Cập nhật:  GMT+7

Lễ cấp sắc pụt - nét văn hóa đặc trưng của người Nùng

Trải qua nhiều thế hệ, lễ cấp sắc pụt (Lẩu pụt) vẫn được người Nùng ở xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn duy trì thực hành và là hoạt động văn hóa tín ngưỡng thể hiện rõ bản sắc của người Nùng. Lễ cấp sắc pụt là một sinh hoạt tín ngưỡng không chỉ đối với riêng gia đình tổ chức, mà còn là dịp để cộng đồng cùng dự và chung vui.

Trong đời sống truyền thống của người Nùng ở xã Xuân Dương, lễ cấp sắc pụt được coi là một thủ tục công nhận sự trưởng thành của nam giới ở cộng đồng có đủ điều kiện để tham gia thực hành các nghi lễ tín ngưỡng theo phong tục (làm nghề cúng bái). Nghi lễ này bao gồm nhiều nghi lễ truyền thống có từ lâu đời như cúng tổ tiên, nghi lễ giải xung, giải hạn... và được thực hiện dưới sự tham gia của các lực lượng Tào, Pụt và Mo. Người Nùng thực hiện các nghi lễ này để tống tiễn những cái xấu đi, đón cái tốt đẹp đến nhằm làm phong quang thanh thản cửa nhà của người được cấp sắc.

Lễ cấp sắc pụt - nét văn hóa đặc trưng của người Nùng

Thầy Tào, thầy Pụt và thầy Mo cùng người giúp việc phối hợp thực hiện lễ cấp sắc pụt.

Thực hiện lễ cấp sắc pụt là một trong những việc lớn của người Nùng và được tiến hành một lần trong đời. Người Nùng ở xã Xuân Dương quan niệm nghi lễ cấp sắc pụt lần đầu tiên cho một đệ tử là minh chứng để cho một người có căn duyên hành nghề này được chứng nhận đủ khả năng để tiến hành các công việc trong đời sống tâm linh của cộng đồng. Do vậy, họ phải chuẩn bị rất công phu, chu đáo từ nhiều tháng trước. Đầu tiên, người được cấp sắc phải nhờ thầy lựa chọn ngày tốt để tổ chức lễ. Một tháng trước khi diễn ra nghi lễ, người được cấp sắc phải tuân theo nhiều quy tắc và chuẩn bị nhiều đồ lễ, thực phẩm. Theo đó, gia chủ cần phải chuẩn bị 1 con dê, 1 con lợn, 9 con gà, 1 cái vòng giải hạn, 4m vải đỏ, 6m vải trắng, 4 chai rượu, 2 bó hương, 4 cái nón, 9 cái bánh giầy, gạo tẻ, bát to, bát nhỏ, ly, giấy màu các loại...

Do tính chất quan trọng và linh thiêng, chủ trì lễ cấp sắc pụt có 3 thầy chính là thầy Tào, thầy Pụt và thầy Mo cùng với các thầy phụ là những người đệ tử của họ. Thầy Pụt cả giữ vai trò chủ trì chính trong lễ cấp sắc pụt và cũng là người bảo trợ nghề nghiệp cho đệ tử được cấp sắc hôm đó. Thầy Pụt chính là người chuẩn bị các đồ mã dùng trong các nghi lễ và tiến hành lễ.

Diễn ra trong 2 ngày, lễ cấp sắc pụt gồm nhiều nghi lễ khác nhau, bắt đầu là nghi thức báo cáo với tổ tiên gia chủ, báo cáo các vị thánh, quan chức nhà trời về một việc lớn của gia đình. Thầy Pụt sẽ mở đường lên trời để đón tổ sư, tổ tiên gia chủ xuống dự lễ, cúng giải xung, giải hạn cho gia chủ thông qua các lễ nhỏ: báo tổ tiên, báo Ngọc hoàng, dâng lễ, dâng hương.

Trong ngày thứ hai là lễ cấp sắc chính thức do thầy Tào và thầy Pụt, thầy Mo cùng phối hợp thực hiện gồm các lễ nhỏ như: lễ sinh ra người được thụ lễ (tức là con hương), lễ quá hồng, lễ cấp đồ nghề cho đệ tử, lễ đọc sắc phong, giải hạn, khao quân, tiễn thánh...

