
{title}
{publish}
{head}
PTO- Sau 3 năm triển khai Quyết định 1956/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thị xã Phú Thọ đã mở được 23 lớp dạy nghề, gần 900 lao động nông thôn được đào tạo nghề. Hầu hết học viên sau khi học xong nghề đều tự tạo việc làm cho mình. Nhiều học viên thuộc diện hộ nghèo sau khi được học nghề vươn lên thoát nghèo nhờ “cần câu” mà Nhà nước hỗ trợ: Đào tạo nghề.
Nhờ được học nghề, nhiều lao động nông thôn đã ứng dụng kiến thức vào thực tế sản xuất. - Đánh bắt cá ở xã Thanh Minh. |
Nằm ven bờ sông Thao đỏ nặng phù sa, thị xã Phú Thọ trên trăm tuổi có diện tích gần 65 km2 với tổng dân số trên 73 ngàn người trong đó số người trong độ tuổi có khả năng lao động khoảng 42.700 người bằng 58,5% tổng dân số. Hơn 90% tổng số người trong độ tuổi có khả năng lao động của thị xã tham gia trong nền kinh tế quốc dân trong đó lĩnh vực nông- lâm nghiệp chiếm 47,6%, công nghiệp xây dựng 25,8%, thương mại dịch vụ 26,6%. Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động chưa có việc làm và việc làm không ổn định 4200 người trong đó khu vực các xã nông nghiệp 3350 lao động và khu vực thành thị 850 lao động. Ngay sau khi có Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cấp ủy và chính quyền thị xã đã chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo cấp thị và ở các xã trên địa bàn; xây dựng quy chế làm việc của ban chỉ đạo triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đồng thời giao Phòng Lao động-TBXH làm cơ quan thường trực giúp ban chỉ đạo xây dựng các kế hoạch cụ thể từng năm. Do làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn về các nghề trong chương trình đào tạo, các thông tin tuyển sinh học nghề tới nhân dân và những người có nhu cầu học nghề nhằm giúp họ lựa chọn nghề học phù hợp khả năng và điều kiện thực tế của bản thân để ứng dụng vào thực tế phát triển sản xuất nên năm đầu tiên tổ chức các lớp đào tạo nghề, đã có 3/7 xã, phường mở 6 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 230 lao động nông thôn về chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản, nuôi gia cầm và thú y. Các doanh nghiệp may trên địa bàn thị xã tuyển và đào tạo trực tiếp cho 854 lao động như Công ty May Phú Thọ 124 người, Công ty may Thành Nam 90 người, Công ty TNHH may Phú Thọ 300 người, Công ty Vina Kyung 320 người, Công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà 20 người. Các học viên học xong nghề đều tự tạo được việc làm, số hội viên thuộc diện hộ nghèo đã thoát nghèo nên số lượng xã muốn mở các lớp đào tạo nghề tăng. Nếu như năm 2010, mới có 3 xã, phường đăng ký mở lớp thì năm 2011 tăng lên 4 xã, phường, năm 2012 cả 7/7 xã, phường (6 xã và phường Trường Thịnh) đều tổ chức mở lớp. Nếu như năm 2010 chỉ đào tạo các nghề ngắn hạn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, thú y thì năm 2011 ngoài 3 lớp chăn nuôi, thú y còn mở thêm 2 lớp dạy trồng đào và chăm sóc cây cảnh cho 68 người, 2 lớp học may với 62 người học và học nghề xong được tuyển dụng làm việc tại một cơ sở may thuộc xã Thanh Minh.
Năm 2012, toàn thị xã đã mở được 12 lớp với 448 học viên trong đó có 9 lớp đào tạo lĩnh vực nông lâm nghiệp với 333 học viên, 2 lớp 55 học viên học may, 1 lớp chế biến gỗ với 60 học viên, các học viên học lớp may xong được tuyển dụng làm việc tại các cơ sở may trên địa bàn. Ông Nguyễn Hoàng Thu- Trưởng phòng Lao động- TBXH thị xã Phú Thọ cho biết: Hầu hết những người đăng ký học nghề đều đang tự làm nghề nông nghiệp nhưng chưa có kỹ năng nghề nên việc lựa chọn cơ sở đào tạo nghề có uy tín, có chất lượng trên địa bàn để dạy nghề cho lao động nông thôn được BCĐ lựa chọn nên các học viên tham gia học nghề đều nắm được kiến thức nghề được đào tạo. Sau khi được học nghề họ tự tin hơn trong việc ứng dụng vào thực tế sản xuất để tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên do quy mô sản xuất nhỏ nên hiệu quả kinh tế còn hạn chế chỉ ở mức đảm bảo có thu nhập khá ổn định từ nghề đã học.
Qua 3 năm triển khai Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thị xã Phú Thọ bước đầu đã tạo được ý thức học tập của người lao động ở nông thôn, giúp họ có nhận thức đầy đủ hơn về nghề và công tác đào tạo nghề cũng như tác dụng tích cực của việc học nghề, tạo động lực tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập cho người lao động góp phần thực hiện tốt xóa đói giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Việc trao “cần câu” để người lao động nông thôn có cơ hội được học những kỹ năng chăm sóc cây trồng vật nuôi hay như những nghề phi nông nghiệp đã giúp lao động nông thôn có cơ hội thoát nghèo ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Lê Thương
Xác định đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn là bước đệm quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao ...
Thực hiện chủ trương đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm của người lao động, thời gian gần đây, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên ...
Nằm dọc theo bờ sông Chảy, xã Hùng Xuyên được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba xã: Đông Khê, Hùng Quan, Nghinh Xuyên của huyện Đoan Hùng. Toàn xã hiện có lực ...
Từ đầu năm đến nay, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế trong tỉnh đã phục hồi và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực. Nhiều giải pháp đồng ...
Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là ở khu vực vùng cao, các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn luôn ...
Công nghiệp nông thôn (CNNT) giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy, thời gian qua, các cấp, các ngành của tỉnh đã có nhiều chính sách, giải pháp nhằm ...
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, ...
Những năm qua, huyện Yên Lập đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan ...
baophutho.vn Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa, du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 là dịp thu hút đông đảo đồng bào và du khách thập phương về với Đất Tổ cội...
baophutho.vn Là một trong những lễ hội lớn của cả nước, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm thu hút hàng triệu đồng bào và du khách...
PTo- Sau hơn 2 năm chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) xổ số kiến thiết Phú Thọ đã khẳng định thành công của mình trên mô hình mới.
PTo- Sau hơn 2 năm chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) xổ số kiến thiết Phú Thọ đã khẳng định thành công của mình trên mô hình mới.
PTO- Sau khi thực hiện chính sách giao đất, giao rừng đến tận tay người dân, giá trị của “rừng vàng” ngày càng được phát huy bởi tính tự chủ.
PTO- Tháng 9-2003, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh vừa mới được thành lập đã nhận bàn giao từ Ngân hàng Công thương tỉnh số dư nợ của chương trình cho vay
PTO- Là xã miền núi của huyện Thanh Sơn, Cự Đồng có tổng diện tích đất tự nhiên gần 1.655ha với 1.047 hộ được chia thành 8 khu hành chính.
PTO- Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi đang được khuyến khích phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra khối lượng...