
{title}
{publish}
{head}
Vụ Mùa là một trong vụ sản xuất chính trong năm, góp phần quan trọng vào giữ vững đà tăng trưởng đối với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, vụ Mùa cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: Thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai; sâu bệnh hại cây trồng; tình trạng bỏ ruộng, bỏ vụ ở nhiều địa phương; lao động nông thôn ngày càng thiếu hụt...Trước những khó khăn đó, ngành Nông nghiệp và Môi trường đã chủ động phối hợp với các địa phương đề ra nhiều giải pháp để bảo đảm sản xuất vụ Mùa đạt được hiệu quả cao.
Chuyển đổi sang trồng rau xanh đối với những chân ruộng khó khăn về nước góp phần giảm diện tích bỏ trống, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, hoàn thành kế hoạch sản xuất đề ra.
Nhận diện khó khăn
Cấy xong hơn 6 sào ruộng, gia đình chị Phan Thị Thư ở xã Đào Xá chủ động nạo vét lạch nhỏ dẫn, tiêu nước từ mương đầu nguồn vào khoảnh ruộng của gia đình để có thể tiêu nước, giữ mực nước trong mặt ruộng đủ để lúa phát triển. Chị Thư tâm sự: 5 - 6 năm trở lại đây tôi mới thấy ngay đầu vụ Mùa thời tiết thất thường đến thế, cứ mưa lớn vài ngày xong trời lại nắng gắt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Vì thế, gia đình tôi phải thường xuyên theo dõi đồng ruộng để kịp tiêu úng trong những ngày mưa lớn, đảm bảo giữ đủ nước cho lúa thuận lợi phát triển. Đồng thời cũng thực hiện bón thúc, bón lót theo đúng hướng dẫn của tổ khuyến nông xã.
Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đầu năm đến nay, lượng mưa trung bình cao hơn so với những năm gần đây từ 20-40%. Dự báo từ nay đến cuối tháng 10 sẽ có từ 8-10 cơn bão đổ bộ vào khu vực đất liền, trong đó có khoảng 4-5 cơn sẽ ảnh hưởng đến khu vực trung du miền núi phía Bắc. Đây là nguy cơ rất lớn đối với sản xuất vụ Mùa, đặc biệt là giai đoạn cuối vụ, chuẩn bị thu hoạch, sẽ tác động tiêu cực đến năng suất và sản lượng chung của toàn vụ. Nhiệt độ trung bình từ đầu vụ đến nay cũng cao hơn so với trung bình chung 5 năm trở lại đây từ 0,2-20C. Bên cạnh đó, thời gian chuyển từ vụ Đông Xuân sang vụ Mùa ngắn, nguồn sâu bệnh tồn dư trong đất cũng sẽ cao, nhất là sâu đục thân hai chấm, rầy các loại, chuột, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, lùn sọc đen... Riêng đối tượng lúa cỏ đang phát sinh và gây hại rất mạnh, nếu không xử lý kịp thời, quyết liệt sẽ tiếp tục lây lan, không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn là chất lượng của lúa Mùa.
Dù đã có sự chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành Nông nghiệp và Môi trường đối với sản xuất vụ Mùa, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra, hạn chế đến mức tối đa tình trạng bỏ ruộng, bỏ vụ, song trên thực tế tại nhiều địa phương, việc bỏ ruộng, bỏ vụ vẫn còn diễn ra. Theo nhiều hộ nông dân lý giải, sản xuất vụ Mùa dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sâu bệnh khiến chi phí sản xuất đội lên, người nông dân không có lãi...
Bên cạnh đó, vài năm trở lại đây, giá vật tư nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc BVTV... luôn giữ ở mức cao, trong khi giá lúa thương phẩm không tăng khiến bà con nông dân không muốn đầu tư sản xuất. Đồng thời, giá cả thuê máy móc cơ giới phục vụ sản xuất cũng tăng từ 20-30% so với 5 năm trước. Trong khi đó, lực lượng lao động nông thôn ngày càng thiếu hụt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất.
