{title}
{publish}
{head}
Tỉnh Thanh Hóa có cả 3 vùng sinh thái với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn. Đặc biệt, còn có các tiểu vùng thời tiết khác nhau, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đồng thời góp phần mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị khi lựa chọn sản phẩm du lịch nông nghiệp.
Nông trại Golden Cow (Thường Xuân) - điểm đến hấp dẫn du khách.
Du lịch Thanh Hóa đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ để trở thành một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Trong đó, phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp được tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng mạng lưới và hệ thống du lịch.
Du lịch nông nghiệp là mô hình du lịch trải nghiệm được xây dựng lấy hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nông trại hay trang trại làm trọng tâm, phục vụ khách hàng có nhu cầu giải trí hoặc giáo dục tại địa phương. Đến đây, du khách có thể tham quan, tham gia trực tiếp vào các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch, chế biến sản phẩm nông nghiệp...
Ngày nay, du lịch nông nghiệp ở nhiều địa phương được đông đảo du khách đón nhận bởi ở đó mang đến cho họ những trải nghiệm mới, hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu du lịch “xanh”.
Trong khi đó, Thanh Hóa là tỉnh có cả 3 vùng sinh thái (miền núi, đồng bằng và ven biển), với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn (chiếm trên 80% tổng diện tích tự nhiên). Đặc biệt hơn cả, Thanh Hóa có các tiểu vùng thời tiết khác nhau, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đồng thời góp phần mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị khi lựa chọn sản phẩm du lịch nông nghiệp.
Đến nay, một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã khai thác, phát triển một số mô hình du lịch nông nghiệp hút khách tham quan, mang lại hiệu quả kinh tế cao gắn với hoạt động tham quan, trải nghiệm tìm hiểu văn hóa như: Nông trại Golden Cow (Thường Xuân), Nông trại Queen Farm (Quảng Xương), Nông trại T-Farm (Đông Sơn), Làng Du lịch Yên Trung (Yên Định), chương trình trải nghiệm trồng rau sạch tại xã Yên Lễ (Như Xuân), mô hình nông nghiệp trồng cây ăn quả công nghệ cao ở các huyện Thạch Thành, Thọ Xuân... Cùng với đó là một số sản phẩm du lịch nông nghiệp kết hợp du lịch cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở bản Đôn, bản Hiêu, bản Kho Mường (Bá Thước), bản Năng Cát (Lang Chánh)... Ngoài ra, có rất nhiều sản phẩm OCOP đã trở nên quen thuộc với khách du lịch như chiếu cói Việt Trang (Nga Sơn), nước mắm Bà Hoan (Hoằng Hóa), gạo nếp cái hoa vàng Quý Hương (Đông Sơn)... Đây được xem là tiền đề quan trọng để các địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp theo hướng hoàn chỉnh, từ hoạt động tham quan, ăn uống, trải nghiệm đến mua sắm sản phẩm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch nông nghiệp của tỉnh vẫn còn bộc lộ rõ những hạn chế, khó khăn như: Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ khiến du khách khó tiếp cận điểm đến, sản phẩm; các sản phẩm còn đơn giản, mang tính tự phát, nhỏ lẻ; việc liên kết giữa các địa phương, điểm đến với đơn vị lữ hành, doanh nghiệp trong xây dựng sản phẩm, quảng bá chưa có sự thống nhất...Với tiềm năng to lớn cùng những yêu cầu phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, một số chuyên gia du lịch cho rằng, tỉnh Thanh Hóa cần có những phân tích cụ thể, đánh giá hiện trạng, cơ hội và thách thức. Từ đó, đề ra định hướng và giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển loại hình du lịch này ở cả miền núi, đồng bằng và vùng biển của tỉnh.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Thuận cho rằng: “Trước hết cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển sản phẩm chủ lực trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Cùng với đó, tập trung triển khai chương trình OCOP để phát triển các sản phẩm truyền thống, đặc sản địa phương, sản phẩm khu vực nông thôn trở thành hàng hóa đạt tiêu chuẩn, qua đó nhằm khẳng định thương hiệu sản phẩm gắn với sự kết tinh giá trị văn hóa xứ Thanh. Ngoài ra, cần đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề theo hướng chuyển từ hoạt động kinh tế đơn thuần thành điểm tham quan du lịch và chú trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho khách du lịch”.
