{title}
{publish}
{head}
Cách đây 70 năm, từ ngày 13/3 đến 7/5/1954, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược, tạo nên mốc son ngời sáng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Nhân kỷ niệm 70 năm sự kiện đặc biệt này, Báo Phú Thọ mở Chuyên mục “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản Anh hùng ca bất diệt”.
Để có được Chiến thắng Điện Biên Phủ trước hết chúng ta phải nói đến đường lối lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, sự đoàn kết, giúp đỡ của nhân dân các dân tộc trong nước và quốc tế. Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong đó nổi bật là chọn cách đánh đúng: “Đánh chắc, tiến chắc”.
Thắng lợi của chiến dịch càng khẳng định việc thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là một quyết định rất sáng suốt, rất quan trọng, quyết định làm thay đổi lịch sử, thay đổi cục diện của cuộc chiến tranh. Cùng với đó là việc lựa chọn mục tiêu, thời điểm tấn công để đảm bảo thắng lợi, hạn chế tổn thất, thương vong...
Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa), Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) và các đồng chí trong Bộ chỉ huy chiến dịch.
Ngày 06/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuối tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm “Quyết chiến, chiến lược”, đồng thời thành lập Đảng ủy và Bộ chỉ huy mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Bí thư Đảng ủy kiêm Chỉ huy trưởng mặt trận. Đầu tháng 01/1954, trước khi lên đường ra mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến Khuổi Tát- Thái Nguyên chào và xin ý kiến chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong lần gặp này, Bác căn dặn: “Tổng tư lệnh ra mặt trận. Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Đây chính là “kim chỉ nam” giúp Đại tướng đưa ra những quyết định táo bạo và sáng suốt trong những thời khắc lịch sử góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chân động địa cầu”.
Ngày 14/01/1954, tại hang Thẩm Púa, Sở Chỉ huy đầu tiên của Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, căn cứ vào tình hình chiến sự thực tế lúc bấy giờ, Quân đội viễn chinh Pháp mới chỉ có 6 tiểu đoàn, hệ thống công sự còn nhiều sơ hở, đồng thời để khắc phục hậu cần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Bộ Chỉ huy chiến dịch đã triển khai phương án “đánh nhanh, thắng nhanh” tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trong vòng ba đêm hai ngày.
Nhưng đến cuối tháng 01/1954, sau khi nghiên cứu kĩ tình hình cụ thể lúc bấy giờ, bằng kinh nghiệm cầm quân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ rõ ba khó khăn lớn ta gặp phải là:
Thứ nhất, lực lượng của Pháp có sự thay đổi rất lớn, từ 6 tiểu đoàn lên tới 12 tiểu đoàn, Pháp được Mỹ viện trợ nhiều phương tiện vũ khí chiến tranh hiện đại nhất khi đó, hệ thống công sự phòng ngự được xây dựng kiên cố, vững chắc.
Thứ hai, trận này ta không có máy bay, xe tăng, hợp đồng giữa bộ binh và pháo binh quy mô cũng là lần đầu, bộ đội lại chưa qua diễn tập.
Thứ ba, bộ đội Việt Nam từ trước tới nay chỉ quen tác chiến ban đêm, ở những địa hình dễ ẩn náu. Chủ lực của quân đội Việt Nam chưa có kinh nghiệm tác chiến ban ngày trên địa hình bằng phẳng, với một kẻ địch có ưu thế về máy bay, pháo binh và xe tăng.
Sáng 26/01/1954, trong cuộc họp Đảng ủy mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định thay đổi phương châm tác chiến chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” với quyết định, táo bạo và sáng suốt đã góp phần quan trọng đến sự thành bại của chiến dịch Điện Biên Phủ. Lúc đầu, thực hiện phương châm “đánh nhanh, đánh nhanh” 1/3 số pháo của Việt Nam đã được kéo vào trận địa, sau khi thay đổi sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc” bộ đội Việt Nam lại nhận lệnh kéo toàn bộ số pháo trở về vị trí tập kết ban đầu.
Kéo pháo vào gặp nhiều khó khăn gian khổ, kéo pháo ra còn gian khổ gấp bội phần nhưng với quyết tâm sau chín ngày đêm dưới bom đạn quân đội Pháp và vượt biết bao khó khăn gian khổ lực lượng pháo binh và bộ binh Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ kéo pháo ra an toàn vào sáng ngày 05/02/1954.Thượng tuần tháng 03/1954, công tác chuẩn bị về mọi mặt đã hoàn tất và được kiểm tra kỹ càng, toàn mặt trận sẵn sàng đợi giờ nổ súng.
26.400 lượt dân công cùng hơn 21.000 xe đạp thồ đã dồn sức tiếp tế cho bộ đội ta tại chiến trường Điện Biên Phủ. Ảnh: tư liệu
Lúc đầu, ta chủ trương đánh cả Him Lam và đồi Độc Lập trong một đêm, sau đó sẽ tiêu diệt địch ở Bản Kéo. Sau khi cân nhắc, nhất là về khả năng pháo đạn chi viện cho bộ binh tiến công, ta quyết định tiến công Him Lam trước, rồi đánh Độc Lập vào đêm hôm sau để bảo đảm chắc thắng.