Theo kế hoạch, tổng diện tích sản xuất vụ Mùa của toàn tỉnh sau sáp nhập tăng lên xấp xỉ 72.500ha lúa, gần 19.000ha ngô, hơn 13.500ha rau xanh các loại, trên 1.200ha khoai lang, gần 1.5000ha lạc... Tỉnh cũng đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất tập trung cho các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như lúa, chè xanh chất lượng cao; cây ăn quả có múi, thanh long, chuối... đang từng bước xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ có hiệu quả cao, cấp mã số vùng trồng... từ đó nhân rộng giúp bà con nông dân tăng lợi nhuận, yên tâm đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với diện tích khó sản xuất, bảo đảm sản xuất vụ Hè Thu đạt được kết quả cao.
Nông dân xã Phùng Nguyên tập trung gieo cấy lúa Mùa.
Chủ động các biện pháp ứng phó
Xác định trước các khó khăn có thể xảy ra, xây dựng phương án ứng phó linh hoạt, phù hợp với thực tiễn chính là giải pháp hàng đầu để bảo đảm sản xuất vụ Mùa hoàn thành kế hoạch đề ra và đạt được hiệu quả cao.
Ông Đặng Nguyễn Trung Vương- Trưởng phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết: Sở đã phối hợp với các địa phương để xây dựng phương án và tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ trên đất trồng lúa, nhất là vùng sản xuất kém hiệu quả, vùng có nguy cơ bị hạn hán cao, không có nước sản xuất suốt cả vụ, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và điều kiện cụ thể của địa phương, hạn chế mức thấp nhất diện tích đất không sản xuất ngay từ đầu vụ. Đồng thời khuyến khích bà con tăng cường mở rộng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Quản lý tổng hợp sức khỏe cây trồng (IPHM), thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất lúa giảm phát thải, sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý gốc rạ chống ngộ độc hữu cơ... bảo đảm sản xuất bền vững, hiệu quả, chất lượng và an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, Chi cục cũng đề nghị các xã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác thanh, kiểm tra chất lượng giống, các loại phân bón và thuốc BVTV trên địa bàn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp cung ứng các loại vật tư không đảm bảo chất lượng để bảo vệ quyền lợi của nông dân và hiệu quả cho sản xuất. Đẩy mạnh công tác hướng dẫn, tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển sản xuất theo hướng hình thành các vùng trồng tập trung đạt tiêu chuẩn và thực hiện cấp mã số vùng trồng theo quy định. Đa dạng hóa các kênh bán hàng, đẩy mạnh công tác quảng bá, khai thác có hiệu quả phương thức bán hàng online, bán trên sàn thương mại điện tử nhằm kết nối, giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích, mời gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã tăng cường kết nối để hình thành và mở rộng các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm; đồng thời, tuyên truyền nâng cao trách nhiệm trong duy trì và mở rộng quy mô liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân và phát triển bền vững. Tăng cường kiểm tra, giám sát đồng ruộng, thực hiện tốt nhiệm vụ điều tra phát hiện, dự tính dự báo và chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng, trong đó chú ý các đối tượng như: Sâu cuốn lá nhỏ, chuột,... trên cây lúa, sâu keo mùa thu trên cây ngô... để kịp thời phát hiện và xử lý, tránh lây lan rộng ảnh hưởng đến năng suất chung toàn vụ.
Phan Cường
Nghị định 199/2025/NĐ-CP sửa đổi điều kiện về sản lượng tối thiểu để được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện ôtô nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế.
baophutho.vn Nhắc đến xã miền núi Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn của huyện Yên Lập (nay được sáp nhập thành xã Sơn Lương, tỉnh Phú Thọ không ai không biết đến...
baophutho.vn Ngày 9/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ Dự án hồ chứa nước...
baophutho.vn Ngày 9/7, tại Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Kiểm toán ACV tổ chức Hội thảo chuyên đề...
baophutho.vn Theo Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 27/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2030 Phú Thọ phải hoàn thành xây dựng 64.400 căn nhà ở xã hội,...
Sáu tháng đầu năm 2025, điểm sáng của toàn ngành nông nghiệp là kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5%; giá trị xuất siêu 9,83 tỷ USD, tăng...
baophutho.vn Với mục đích cung cấp thông tin sử dụng điện đến khách hàng một cách thuận tiện để khách hàng có thể chủ động khai thác trong quá trình sử dụng...