Cập nhật:  GMT+7

Cải cúc là vị thuốc chữa bệnh, những ai không nên ăn?

Cải cúc không chỉ được sử dụng như một loại rau ăn trong bữa cơm hàng ngày mà còn là dược liệu trong bài thuốc giải cảm, trị đau đầu kinh niên, hỗ trợ giảm huyết áp... Tuy nhiên, những ai nên hạn chế hoặc tránh ăn cải cúc.

Cải cúc còn có tên gọi khác là tần ô, rau cúc, cúc tần ô, rau tần ô, xoòng hao (Tày), đồng cao, xuân cúc. Cải cúc có tên khoa học là Chrysanthemum coronarium L, thuộc họ cúc Asteraceae.

Bộ phận dùng của cây bao gồm cành và lá. Thu hái khi cần, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Cải cúc là loại dược liệu có chứa tinh dầu, acid amin (asparagine acid glutamic, leucin, acid aspartic, prolin, alamin, valin, acid aminobutyric), herniarin, gossipitrin, quercimetrin, acid clorogenic, acid 3.5-di-cafeo, vitamin A, B, C...

Theo y học cổ truyền, cải cúc vị nhạt, ngọt, hơi đắng và the, có mùi thơm, tính mát, có cung dụng tán phong nhiệt, trừ đờm và kiện tỳ vị. Chủ trị chữa ho dai dẳng, ít sữa, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, giải cảm...

Có thể dùng cải cúc ăn sống, nấu canh, sắc uống... Liều dùng tham khảo 30 - 50g/ngày.

1. Bài thuốc chữa bệnh từ cải cúc

- Giải cảm:Rau cải cúc tươi 150g. Rửa sạch cho nguyên liệu ráo nước, sau đó cho vào bát to. Nấu sẵn cháo, khi cháo sôi đem đổ vào bát trong 5 - 10 phút cho bớt nóng rồi trộn rau lên ăn kèm. Dùng món ăn này 2 - 3 lần/ ngày cho đến khi khỏi.

- Trị đau đầu kinh niên: Cải cúc 30g. Đem nấu nước và uống hằng ngày. Đồng thời nên dùng cải cúc hơ nóng và chườm lên hai bên thái dương và đỉnh đầu trước khi đi ngủ.

Cải cúc là vị thuốc chữa bệnh, những ai không nên ăn?

Cải cúc nấu nước uống và chườm nóng giúp giảm đau đầu.

- Chữa ho ở trẻ nhỏ: Lá cải cúc 6g. Rửa sạch, đem thái nhỏ và thêm mật ong, hấp cách thủy cho ra nước và uống hết trong ngày.

- Hỗ trợ giảm huyết áp: Cải cúc tươi 1 nắm. Rửa sạch, để ráo và ép lấy nước cốt. Mỗi ngày dùng 50ml và chia thành 2 lần uống (sáng, chiều).

- Bài thuốc chữa nội thương và đau đầu ngoại cảm:Cải cúc 150g. Nấu canh hoặc sắc uống mỗi ngày.

Cải cúc là vị thuốc chữa bệnh, những ai không nên ăn?

Canh cải cúc.

2. Những lưu ý khi dùng cải cúc

Cải cúc có tính mát nên cần tránh dùng cho người bị tiêu chảy, thể trạng hư hàn và lạnh bụng.

Tránh tiêu thụ quá nhiều loại rau này (đặc biệt là phần giữa nụ hoa) vì có chứa pyrethrin, gây hại với liều lượng lớn. Loại cây này có thể gây ra những phản ứng dị ứng, đặc biệt đối với người hay bị dị ứng với phấn hoa.

Những người đang sử dụng thuốc chữa bệnh như mỡ máu cao, bệnh gout, HIV, mụn rộp, thuốc ức chế miễn dịch hoặc insulin nên tránh dùng.

Khi dùng cải cúc, cần nấu sôi và rửa thật sạch để tránh nhiễm trứng giun. Nếu ăn sống cần rửa thật sạch để tránh nhiễm khuẩn.

Cải cúc là dược liệu có tác dụng chậm nên cần thực hiện liên tục trong 3 - 10 ngày để đạt được kết quả như mong đợi. Trong trường hợp bệnh có mức độ nghiêm trọng, nên thăm khám để được chỉ định thuốc điều trị đặc hiệu.

TS (theo suckhoedoisong.vn)


TS (theo suckhoedoisong.vn)

 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Chế độ ăn cho người xơ cứng bì toàn thể

Chế độ ăn cho người xơ cứng bì toàn thể
2024-11-22 07:40:00

Mặc dù không có chế độ ăn kiêng dành cho bệnh xơ cứng bì toàn thể nhưng việc thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt chú trọng đến các loại thực phẩm chống viêm và cung...

Làm mờ tàn nhang với nguyên liệu sẵn có tại nhà

Làm mờ tàn nhang với nguyên liệu sẵn có tại nhà
2024-01-23 15:49:00

Rất nhiều phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ từ độ tuổi trung niên trở lên bị tàn nhang. Đây không phải là một vấn đề sức khỏe, nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Có thể sử dụng một số...

Báo động dịch cúm A gia tăng

Báo động dịch cúm A gia tăng
2024-01-23 14:20:00

baophutho.vn Từ tháng 11/2023 đến nay, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng 10-15 người đến khám bệnh liên quan...

Có nên uống 3 lít nước mỗi ngày?

Có nên uống 3 lít nước mỗi ngày?
2024-01-22 10:07:00

Uống quá nhiều hoặc không đủ nước đều có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe. Mỗi người có nhu cầu nước khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long