Chọn Him Lam làm mục tiêu mở đầu còn xuất phát từ vai trò trọng yếu của cụm cứ điểm này. Trung tâm đề kháng Him Lam là vị trí phòng ngự đột xuất của địch trên Đường 41, con đường huyết mạch tiến vào Phân khu trung tâm từ hướng Đông Bắc. Đây là địa hình có giá trị, gồm năm điểm cao ở bình độ 500m, khống chế khu vực rộng lớn xung quanh; cùng với sông Nậm Rốm ở phía Bắc như một vật cản tự nhiên, thuận lợi cho phòng ngự. Xác định Đông Bắc là hướng tiến công chính của bộ đội ta nên địch huy động tối đa xây dựng Him Lam thành cụm cứ điểm kiên cố nhất, “cánh cửa thép” bảo vệ Mường Thanh.
Cùng với Độc Lập, Bản Kéo tạo thành hệ thống phòng thủ vòng ngoài ngăn chặn ta từ xa. Giữ vững Him Lam trước các đợt tiến công của ta là biểu hiện đầu tiên chứng minh sức mạnh “bất khả xâm phạm” của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mà cả Pháp và Mỹ bỏ nhiều công sức xây dựng. Nhưng nếu để mất Him Lam thì Mường Thanh sẽ chẳng khác gì căn nhà bị mở toang cửa, hệ thống phòng thủ của chúng bị vỡ một mảng lớn vòng ngoài.
Chọn Him Lam làm mục tiêu mở đầu là kết quả phân tích, đánh giá chính xác những điểm yếu chí tử của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nói chung và Him Lam nói riêng. Him Lam là cụm cứ điểm mạnh do Tiểu đoàn 3 thuộc Lữ đoàn lê dương 13 phòng giữ, gồm 3 cứ điểm vững chắc. Ở từng cứ điểm, lô cốt và chiến hào được xây dựng kiên cố, có sự bao bọc của 4 đến 6 hàng rào dây thép gai xen kẽ các bãi mìn rộng từ 100 đến 200m. Tuy nhiên, Bộ chỉ huy chiến dịch vẫn quyết định chọn Him Lam để mở màn chiến dịch vì nhận thấy cụm cứ điểm này tồn tại điểm yếu không thể khắc phục. Đó là một vị trí đột xuất, nằm cách Phân khu trung tâm 2,5km. Khoảng cách này cho phép ta tập trung sức mạnh cần thiết, cô lập Him Lam trong một thời gian nhất định để tiêu diệt. Nếu trận đánh kết thúc trong đêm, khả năng tăng viện của địch từ Phân khu trung tâm hoặc các cứ điểm lân cận có thể loại trừ. Thực tiễn đã chứng minh nhận định, quyết tâm đánh Him Lam để mở đầu chiến dịch là chính xác. Đánh thắng trận mở đầu, nhanh chóng tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam trong đêm 13/3/1954 chỉ sau hơn năm giờ chiến đấu đã mở đường cho quân ta đánh chiếm toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Phương Đông
Với chặng đường 10 năm xây dựng, trưởng thành, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam đã luôn đồng hành cùng ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế biển và bảo vệ nguồn lợi thủy...
baophutho.vn Bộ Xây dựng vừa có công văn 5273/BXD-GĐ ngày 13/9/2024 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc giải quyết sự cố công trình cầu Phong Châu.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó, BĐBP là lực lượng nòng cốt, thế trận biên phòng toàn dân trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã không ngừng được...
Những năm gần đây, công tác cứu hộ và bảo tồn rùa biển ở Khánh Hòa đã được quan tâm. Hàng chục con rùa biển quý hiếm được Trung tâm Cứu hộ và Bảo tồn các loài thủy sinh hoang...
Sau lễ chào cờ thiêng liêng, bên cột mốc chủ quyền, cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng và người dân các xã biên giới phía tây Quảng Nam cùng ngồi nghe câu chuyện về tinh thần...
Với phương châm “ba bám, bốn cùng”, thời gian qua, các đơn vị biên phòng tuyến biển Hà Tĩnh thường xuyên vận động ngư dân, Nhân dân trong vùng chung tay bảo vệ an ninh biên...
Trong các ngày 11, 14 và 18/3, tại Quảng Ninh, Lữ đoàn 170, Vùng 1 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng...
baophutho.vn Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những thắng lợi đỉnh cao, biểu tượng cho nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo và tinh thần chiến...
baophutho.vn Từ đầu năm đến nay, Công an TP Việt Trì đã trích xuất, hoàn thiện 185 hồ sơ vi phạm giao thông qua hệ thống camera, phạt nguội 58 trường hợp...
Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sê Rê Pốk, BĐBP Đắk Lắk luôn gắn bó mật thiết với nhân dân các dân tộc thông qua những việc làm thể hiện tình cảm, trách nhiệm...
baophutho.vn Chiều 14/3, Tàu 20 thuộc Hải đội 132, Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân cùng đoàn công tác do Đại tá Đoàn Bảo Anh- Phó Tư lệnh Vùng 3 làm trưởng...
baophutho.vn Gạc Ma - Bản hùng ca còn mãi