
{title}
{publish}
{head}
PTO- Vào những năm cuối thập kỷ 80, Nhà nước triển khai quyết liệt chính sách giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển kinh tế rừng. Để tránh tình trạng tranh chấp đất đai, Chính phủ thiết lập hệ thống bản đồ mới (gọi là bản đồ địa giới hành chính 364) để xác định đất rừng, đất canh tác, đất lâm trường nhằm tạo đà cho phát triển sản xuất. Đã qua hơn 30 năm nhận đất, nhận rừng nhưng đến nay, nhiều hộ dân ở xã Yến Mao vẫn đang canh cánh một nỗi lo...
![]() |
Cuộc sống người dân ở Dộc Vôn khu 1, xã Yến Mao gặp nhiều khó khăn do tình trạng đất bị chồng lấn. |
Cái sảy nảy cái ung!
Năm 2013, khi dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015 trong đó có xã Yến Mao được thực hiện thì nhiều hộ dân xã Yến Mao đang sống trên mảnh đất có từ thuở cha sinh, mẹ đẻ mới “ngã ngửa” khi hay tin mình không có tên trên bản đồ đất đai của xã (?). Bởi lẽ, gần 50ha ruộng, nương, hoa màu, nhà cửa, đồi rừng của nhân dân các khu 1, 9, 14 trong bản đồ lại thuộc về xã Phượng Mao (Thanh Thủy), xã Yên Lãng và Hương Cần (Thanh Sơn)!
Đã 64 tuổi, nhận giao đất, giao rừng mấy chục năm nay, nhưng ông Trần Mạnh Thắng, khu 1, xã Yến Mao không tin được là đến giờ, gia đình vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất! Ông thông tin: “Chúng tôi mới biết đất rừng của mình chồng lấn với xã Yên Lãng. Bao nhiêu năm sử dụng, đến nay gia đình cũng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chính vì thế, năm 2014, khi có chương trình cải tạo rừng nghèo, Nhà nước hỗ trợ cây giống, phân bón, nhưng khi cán bộ kiểm lâm đến đo đạc, nhưng chỉ lắc đầu, vì đất... không có trên bản đồ của xã!”.
Ông Thắng là một trong 4 hộ ở khu 1 xã Yến Mao bị “chồng lấn” với bản đồ đất đai của xã Yên Lãng. Diện tích chồng lấn tại khu 1 chủ yếu nằm ở Dộc Vôn. Đây là hẻm núi ăn sâu vào trong có diện tích trên 18ha. Từ nhà ông Thắng, để vào Dộc Vôn, chúng tôi phải đi hơn 1km đường đất, vòng vèo theo chân núi. Hộ anh Trần Văn Hùng ở sâu bên trong. Ngoài 1ha rừng bố, mẹ cho làm của hồi môn, vợ chồng Hùng còn đi khai thác gỗ thuê. Công việc nặng nhọc, nhưng sức trẻ tuy nhiên anh bảo “toàn thua”, vì mua rừng, khai thác gỗ bán mà chẳng có lãi nên vẫn quanh quẩn điệp khúc “hộ nghèo” sau 6 năm lập gia đình. Trong căn nhà trống hoác, anh buồn bã cho biết: “Đất nhà em bây giờ thuộc kiểu “chung chiêng”. Nhà hỏng, dột cũng muốn sửa lắm, nhưng mà làm gì có bìa đất đi thế chấp ngân hàng lấy tiền để sửa, em chỉ có cách “bó gối!”.
Theo thông tin của chúng tôi, sau khi đo đạc bản đồ địa chính theo dự án, xã Yến Mao có khoảng 20 hộ với gần 50ha đất đã sử dụng từ trước khi bản đồ địa giới hành chính 364 lập năm 1994-1995 và đang... không nằm trong bản đồ địa giới hành chính 364 của xã. “Nút thắt” này, đang cần các cấp chính quyền có biện pháp tháo gỡ!
Cần có biện pháp giải quyết triệt để
Khó khăn, lo lắng là tình cảnh chung của các hộ dân có đất chồng lấn. Các chính sách hỗ trợ về trồng rừng bị cắt bỏ, việc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Dự án phải chờ! Bên cạnh đó, các quyền về tài sản như chuyển nhượng, cho, thuê, thừa kế cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng!
Trước tình trạng chồng lấn địa giới hành chính, ngay từ năm 2014, UBND xã Yến Mao đã làm việc với xã Yên Lãng, xã Phượng Mao để từ đó có biên bản xác định hiện trạng sử dụng đất nhằm làm căn cứ trình các cấp có thẩm quyền giải quyết đường biên giới, đồng thời là căn cứ để các hộ dân hai xã không tranh chấp. Nhưng Chủ tịch xã, ông Đinh Công Sơn khi trao đổi với phóng viên cho hay: Bà con kêu ca mỗi khi họp dân, các ý kiến chuyển lên xã, huyện, tỉnh, tới Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND về tiếp xúc cử tri. Chúng tôi cũng chia sẻ với bà con lắm, nhưng không biết trả lời thế nào vì mình chỉ là cấp cơ sở. Địa phương chỉ biết xác định hiện trạng và gửi kiến nghị lên các cấp chính quyền thôi”.
