Cập nhật:  GMT+7

Vì sao lãnh đạo Trung Đông đồng loạt đến Mỹ Latin?

Với vai trò đang lên cả về kinh tế và chính trị, Mỹ Latincó thể góp

Tổng thống Palestine M. Abbas

tiếng nói quan trọng với cách tiếp cận mới “mềm dẻo” và “cân bằng” hơn trong tiến trình hoà bình Trung Đông.

Đồng loạt trong hơn 2 tuần qua, Mỹ Latinlần lượt đón 3 nhà lãnh đạo Trung Đông là Tổng thống Israel Simon Peres, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và mới nhất là Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad. Sự trùng hợp nhìn có vẻ ngẫu nhiên này thực chất lại rất có ý nghĩa, phản ảnh “thời điểm đã đến” để Mỹ Latinnắm một vai trò quan trọng hơn trong vấn đề hoà bình ở khu vực Trung Đông.

Sự tham gia của Mỹ Latincũng tạo cơ hội mở ra cuộc đối thoại Nam- Nam như một kênh đàm phán đầy triển vọng cho xung đột dai dẳng ở Trung Đông.

Có lẽ chưa bao giờ các cuộc tranh luận về cuộc xung đột Israel- Palestine và cuộc khủng hoảng hạt nhân của Iran lại sôi nổi đến thế ở bên kia bờ Đại Tây Dương, và không phải ở nước Mỹ như thường lệ mà là ở các quốc gia phía Nam. Xét về mặt cơ học, một số quốc gia được các nhà lãnh đạo Trung Đông chọn đến thăm bởi có những điểm liên quan đặc biệt, ví dụ Tổng thống Israel Simon Peres tới Argentina và Brazil vì nơi đây có cộng đồng người Do Thái đông đảo nhất tại Mỹ La Tinh; hay Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tới Chile vì ở đây tập trung hơn 300 nghìn người Palestine - đông nhất bên ngoài khu vực Trung Đông... Song phải nhìn nhận vai trò mới nổi của Mỹ La Tinh, đặc biệt của hai quốc gia được đến thăm nhiều nhất trong dịp này là Brazil và Argentina, đối với hoà bình Trung Đông một cách sâu xa hơn.

Vì sao các nhà lãnh đạo Trung Đông đồng loạt vượt Đại Tây Dương, lặn lội đến Mỹ La Tinh? Dĩ nhiên mục đích của mỗi người một khác, thậm chí là đối lập nhau. Ví dụ Tổng thống Israel và Tổng thống Palestine đều tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ Latinđối với chính sách và quan điểm của nước họ trong tiến trình hoà bình. Tổng thống Iran tìm đến các đồng minh thân thiết bấy lâu như Venezuela hay các nước có tiếng nói ở Mỹ Latinnhư Brazil để “giải toả bớt sức ép” từ phía phương Tây... Kết quả các chuyến đi cũng rất khác nhau, không phải ai cũng hài lòng nhưng điểm chung là ít nhiều, các nhà lãnh đạo đều đã nói lên được quan điểm của mình tại Mỹ Latin- khu vực vốn lâu nay chưa “sát sao” trong vấn đề hoà bình Trung Đông.

Câu hỏi được dư luận quan tâm hơn vào lúc này là thái độ và quan điểm của Mỹ Latinra sao và liệu các nước đầu tàu ở khu vực như Brazil hay Argentina có thể làm gì cho Trung Đông? Có thể thấy xu hướng chung ở Mỹ Latinhiện nay là thi hành một chính sách ngoại giao độc lập hơn, có sức nặng hơn trong các vấn đề quốc tế. Ví dụ điển hình là bất chấp lời cảnh báo từ phía Mỹ và phương Tây gọi việc đón tiếp Tổng thống Iran là “một sai lầm”, Brazil vẫn trải thảm đỏ đón nhà lãnh đạo này. Quan điểm của các nước chủ nhà ở Mỹ Latinđối với hoà bình ở Trung Đông cũng được thể hiện “rõ ràng” hơn người ta tưởng. Không lạ gì với các tuyên bố của Tổng thống Venezuela kiểu như “Israel là tay sai giết người của Mỹ”, nhưng dư luận cũng không thể không nhận thấy sự thay đổi rõ nét khi Tổng thống Argentina thẳng thừng tuyên bố “Mỹ cần làm nhiều hơn cho hoà bình Trung Đông” hay Tổng thống Brazil nhấn mạnh “Israel phải ngừng ngay việc phát triển các khu định cư Do Thái”... Và cuối cùng, quan điểm đối thoại là con đường duy nhất để đi đến hoà bình một lần nữa được các nhà lãnh đạo Mỹ Latinnêu bật.

Với vai trò đang lên cả về kinh tế và chính trị, ví dụ điển hình là Brazil, một thành viên trong nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRIC), một ứng cử viên cho vị trí thành viên thường trực HĐBA LHQ mở rộng, Mỹ Latincó thể góp tiếng nói quan trọng với cách tiếp cận mới “mềm dẻo” và “cân bằng” hơn trong tiến trình hoà bình Trung Đông. Đối thoại Nam- Nam cũng đang được mở ra với các hoạt động ngoại giao giữa lãnh đạo Trung Đông và Mỹ Latintrong hơn hai tuần qua. Đáng chú ý, một loạt các hợp đồng được ký kết trong các chuyến đi này cũng cho xoá bớt định kiến về đối thoại Nam - Nam như đối thoại giữa các nước nghèo. Và một khi được gắn kết với nhau bởi những lợi ích kinh tế to lớn, các cuộc đối thoại sẽ thực chất và hiệu quả hơn, khác với cách thức áp đặt truyền thống của Mỹ và phương Tây vào hoà bình ở Trung Đông. Theo VOV



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Vụ thảm sát 57 người tại Philippines:

Vụ thảm sát 57 người tại Philippines:
2009-11-27 07:52:00

Bắt giữ Thị trưởng TP Datu Unsay* Một nhân chứng khai Ampatuan chủ mưuNgày 26-11, Bộ Tư pháp Philippines đã chính thức buộc tội Thị trưởng TP Datu Unsay Andal Ampatuan Jr (ảnh...

Mỹ sẽ rút khỏi Afghanistan vào năm 2017

Mỹ sẽ rút khỏi Afghanistan vào năm 2017
2009-11-26 15:04:00

ỹ sẽ không hiện diện tại Afghanistan sau 8 năm nữa, Nhà Trắng hôm qua loan báo, trong khi Tổng thống Barrack Obama tuần tới sẽ có tuyên bố giải thích lý do ông triển hạn nỗ lực...

Ông Thaksin đổi tên trong hộ chiếu

Ông Thaksin đổi tên trong hộ chiếu
2009-11-26 13:04:00

Thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan Panich Vikitsreth hôm 25/11 cho biết, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã và đang sử dụng tên mới trong các hộ chiếu do một số quốc gia châu Phi...

Phiên tòa xử đồ tể Khmer Đỏ:

Phiên tòa xử đồ tể Khmer Đỏ:
2009-11-26 09:43:00

uch chỉ bị đề nghị 40 năm tù Ngày 25/11, các công tố viên trong vụ xét xử tội diệt chủng đối với cựu lãnh đạo Khmer Đỏ Kaing Guek Eav, thường được gọi là Duch, đã đề nghị hội...

Mỹ sắp điều thêm 34.000 quân tới Afghanistan

Mỹ sắp điều thêm 34.000 quân tới Afghanistan
2009-11-25 13:54:00

Giới chức Mỹ hôm 24/11 cho biết, Tổng thống nước này, ông Barack Obama sẽ tuyên bố điều thêm 34.000 quân tới Afghanistan để nhanh chóng “hoàn thành sứ mệnh” của Washington...

Nga sa thải nhiều quan chức quân sự

Nga sa thải nhiều quan chức quân sự
2009-11-25 12:59:00

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm 24/11 đã quyết định sa thải một số quan chức quân sự cấp cao nước này sau khi để xảy ra hai vụ nổ liên tiếp trong tháng tại một kho vũ khí ở...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long