Kỳ 4: Ngăn chặn tham nhũng, lãng phí

Lãng phí nguồn tài nguyên đất đai sẽ mất đi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Vì lợi ích cá nhân trước mắt, đã có nhiều cán bộ lãnh đạo nhận các hình thức kỷ luật về Đảng, chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật. Không để xảy ra tình trạng lãng phí cũng như phòng, chống tham nhũng về lĩnh vực đất đai thì bài học rút ra từ thực tiễn của nước ta đều cho thấy phải thiết lập bằng được cơ chế phòng ngừa chặt chẽ.

Kỳ 4: Ngăn chặn tham nhũng, lãng phí

Lãng phí nguồn tài nguyên đất đai sẽ mất đi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Vì lợi ích cá nhân trước mắt, đã có nhiều cán bộ lãnh đạo nhận các hình thức kỷ luật về Đảng, chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật. Không để xảy ra tình trạng lãng phí cũng như phòng, chống tham nhũng về lĩnh vực đất đại thì bài học rút ra từ thực tiễn của nước ta đều cho thấy phải thiết lập bằng được cơ chế phòng ngừa chặt chẽ.

Hoàn thiện thể chế, pháp luật

Kỳ 4: Ngăn chặn tham nhũng, lãng phí

Luật sư Nguyễn Chiến

Trao đổi với phóng viên Báo Phú Thọ, Luật sư Nguyễn Chiến, đại biểu Quốc hội khóa XIV, Giám đốc Công ty luật Nguyễn Chiến, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam khóa II cho rằng, sự phát triển nhanh của kinh tế-xã hội, thị trường bất động sản, đầu tư công, vấn đề xử lý tài sản công dẫn đến các luật hiện hành chưa đáp ứng được, còn có nhiều lỗ hổng, kẽ hở. Chúng ta vẫn đang đợi Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua để khắc phục những bất cập, lỗi thời của Luật Đất đai năm 2013. Chỉ khi có luật pháp về đất đai hoàn chỉnh và công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách, quy hoạch đất đai được thắt chặt thì tình trạng lãng phí, tham nhũng ở lĩnh vực này mới được kiềm tỏa.

Kỳ 4: Ngăn chặn tham nhũng, lãng phí

Để giải quyết vấn đề quản lý, sử dụng đất và tài sản của các cơ quan, đơn vị, địa phương sau sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính, đồng chí Phạm Văn Quang-TUV, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ cho rằng UBND các huyện, thành, thị cần chủ động, rà soát hiện trạng từng vị trí, từ đó xây dựng phương án xử lý phù hợp với tình hình quy hoạch tại địa phương. Quy trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị. Trường hợp chưa phù hợp với phương án sắp xếp thì tổng hợp, báo cáo Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, đối với cấp huyện.

Kỳ 4: Ngăn chặn tham nhũng, lãng phí

Thời gian tới, các tỉnh, thành trong cả nước tiếp tục thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ở địa phương giai đoạn 2023 - 2030, theo Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023, của Bộ Chính trị. Để tránh lãng phí đất công, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phú Thọ Dương Hoàng Hương cho ý kiến: Các địa phương phải xác định lộ trình sắp xếp phù hợp, bảo đảm sự đồng thuận của nhân dân, tránh gò ép hay nóng vội chạy theo số lượng. Không bắt buộc thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính đã ổn định từ lâu, có vị trí biệt lập, có các yếu tố đặc thù và các đơn vị hành chính nông thôn đã được quy hoạch thành đơn vị hành chính đô thị.

Với những công trình, trụ sở do Trung ương quản lý nằm trên các khu “đất vàng”, tài sản này nếu được khai thác hiệu quả sẽ góp phần tạo ra nguồn lực to lớn để phát triển kinh tế - xã hội, đồng chí Nguyễn Thành Nam – TUV, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng: Thời gian đã kéo dài mấy năm, càng để lâu thì càng lãng phí, vì thế Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương phối hợp với các tỉnh, thành chuyển giao sớm các trụ sở nhà đất của cơ quan Trung ương không sử dụng về cho địa phương quản lý và khai thác hiệu quả. Đồng thời rà soát, hoàn thiện thể chế để phân cấp, ủy quyền cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được chủ động các thủ tục hành chính nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Ngày 17/3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Nghị quyết đưa ra 5 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì hoàn thành việc xây dựng và trình Chính phủ, Quốc hội xem xét ban hành Luật Đất đai (sửa đổi) trong năm 2023, với hướng đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành, các cấp tại địa phương với phương châm giải quyết triệt để tranh chấp về đất đai ngay từ cơ sở, tránh vượt cấp lên Trung ương.

Kỳ 4: Ngăn chặn tham nhũng, lãng phí

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm người dân khu tái định cư xã Minh Tiến, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Tháng 1/2023, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Thọ về vấn đề giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án đường cao tốc Phú Thọ- Tuyên Quang, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Muốn giải phóng mặt bằng tốt, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để làm thật tốt công tác tuyên truyền, vận động giúp người dân hiểu rõ về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án, đồng thời có chính sách đền bù đất đai thỏa đáng. Hết sức quan tâm, chăm lo công tác tái định cư, cuộc sống của người dân ít nhất phải bằng nơi ở cũ và phấn đấu nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ, thế mới tạo đồng thuận của dân, mới không phát sinh khiếu kiện!

