nghĩ gì tới giao thương mà mơ đến ô tô, xe máy. Ấy thế mà người khá một chút, có phương tiện đi lại cũng chẳng sung sướng gì bởi lẽ ra “giao thông đi trước mở đường”, thế nhưng giao thông Tân Sơn khi đó giống như những nét bút chì mờ nhạt, đường đến trung tâm xã còn khó đi huống chi tới các bản động vùng cao. Từ trung tâm xã muốn đến những bản như Đèo Mương - xã Thu Ngạc, Bến Thân - xã Đồng Sơn, Mỹ Á - xã Thu Cúc phải đi bộ 8 đến 10 cây số nên hàng hóa từ vùng xuôi chuyển lên “đội giá”, nông sản địa phương vì thế cũng chẳng thể về xuôi. Anh Phùng Đức Lưu ở khu Đèo Mương 2, xã Thu Ngạc nhớ lại: “Không có việc quan trọng, chẳng ai xuống xã làm gì. Gần chục cây số đường mòn về trung tâm xã hoặc đi xuyên núi gần 3 cây số để sang bên Phúc Khánh, huyện Yên Lập chủ yếu để... cõng gạo. Mỗi người cõng chẳng được bao nhiêu, nhưng đó là cách duy nhất bởi xe không thể đi được...”.

Những ngày mới thành lập, công tác giáo dục và y tế của huyện đều khó khăn. Cả huyện có 50 trường học với 186 phòng học tranh tre, nứa lá và chỉ có 2 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là Minh Đài và Kiệt Sơn. Y tế tuyến cơ sở nơi huyện vùng cao cũng thiếu thốn trăm bề, từ cơ sở vật chất đến đội ngũ y bác sĩ, thêm nữa là phong tục tập quán còn lạc hậu, nhiều gia đình có người ốm thường mời thầy cúng đến đuổi “con ma” nên sức khỏe người dân không được đảm bảo... Hơn 20% trẻ em dưới 5 tuổi ở Tân Sơn bị suy dinh dưỡng!

Đường lên bản Cọ Sơn, Đèo Mương của xã Thu Ngạc đều là đường đất trơn trượt, nhờ có các chính sách hỗ trợ làm đường GTNT mà những con đường này dần được kiên cố.

Đường sá khó đi nên văn hóa thông tin cũng phải “đi bộ” bởi trung bình 100 hộ dân mới có 4 máy điện thoại; 74% dân số được sử dụng điện lưới; tỷ lệ phủ sóng truyền hình chỉ 15%... và vô vàn cản trở việc tiếp cận kiến thức, tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật để áp dụng vào lao động, sản xuất. “Cái khó bó cái khôn”, việc tham gia của người dân vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao thu nhập và kiến thức không đạt kết quả như mong muốn.

Nhiệm vụ cấp bách của Tân Sơn khi đó là đảm bảo an ninh lương thực, xóa tình trạng phải cứu đói giáp hạt. Kỳ họp thứ Tư HĐND huyện khóa I, nhiệm kỳ 2007 - 2011 đã thông qua Nghị quyết về thực hiện “Đề án phát triển cây lương thực giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2015”. Trong đó đề ra phương hướng, mục tiêu phải đảm bảo cho được lương thực tại chỗ!

Những năm 2008-2009, cây ngô “lên ngôi” ở Tân Sơn. Hạt ngô được đồng bào tra nơi vách đá, ven suối cựa mình phủ xanh khắp những vùng đất cằn khô nhất. Trên những sườn núi, những bắp ngô vàng óng “treo đèn” đã làm nên tích lũy lương thực cho bà con vùng cao, tạo tiền đề phát triển các ngành nghề, dịch vụ góp phần xóa đói, giảm nghèo... Ngay sau khi đề án giải quyết về vấn đề lương thực có hiệu quả, Ban Thường vụ Huyện ủy tiếp tục thông qua các đề án “Phát triển kinh tế đồi rừng huyện Tân Sơn giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2015”; phát triển kinh tế phục vụ du lịch giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2015” và “Phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Tân Sơn giai đoạn 2009 - 2020”. Trong đó có những đánh giá, định hướng, mục tiêu cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn và những giải pháp tập trung về quản lý, sử dụng vốn; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; công tác tuyên truyền, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể để mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc giảm nghèo.

Người dân giúp nhau làm nhà đại đoàn kết ở xã Xuân Sơn.

Cùng với đó là những chính sách quan tâm đến văn hóa giáo dục như thành lập Trường phổ thông DTNT-THCS huyện Tân Sơn tạo điều kiện học tập cho con em DTTS trên địa bàn huyện; thành lập Trung tâm Giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp huyện Tân Sơn; duy trì hiệu quả mô hình bán trú dân nuôi đồng thời huy động nguồn lực xây dựng thêm phòng học, nhà công vụ cho giáo viên và xóa phòng học tranh tre nứa lá ở các điểm lẻ...