Tìm hiểu về việc giải quyết đất chồng lấn và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang gặp rất nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Văn Thiệm - Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, huyện Thanh Thủy cho biết: Hiện nay, tại xã Yến Mao có trên 800 hồ sơ xin cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo dự án. Chúng tôi xác định, đất không có tranh chấp, chồng lấn sẽ tiến hành cấp đổi trước; đất có tranh chấp, chồng lấn chúng tôi phải xin ý kiến tỉnh, Sở tài nguyên và môi trường. Vì phạm vi điều chỉnh địa giới hành chính hay thay đổi hiện trạng thuộc thẩm quyền của Chính phủ”.
Bản đồ vẽ sai, nên cả chính quyền và nhân dân đều chịu khổ. Khi tiếp xúc với những bậc cao niên, người có trọng trách thời gian trước đây đều có chung suy nghĩ, thời điểm đó, tuy lúc đó, cán bộ đo đạc không về bàn giao thực địa cụ thể theo quy định nhưng cũng không gia đình nào chủ động kiểm tra diện tích đất được giao mà cứ thế canh tác cũng là nguyên nhân dẫn đến “lỗi” trong quá trình giao đất, giao rừng và công tác quy hoạch lập bản đồ ở địa phương.
Vẫn biết triển khai Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhằm số hóa việc quản lý đất đai, từ đó tạo thuận lợi cho công tác quản lý. Nhưng đã 3 năm qua, việc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Yến Mao vẫn chưa hoàn thành vì những lý do trên. Nhiều hộ dân không chỉ khó khăn trong việc thực hiện quyền sở hữu với tài sản mà còn để “vuột” nhiều ưu đãi trong phát triển kinh tế đồi rừng. Những tồn tại này ở xã Yến Mao rất cần các cấp chính quyền sớm có phương án, giải pháp giải quyết thấu đáo, đem lại quyền lợi cho người dân!
Huy Thắng
Những năm qua, xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh phong trào trồng, chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Nhờ đó, ...
Sống gần cả đời người trên mảnh đất được định danh khu 20 – xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thuỷ, nhưng nghịch lý rằng 48 hộ dân nơi đây đến nay vẫn chưa có sổ đỏ vì ...
10 năm trước, hơn 100 hộ dân ở xã Phượng Mao (nay là xã Tu Vũ), huyện Thanh Thủy được bố trí tái định cư trên khu đồi rộng để nhường đất cho Dự án tưới cây ...
Đến tháng 1/2025, những nút thắt cuối cùng trong công cuộc thực hiện Dự án 513 của Phú Thọ đã từng bước được tháo gỡ. Những kinh nghiệm, bài học, cách làm sáng ...
Ngày 25/10, Tổ đại biểu HĐND tỉnh khu vực huyện Tân Sơn đã có buổi giám sát về công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp và công tác quản lý, bảo vệ và phát ...
Mấy năm gần đây, ngày càng thêm nhiều gia đình ở xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn thoát nghèo, có cuộc sống sung túc, thiết thực đóng góp xây dựng nông thôn mới, ...
Đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện lời kêu gọi “Tết trồng cây”, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 26/01/1964, Đảng bộ, chính ...
Để có cơ sở pháp lý thực hiện các thủ tục thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đảm bảo kịp thời việc thu hút đầu tư, phát triển kinh ...
baophutho.vn “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10/3” - câu ca như lời nhắc nhớ mỗi người con đất Việt dù công tác, làm việc hay học tập ở bất kỳ...
baophutho.vn Từng là dự án nhà ở xã hội thuộc hàng “top” của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019-2020, thế nhưng, hiện nay, Khu nhà ở và dịch vụ khu công nghiệp...
PTO- Những khai trường khai thác cao lanh mà từ xa nhiều cây số, mắt thường vẫn nhìn thấy những quả đồi lở loét, nham nhở vết đào bới...
PTO- "Thủ lĩnh" chi Đoàn nhận trách nhiệm… chăn dê, ĐVTN chia nhau đảm đương bảo vệ rừng thuê cho Công ty Lâm nghiệp, san sẻ ngày công cày thuê cuốc mướn để gây dựng quỹ Đoàn.
PTO- Báo Phú Thọ số ra ngày 12-11-2015, có bài "Sự thật đằng sau những cuộc tư vấn sức khỏe" cảnh báo những thủ đoạn lừa đảo mà các công ty bán hàng đa cấp trá hình thực hiện...
Những người lính đã từng sống, chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc những năm 1979 - 1989 đều biết đến cái tên "Mặt trận Vị Xuyên, Hà Tuyên" và phiên hiệu của 1 đơn vị gắn bó...
PTO- Từ ngày 1-1-2016, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) quy định việc thông tuyến khám chữa bệnh (KCB) BHYT đối với các cơ sở KCB tuyến xã, huyện...
Nhà bia Khánh Khê (bản Pa Pách, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) mới được khánh thành, đúng vào dịp 27-7-2012 với dòng chữ...