Tại Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung, du lịch nông nghiệp trong thời gian gần đây đã nổi lên như một xu hướng du lịch trong tình hình mới. Bên cạnh xu hướng chung, phát triển du lịch ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh hiện đang tập trung vào một số khía cạnh chính như: Khai thác giá trị nổi bật của hoạt động sản xuất nông nghiệp để hình thành điểm đến và sản phẩm du lịch; liên kết chuỗi giá trị để gia tăng trải nghiệm của khách du lịch; hài hòa lợi ích của các bên tham gia, đồng thời gắn liền với lợi ích của cộng đồng địa phương; ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào xây dựng và quảng bá điểm đến...
Theo TS. Nguyễn Thị Trúc Quỳnh, Trưởng Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: Xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp trở thành một trong những sản phẩm du lịch thế mạnh của tỉnh còn nhiều khó khăn, song cũng không ít tiềm năng và điều kiện thuận lợi cần được khai thác. Trước hết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về đặc điểm loại hình du lịch nông nghiệp. Trong đó, cần nhấn mạnh các ưu thế trong phát triển du lịch nông nghiệp và chỉ rõ những khó khăn, thách thức của loại hình du lịch này.
Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần đề cao vai trò làm chủ, thu hút người dân tham gia và hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Ngoài ra, tăng cường tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, kết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm về phát triển mô hình du lịch nông nghiệp tại một số địa phương trong nước, nhất là những địa phương có điều kiện tương đồng để có được những kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển loại hình du lịch nông nghiệp tại địa phương. Có như vậy, sản phẩm du lịch nông nghiệp của tỉnh mới có thêm cơ hội phát triển và sự hưởng ứng, vào cuộc tích cực từ người dân địa phương - chủ thể tạo nên sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch đặc thù này.
TK (Theo baothanhhoa.vn)
Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm...
Về với Thành Nam (tỉnh Nam Định), ngoài được chiêm ngưỡng các di tích, danh thắng nổi tiếng, du khách còn có cơ hội thưởng thức hương vị ẩm thực đường phố đa dạng, dân dã mà...
Nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) - một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Hiệp hội Du lịch ÐBSCL vừa tiến hành bình chọn, công nhận và tái công nhận 14 “Ðiểm du lịch tiêu biểu ÐBSCL” tại 7 tỉnh, thành ÐBSCL.
Theo thông tin từ Ban tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2024, chương trình nghệ thuật khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024 sẽ trình diễn ánh sáng...
baophutho.vn Tháng 3 khắp núi đồi bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La được bao phủ bởi sắc trắng tinh khôi của những cây sơn tra vài...
Đến Đắk Lắk dịp này, du khách được xem voi hóa trang, giao lưu và chụp ảnh cùng voi, xem tiệc buffet cho voi, dự chương trình té nước cùng voi và lễ cúng sức khỏe cho voi.
Năm 2023, ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh thực sự khởi sắc khi thu hút trên 3,36 triệu lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
baophutho.vn Trong vài năm trở lại đây, xu hướng du lịch trải nghiệm lên ngôi, những vùng đất hoang sơ thuần tự nhiên dần trở thành điểm đến được số đông du...
Tượng Phật lồi hiện đang thờ tự tại chùa Linh Sơn, ở thôn Hội Thành, xã Nhơn Hội (TP Quy Nhơn, Bình Định) là tượng thần Shiva - một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật Champa, có...
Trong ánh nắng vàng rực rỡ của mùa thu, cánh đồng lúa ruộng bậc thang đang chuẩn bị cho thu hoạch, dòng suối Nà Ca trong vắt với những hòn đá tự nhiên xếp chồng lên nhau... đã...