Xác định cán bộ là khâu then chốt, huyện đã xây dựng và thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực. Trên thực tế, tỉnh Phú Thọ giai đoạn này cũng có những chính sách thu hút nhân tài song “nhân tài” cũng chỉ về đến huyện chứ mấy ai chịu về xã làm việc. Do vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cơ sở, cách tốt nhất là lựa chọn người địa phương có năng lực rồi đưa đi đào tạo, bồi dưỡng. Cách làm này ở Tân Sơn đã thực sự đem lại hiệu quả bởi con em là người địa phương thì vừa thông hiểu phong tục, tập quán, đường sá, điều kiện tự nhiên vừa “có nhà cửa, gia đình rồi thì không ai bỏ quê mà đi được”. Ở các xã vùng cao, vùng đồng bào DTTS thì yếu tố cán bộ quyết định phần lớn sự thành, bại trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ cũng như tạo sự đồng thuận tại cơ sở.

Là một trong 62 huyện nghèo thuộc Nghị quyết 30a của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, Đảng bộ huyện Tân Sơn đã có chủ trương, Nghị quyết sát tình hình địa phương, kịp thời giúp huyện vùng cao phía Tây Nam vùng Đất Tổ “thêu áo hoa” trên những mảng màu trầm!

Nhóm PV Phòng Cuối tuần - Miền núi


Nhóm PV Phòng Cuối tuần - Miền núi

 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Những người thêu mùa Xuân lên áo
02:15 24/12/2024

Ngày cuối năm, cái rét cắt da cắt thịt kèm cơn mưa lất phất khiến nhiều người ngại ra khỏi nhà. Dưới mái hiên những ngôi nhà mới ở Tân Quang, xã Hoàng Khai, ...

Sắc màu hoa giấy
12:57 28/11/2022

Hoa giấy là loài cây ưa nắng, thường nở vào mùa hè, đặc biệt là giai đoạn từ khoảng tháng 6 đến tháng 8 dương lịch hằng năm. Tuy nhiên hiện nay, nhờ có những ...

Kỳ 1: Chuyện trên những bản nghèo
07:17 26/10/2022

Trải qua những ngày gian khó, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các địa phương và nỗ lực vượt khó của ...

Giữ màu xanh no ấm
05:02 01/01/2025

Khi mùa Xuân mới đang đến gần cũng là lúc những rừng cây đâm chồi, nảy lộc, đất trời Thanh Sơn như được khoác lên mình màu áo mới đầy sức sống. Thanh Sơn hôm ...

Kỳ 2: Ngày mới trên bản, làng
07:19 27/10/2022

Những gam màu tươi sáng ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS đang dần xuất hiện, tạo nên “bức tranh” vùng cao đổi mới bừng lên sắc ...

Sắc áo xanh trên những nẻo đường tri ân
01:50 29/07/2022

Tháng bảy được coi là tháng cao điểm để tuổi trẻ Đất Tổ bày tỏ sự tri ân, lòng biết ơn sâu sắc đối với Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh ...

Áo dài màu chàm của dân tộc Tày
08:39 16/08/2024

Không cầu kỳ, nhiều màu sắc và họa tiết hoa văn như các bộ trang phục dân tộc khác, áo dài chàm truyền thống của phụ nữ dân tộc Tày gần như chỉ có một màu chàm ...

Tên cho xã mới sau sáp nhập

Tên cho xã mới sau sáp nhập
1:26 sáng Chủ nhật

baophutho.vn Tên đất, tên làng vốn là điều rất thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt. Có những vùng quê, những địa phương chỉ cần nhắc đến...

Không chỉ là trách nhiệm của tổ chức Đoàn

Không chỉ là trách nhiệm của tổ chức Đoàn
23:04 11/10/2018

PTĐT - Mặc dù còn có tình trạng thanh niên miền núi, thanh niên đồng bào DTTS, thanh niên đang làm việc tại các KCN, thanh niên là học sinh - sinh viên có những hiểu biết mơ hồ...

Không chỉ là trách nhiệm của tổ chức Đoàn

Không chỉ là trách nhiệm của tổ chức Đoàn
00:47 11/10/2018

PTĐT - Như trong phần trước chúng tôi đã phản ánh, không ít đoàn viên thanh niên đã nỗ lực phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng để cống hiến tài năng sức trẻ cho quê...

Không chỉ là trách nhiệm của tổ chức Đoàn

Không chỉ là trách nhiệm của tổ chức Đoàn
01:28 10/10/2018

PTĐT - Vào Đảng để trưởng thành và cống hiến - đó là lý tưởng, mục tiêu cao đẹp của nhiều thế hệ đoàn viên, thanh niên Đất Tổ khi vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng...

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

21°C - 24°C
Nhiều mây, không mưa
  • 21°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 23°C - 28°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long