{title}
{publish}
{head}
Nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) - một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Để tạo ra được trang phục từ vỏ cây, người làm phải tập trung, kiên nhẫn và khéo léo. Vỏ cây phải được đập dập đều tay, để lộ ra lớp vỏ trắng với phần xơ dày dặn, quyện chặt vào nhau. Sau đó, mang đi ngâm giặt và phơi khô nhiều lần, những tấm vỏ cây này mới được đem khâu nối lại với nhau bằng dây cây jrông, tạo thành trang phục khá thô sơ nhưng lại rất chắc chắn. Thông thường, áo được may theo kiểu dáng cổ tròn, không có tay, toàn bộ chiếc áo chỉ có hai đường khâu kín đáo ở hai bên nách, mặt trong rất láng vì được mài nhẵn, còn mặt ngoài sần sùi hơn.
Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, Bà Y Der cho biết: “Trước đây, khi chưa biết dệt các tấm thổ cẩm, người Xơ Đăng chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Thường chúng tôi chọn vỏ của cây hmúa và cây gdua để làm. Hai loại cây này mọc nhiều ở rừng, có vỏ vừa đủ độ rộng, dài, dẻo, mềm và bền thích hợp làm tấm khố, váy, áo”.
Theo bà Y Der, trước kia, cây hmúa hay cây gdua có nhiều trong núi. Ngày nay, cây dần ít đi, muốn tìm được phải lặn lội vào tận rừng sâu. Để tìm được 1 - 2 cây đủ làm một chiếc áo, bà phải mất một ngày vào tận rừng sâu, mất thêm một ngày để cạo và đập dập vỏ thân cây. Trung bình bà Y Der sẽ phải mất khoảng 2 -3 ngày để hoàn thiện một chiếc áo, khố, váy.
Nghệ nhân ưu tú Y Der vẫn miệt mài lưu giữ những bộ trang phục từ vỏ cây của cha mẹ để lại.
“Hiện tôi còn giữ 10 bộ trang phục vỏ cây của cha mẹ để lại. Còn 4 bộ tôi mới làm vào 3 năm trước. Hiện trang phục này không được sử dụng thường xuyên, chỉ dùng trong các lễ đâm trâu, mừng lúa mới hoặc lễ hội cồng chiêng - múa xoang”- bà Y Der cho hay.
Là người am hiểu về văn hóa dân gian dân tộc Xơ Đăng, nghệ nhân ưu tú A Nian (75 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo) cho biết, trong mỗi lễ hội của thôn hoặc xã tổ chức thường có người mặc trang phục làm từ vỏ cây. Điểm đặc biệt họ mặc trang phục này sẽ đeo thêm chiếc mặt nạ đẽo từ tấm gỗ. Mặt nạ được điêu khắc thành hình thù kỳ dị hoặc hài hước. Nhiều bộ phận như mắt, mũi, miệng, trán, cằm hay râu được cách điệu với đường nét hết sức hoang sơ.
Các trang phục được làm từ vỏ thân cây hmúa và gdua nên rất chắc chắn.
“Tôi gìn giữ và lưu truyền cách làm những bộ trang phục từ vỏ cây rừng là mong muốn góp phần lưu giữ nét đẹp văn hóa dân tộc Xơ Đăng thời xưa. Tuy nhiên, thế hệ trẻ bây giờ không còn ai mặn mà và biết cách làm nữa. Nhiều năm qua, tôi cũng như bà Y Der đã tích cực hướng dẫn một số thanh niên trong thôn làm trang phục vỏ cây với mong muốn lưu giữ giá trị văn hóa tốt đẹp của ông cha, để con cháu trong tương lai biết đến trang phục độc đáo của dân tộc”- ông A Nian nói.
Ông A Lũy- Phó Chủ tịch UBND xã Ngọk Réo cho biết: “Với nơi đây, trang phục bằng vỏ cây chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, phản ánh quá trình phát triển của cộng đồng qua mỗi thời kỳ. Trang phục từ cỏ cây cũng là sự giao hòa, gần gũi giữa con người với vạn vật, thiên nhiên. Trong tiềm thức những thế hệ đi trước như bà Y Der hay ông A Nian vẫn luôn đau đáu việc bảo tồn và trao truyền nét văn hóa của cha ông cho thế hệ trẻ người Xơ Đăng”.
TK
(Theo baokontum.com.vn)
Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm...
Hiệp hội Du lịch ÐBSCL vừa tiến hành bình chọn, công nhận và tái công nhận 14 “Ðiểm du lịch tiêu biểu ÐBSCL” tại 7 tỉnh, thành ÐBSCL.
Theo thông tin từ Ban tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2024, chương trình nghệ thuật khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024 sẽ trình diễn ánh sáng...
baophutho.vn Tháng 3 khắp núi đồi bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La được bao phủ bởi sắc trắng tinh khôi của những cây sơn tra vài...
Đến Đắk Lắk dịp này, du khách được xem voi hóa trang, giao lưu và chụp ảnh cùng voi, xem tiệc buffet cho voi, dự chương trình té nước cùng voi và lễ cúng sức khỏe cho voi.
Năm 2023, ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh thực sự khởi sắc khi thu hút trên 3,36 triệu lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
baophutho.vn Trong vài năm trở lại đây, xu hướng du lịch trải nghiệm lên ngôi, những vùng đất hoang sơ thuần tự nhiên dần trở thành điểm đến được số đông du...
Tượng Phật lồi hiện đang thờ tự tại chùa Linh Sơn, ở thôn Hội Thành, xã Nhơn Hội (TP Quy Nhơn, Bình Định) là tượng thần Shiva - một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật Champa, có...
Trong ánh nắng vàng rực rỡ của mùa thu, cánh đồng lúa ruộng bậc thang đang chuẩn bị cho thu hoạch, dòng suối Nà Ca trong vắt với những hòn đá tự nhiên xếp chồng lên nhau... đã...
Ai đi du lịch nhiều mới thấy tỉnh Tuyên Quang đang lưu giữ “kho báu xanh”. Những cánh rừng đại ngàn như nàng tiên vẫn ngủ trong rừng, đang chờ ngày thức giấc. Tiềm năng lớn,...
Theo tờ Infobae, điều thú vị nhất là Sa Pa được bao quanh bởi làng bản nhỏ nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc thiểu số và đến đây, du khách như được "thả mình lơ lửng giữa...