Sau những thủ tục báo cáo, các thầy lần lượt làm các thủ tục tượng trưng như lễ sinh con hương, đây là thủ tục bắt đầu một giai đoạn quan trọng trong lễ cấp sắc pụt. Tấm vải đỏ được các thầy bậc cao chuẩn bị (tượng trưng cho sự khó nhọc như lúc người mẹ sinh ra con) khi tấm vải được cắt đứt, con hương nằm xuống sàn, thầy khác lấy chăn phủ lên người con hương như một động tác đón nhận và che chở cho đứa con mới được sinh ra. Sau đó, các thầy đi xung quanh con hương đọc lời cúng, con hương tiếp tục được các thầy chải đầu, cắt tóc, sau đó lấy kim châm vào đầu như thể dặn dò đứa con sinh ra sáng suốt tỏ tường mọi việc.

Các thầy phân chia ra để làm lễ khấn khác nhau như: Thỉnh cầu các bậc thần linh cấp phép cho người thụ lễ, cúng khấn tổ tiên gia đình cầu cho mùa vụ thành công, cầu sự phù hộ an lành cho người được cấp sắc. Đây cũng là lúc người được cấp sắc nghe lời giáo huấn với những điều cấm và điều nguyện, sống tốt đời đẹp đạo khi trở thành thầy Pụt, thầy Tào.

Sau khi thực hiện xong lần lượt các phần việc của lễ cấp sắc pụt, cuối cùng, các thầy làm lễ cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh đã ủng hộ cho phép các thầy làm lễ cấp sắc pụt và ban phát quà cho người được cấp sắc, kể từ đây, người được thụ lễ đã được coi như một người hoàn thiện về đạo đức cũng như tâm linh. Có thể thấy, việc thực hành lễ cấp sắc pụt giống như một lễ tốt nghiệp để bắt đầu quá trình hành nghề thầy Pụt.

Theo quan niệm của người Nùng, những người làm nghề Pụt là làm việc âm, do đó, để lấy được lòng tin của cộng đồng, trước tiên, họ phải làm thủ tục thụ nghề, mục đích là lấy chứng chỉ của Ngọc hoàng, nhận binh mã, mũ áo, phẩm hàm để chính thức vào đội ngũ quan chức nhà trời, thực hiện nhiệm vụ thay trời cứu nhân độ thế.

Cho tới ngày nay, lễ cấp sắc pụt của người Nùng ở Xuân Dương vẫn được gìn giữ, bảo tồn và thực hành trong đời sống. Đây là nghi lễ độc đáo và thú vị mang đậm bản sắc văn hóa riêng của người Nùng. Nó cũng mang tính giáo dục khi nhắc nhở mọi người ghi nhớ và biết ơn tổ tiên, các vị thần đã che chở, bảo vệ cho họ.

Thu Hằng (Báo Biên Phòng)


Thu Hằng (Báo Biên Phòng)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Trống sành - báu vật linh thiêng của người Cao Lan

Trống sành - báu vật linh thiêng của người Cao Lan
2023-12-22 08:25:00

Từ xa xưa đến nay, trống sành đã tồn tại trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Cao Lan như một câu chuyện tâm linh. Mỗi khi tiếng trống vang lên được xem như là cầu nối...

Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Mảng

Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Mảng
2023-12-20 08:22:00

Hiện nay, ở tỉnh Lai Châu, người Mảng sinh sống tập trung tại 3 huyện: Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn. Sinh sống trên những triền núi cao, bên những dòng suối mát lành, đồng bào...

Gốm cổ của người M’nông Rlăm

Gốm cổ của người M’nông Rlăm
2023-12-19 14:54:00

Buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk hiện là làng gốm cổ duy nhất còn lại của người M’nông Rlăm ở Tây Nguyên. Trải qua những năm tháng thăng trầm, đến nay, nghề...

Phát huy vai trò người có uy tín

Phát huy vai trò người có uy tín
2023-12-19 08:47:00

baophutho.vn Đội ngũ người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) không chỉ là những người gần dân, hiểu dân mà còn là hạt nhân đoàn kết, "cầu nối"...

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng
2023-12-18 11:11:00

Bình Phước là tỉnh biên giới, có ba huyện, 15 xã tiếp giáp với nước bạn Campuchia, 58 xã, phường, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, có 46 thôn đặc...

Độc đáo văn hóa dân tộc Lự

Độc đáo văn hóa dân tộc Lự
2023-12-18 11:10:00

Trải qua nhiều điều kiện khó khăn về đời sống kinh tế, các dân tộc thiểu số dưới 10.000 người ở tỉnh Lai Châu, trong đó người Lự vẫn lưu giữ và bảo tồn được nhiều nét văn hóa...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long