
{title}
{publish}
{head}
Ảnh minh họa.
Chiều 4/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu về Hội nghị tổng kết sẽ diễn ra vào ngày 15/12 tại Đà Nẵng.
Đây sẽ là dịp để ngành đánh giá hoạt động của năm 2017, trên cơ sở đó đề ra chiến lược phát triển trong năm 2018 và giai đoạn tiếp theo.
Theo Ban Tổ chức, năm 2017 là một năm có nhiều thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam với áp lực của Hiệp định thương mại TPP bị dừng lại cùng với tình hình xuất nhập khẩu (XNK) dệt may cuối năm 2016, đầu năm 2017 gặp rất nhiều khó khăn, nhưng từ quý II/2017 với quyết tâm cao, ngành dệt may Việt Nam đã từng bước ổn định, vượt qua thách thức, đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dự kiến sẽ đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với cùng kỳ năm 2016.
Đây là một thành tích đáng khích lệ của toàn ngành, với những sự nỗ lực phát triển đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, những thị trường xuất khẩu chính được giữ vững như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn đạt mức tăng trưởng tốt, một số thị trường có sự bứt phá như Trung Quốc, Nga, Campuchia.... Đồng thời là sự phát triển đa dạng các mặt hàng xuất khẩu, ngoài các mặt hàng dệt may truyền thống thì các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như vải, xơ sợi, vải địa kỹ thuật, phụ liệu dệt may cũng có sự tăng trưởng rất tốt.
Dự báo, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) toàn ngành trong 2 tháng cuối năm đạt 5,27 tỷ USD, nâng KNXK cả năm 2017 đạt 31 tỷ USD, tăng trưởng 10,23% so với năm 2016. Trong đó KNXK hàng dệt may đạt 25,91 tỷ USD tăng 8,7% so với năm 2016, trong đó xuất khẩu vải đạt 1,07 tỷ USD giảm nhẹ 0,65%. Xuất khẩu xơ sợi ước đạt 3,51 tỷ USD, tăng 19,93% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu NPL dệt may năm 2017 ước đạt 18,91 tỷ USD, tăng 11,43% so với năm 2016, trong đó nhập khẩu vải đạt 11,2 tỷ USD, tăng 6,85%; nhập khẩu bông đạt 2,4 tỷ USD, tăng 44,35%, nhập khẩu xơ sợi đạt 1,76 tỷ USD, tăng 9,45%, nhập khẩu phụ liệu dệt may đạt 3,55 tỷ USD, tăng 10,35%. Giá trị thặng dư thương mại đạt 15,51 tỷ USD, tăng 7,15% so với năm 2016.
Đóng góp vào thành công trên là toàn ngành đã vận dụng hết sức hiệu quả công nghệ quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là đã từng bước áp dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tinh giản bộ máy, nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đạt giá trị gia tăng cao hơn.
Tiếp đó là chiến lược đầu tư của ngành, mặc dù đầu tư vào dệt may có sự sụt giảm rõ rệt trong khoảng thời gian cuối 2016, đầu 2017 do ảnh hưởng của TPP nhưng bắt đầu từ quý II/2017, đặc biệt là quý IV thì dòng đầu tư vào dệt may đã có bước tăng trưởng rất tốt, điều đó thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài vào chiến lược phát triển của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có tính ổn định, bền vững.
Song song với các giải pháp cho phát triển xuất khẩu, toàn ngành cũng tập trung xây dựng các giải pháp cho phát triển thị trường nội địa, xây dựng các thương hiệu của thời trang Việt Nam.
Đồng hành cùng các doanh nghiệp, Hiệp hội Dệt May đã nỗ lực hết mình trong việc xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại, đào tạo nghiệp vụ, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng suất, áp dụng các mô hình sản xuất thông minh theo xu hướng cách mạng 4.0 hướng tới phát triển bền vững trong ngành. Đặc biệt, đã kiến nghị chính phủ trong việc điều chỉnh cơ chế tiền lương, bảo hiểm, thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành góp phần giảm bớt khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Theo ĐCSVN
Tổng cục Hải quan cho biết giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ đạt 700 tỷ USD vào ngày 15/12 - mức cao nhất từ trước đến nay.
Năm 2024, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh tiếp tục đối diện nhiều thách thức khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, các thị trường nhập khẩu đưa ra những ...
Ngành dệt may là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, không chỉ tạo ra giá trị xuất khẩu lớn mà còn mang lại hàng triệu việc làm. Để ...
Bên cạnh những mặt hàng truyền thống, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã và đang nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm mới như: Trang phục chống cháy, bảo hộ ...
Để đạt mục tiêu, ngành da giày Việt Nam tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa thị trường, đồng thời chú trọng duy trì thị trường truyền thống như Mỹ, EU do sức mua ...
Theo báo cáo của Sở Công Thương, 6 tháng đầu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu của Phú Thọ ước đạt 6.043,6 triệu USD, tăng 86,3% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 75,6% ...
Với đà tăng trưởng xuất khẩu của các nhóm hàng chủ lực, tính chung 10 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước ước tính xuất siêu 9,4 tỷ USD.
Theo số liệu từ Chi Cục Hải quan Phú Thọ, trong tháng 9, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh ước đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng 48,1% so với cùng kỳ năm trước; ...
baophutho.vn Giá một số mặt hàng tiêu dùng ngày 8/4/2025
baophutho.vn Giá một số mặt hàng tiêu dùng ngày 7/4/2025
Mỹ phẩm nhái, mỹ phẩm giả là hiểm họa cho phái đẹp, nhưng trên thị trường hiện nay, mỹ phẩm nhái thương hiệu lại được bán rất nhiều.
PTĐT- Là xã đầu tiên của huyện Thanh Thủy đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2013, sau khi đạt chuẩn, Đảng ủy, chính quyền xã Đồng Luận tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo...
PTĐT- Những năm qua, huyện Tân Sơn được quan tâm đầu tư nhiều chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững. Cùng với cơ sở hạ tầng phát triển, người dân đã được hỗ trợ vốn sản xuất,...
PTĐT- Trong môi trường hội nhập quốc tế, sự khác biệt có thể là nét độc đáo, là dấu ấn tốt đẹp. Nhưng cũng có khi khác biệt trở thành kỳ quặc.
Vừa qua, Hội thảo về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA), diễn ra tại thủ đô Paris của Pháp, với sự tham dự của đại diện Bộ Thương mại, Phòng Thương...
VCCI cho rằng, giá điện vẫn có thể được minh bạch hơn nữa, nếu quyết định tăng giá có sự tham gia của bên mua điện.