Kỳ 4: Ngăn chặn tham nhũng, lãng phí

Đấu tranh xử lý các vi phạm về quản lý đất đai, cần tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện những sai phạm như lợi dụng chức vụ ăn chia kiểu “lợi ích nhóm”, đồng chí Trần Việt Hùng- TUV, Chánh Thanh tra tỉnh Phú Thọ bày tỏ: 80% các vụ khiếu kiện liên quan lĩnh vực đất đai, vì vậy cần tập trung xem xét, giải quyết ngay, nhất là các vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài. Đồng thời tiến hành thanh tra, kiểm tra những vụ việc, những đối tượng có đơn, thư tố cáo, có những sai phạm liên quan đến đất đai bị phát hiện, được báo chí, các phương tiện truyền thông phản ánh. Những vụ, việc như vậy hiện nay khá nhiều, cần phân cấp xem xét, giải quyết phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương. Trên, dưới phải cùng làm, không để “trên nóng, dưới lạnh” vì nể nang, né tránh, bao che.

Kỳ 4: Ngăn chặn tham nhũng, lãng phí

Lãnh đạo UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức tiếp công dân giải đáp vướng mắc liên quan đến đất đai

Báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, UBND tỉnh Phú Thọ nhận định, nguyên nhân của những tồn tại do nhận thức của một số cán bộ, công chức trong công tác phòng chống tham nhũng chưa cao, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, còn chủ quan, coi nhẹ. Ở một số đơn vị cơ sở còn buông lỏng công tác quản lý tài chính, đất đai, tài sản nên một số cá nhân đã lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm...

Kỳ 4: Ngăn chặn tham nhũng, lãng phí

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Phú Thọ khảo sát thực tế trụ sở xã Phú Lâm, huyện Đoan Hùng sau thực hiện sáp nhập

Vì vậy để phòng chống tham nhũng lĩnh vực đất đai, Tỉnh ủy- UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo, tập trung thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là làm nghiêm công tác kê khai, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện công khai, minh bạch trên các lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất, đấu thầu...

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh làm việc với huyện Đoan Hùng về công tác quản lý, sử dụng đất đai và tài sản của các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp, sáp nhập. (Tháng 4/2023)

Kỳ 4: Ngăn chặn tham nhũng, lãng phí

Trong buổi làm việc tại Phú Thọ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã khẳng định sự tin tưởng Phú Thọ sớm trở thành tỉnh phát triển hàng đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc: “Phú Thọ là đất cội nguồn dân tộc Việt Nam, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, những định hướng mà tỉnh đặt ra trong thời gian tới, đặc biệt là phát triển các khu, cụm công nghiệp, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh thu hút đầu tư... thể hiện khát vọng và quyết tâm lớn của tỉnh. Vì vậy, Phú Thọ cần tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 – 2025. Trong đó quan tâm, hiện thực hóa quy hoạch phát triển vùng; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp hóa với đô thị hóa, phải chú ý phát triển kinh tế trên nền tảng văn hóa đặc trưng của tỉnh để tạo giá trị lan tỏa...”

Để xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về đất đai, nhà ở, ngày 15/11/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quy định 102-QĐ/TW, cụ thể về các hình thức khiển trách, cảnh cáo và khai trừ.

Trong đó, 4 hành vi dẫn đến khai trừ cán bộ, đảng viên gồm:

- Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, hủy hoại đất;

- Giả mạo, gian lận giấy tờ, làm sai lệch hồ sơ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đối với nhà ở;

- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản trái quy định của pháp luật

- Vì lợi ích cục bộ mà ban hành các văn bản hoặc chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, thu hồi đất trái pháp luật.

Kỳ 4: Ngăn chặn tham nhũng, lãng phíBí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ cùng đoàn công tác thực hiện giám sát công tác quản lý, sử dụng đất và tài sản của các cơ quan, đơn vị, địa phương sau sắp xếp, sáp nhập trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ.

Tham nhũng nói chung và tham nhũng liên quan đến đất đai nói riêng là rào cản cho sự tăng trưởng bền vững của đất nước. Đảng và Nhà nước đã khẳng định quyết tâm chính trị và hành động quyết liệt không khoan nhượng trên mặt trận nóng bỏng này. Để phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai hiệu quả, việc rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về đất đai có ý nghĩa quan trọng nhằm khắc phục những bất cập hạn chế, đồng thời “bịt” những kẽ hở trong chính sách đất đai, không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng.

>>> KỲ 3: “LỬA THỬ VÀNG” BẢN LĨNH, ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÁN BỘ

>>> KỲ 2: LÃNG PHÍ TRỤ SỞ, NHÀ CÔNG VỤ SAU SÁP NHẬP

>>> KỲ 1: “ĐẤT VÀNG” VÀ NHỮNG TRÉO NGOE VỀ THỦ TỤC

VIỆT HÀ - HUY THẮNG - NGỌC TÙNG

4:31:08:2023:09:51 GMT+7

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM