{title}
{publish}
{head}
Trải qua nhiều điều kiện khó khăn về đời sống kinh tế, các dân tộc thiểu số dưới 10.000 người ở tỉnh Lai Châu, trong đó người Lự vẫn lưu giữ và bảo tồn được nhiều nét văn hóa đặc sắc. Từ đó, tạo nên đặc trưng riêng có, hòa cùng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Người Lự quan niệm mọi vật đều có linh hồn, họ cho rằng việc ngự trị, quản lý, điều hành thế giới vạn vật là lực lượng siêu nhiên vô hình, do vậy, Lễ hội Sú Khon Khoài (Cúng hồn trâu) của đồng bào Lự xã Bản Hon (huyện Tam Đường) thường được tổ chức vào thời điểm hoàn thành gieo cấy vụ lúa. Các gia chủ tiến hành lễ cúng hồn trâu nhằm tạ ơn, cảm ơn loài vật này đã nỗ lực vất vả, đồng hành, cùng người dân lao động sản xuất để mang lại những vụ mùa bội thu. Đây là dịp tôn vinh nét đẹp, giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, nâng cao nhận thức giữ gìn, bảo tồn của thế hệ trẻ. Đồng thời, quảng bá, giới thiệu sự độc đáo trong văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn đến người dân, du khách trong và ngoài huyện. Ngoài phần lễ, giờ đây phần hội có nhiều hoạt động sôi nổi như: giao lưu văn nghệ, thi ẩm thực, thi đấu thể thao; thực hiện các công đoạn dệt thổ cẩm, may thêu trang phục và tục nhuộm răng đen của người Lự.Ngoài ra, trong đời sống tâm linh của dân tộc Lự còn duy trì Lễ Căm Lung (Lễ cúng rừng); Lễ cơm mới (Kin Khẩu Máy)...; bảo tồn, duy trì các trò chơi truyền thống: ném còn, đánh cầu lông gà, đánh khăng, chơi quay, hát giao duyên giữa nam và nữ... trong dịp lễ, tết.Đối với dân tộc Lự, có nét độc đáo là văn hóa, văn nghệ. Nổi bật, dân ca của người Lự rất phong phú và đa dạng, được sáng tác trong quá trình sinh sống và lao động sản xuất. Khi biểu diễn, đồng bào thường sử dụng nhạc cụ truyền thống là trống, chiêng, sáo đôi.
Phụ nữ dân tộc Lự ở Bản Thẳm (xã Bản Hon, huyện Tam Đường) dệt vải thổ cẩm, thêu trang phục truyền thống.
Gần 70 tuổi nhưng nhiều năm nay, nghệ nhân Lò Thị Sọn, dân tộc Lự ở bản Nà Khum, xã Bản Hon vẫn miệt mài với các lớp truyền dạy văn hóa. Trong mỗi lớp học ở các nhà văn hóa bản, những bài múa cổ hay làn điệu dân ca hòa cùng tiếng sáo, tiếng chiêng rộn rã khắp bản trên, mường dưới. Nghệ nhân Lò Thị Sọn nói: “Quá trình khai hoang, làm ruộng, làm nương, tôi sáng tác bài hát, nghĩ thêm điệu múa nào thì dạy lại cho con cháu. Đồng thời, truyền dạy, vận động người dân trong bản, nhất là thanh, thiếu niên tham gia luyện tập. Với những người lớn tuổi như chúng tôi, chỉ lo văn hóa truyền thống mai một, do đó, còn sức còn trao truyền, vận động con cháu kế thừa và phát huy. Rất vui vì nhiệm vụ này giờ đây có sự đồng hành tích cực của cả huyện và xã.Chung tay giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bản Hon đã thành lập 8 đội văn nghệ với 80 thành viên là hội viên, phụ nữ các bản tham gia luyện tập. Để phong phú, đa dạng các bài hát, điệu múa, các thành viên sưu tầm, dàn dựng những làn điệu dân ca như: hát trong đám cưới, hát mừng nhà mới, hát ru con và hát đối đáp với phương châm “hòa nhập” không “hòa tan”.Ngoài các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể, sẽ là thiếu nếu không nhắc đến nét văn hoa nổi bật trong trang phục truyền thống của dân tộc Lự, bởi được làm thủ công từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ với những họa tiết hoa văn tinh xảo, độc đáo. Đặc biệt, người phụ nữ thường mặc áo màu chàm, xẻ ngực, vạt trái đè lên vạt phải và buộc thắt bởi những dây tua sặc sỡ. Chị Lò Thị Đi - cán bộ văn hóa xã cho biết: Hàng ngày, phụ nữ Lự thường mặc váy áo chàm thêu móc đơn giản để thuận tiện cho công việc. Vào dịp lễ, tết, hoặc khi gia đình có khách quý, người phụ nữ mặc váy hai lớp với hoa văn trang trí 3 tầng rất bắt mắt.Sau 2,5 năm thực hiện, cùng với bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, Bản Hon đã đón hơn 30 nghìn lượt khách, với doanh thu đạt trên 5 tỷ đồng.Là xã vùng thấp của huyện, xã Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ) có 10 bản với hơn 1.000 hộ dân, hơn 4.400 nhân khẩu, trong đó dân tộc Lự chiếm 40% dân số. Được hưởng lợi từ Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025, những năm qua, đời sống vật chất của đồng bào Lự nơi đây đã có sự khởi sắc. Từ đó, bà con chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.Trong cộng đồng 20 dân tộc sinh sống trên địa bàn, tỉnh Lai Châu có 4 dân tộc có dân số dưới 10.000 người gồm: Cống, Mảng, Si La và Lự. Trong đó, người Lự có hơn 1.300 hộ, gần 7.000 nhân khẩu, sinh sống tập trung ở các huyện: Tam Đường, Sìn Hồ và cơ bản còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp như: các lễ hội, kiến trúc nhà sàn truyền thống, nghề dệt thủ công, trang phục, tiếng nói, nghệ thuật trình diễn dân gian...Ông Trần Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định: “Hiện nay, các lễ hội của dân tộc Lự được đưa vào danh mục hỗ trợ kinh phí tổ chức thực hiện phục dựng và duy trì. Một số giá trị văn hóa như trang phục và một số nghề thủ công truyền thống, các ngữ văn dân gian đang được địa phương đưa vào thực hiện truyền dạy. Cùng với đó là hỗ trợ các chính sách cho đội văn nghệ hoạt động quần chúng, câu lạc bộ văn hóa dân gian. Tỉnh cũng quan tâm xây dựng hồ sơ để vinh danh các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, những người nắm giữ thực hành di sản, tiếp tục phát huy vai trò trong việc truyền dạy, phổ biến các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng. Từ đó, giữ gìn vẹn nguyên các nét văn hóa đặc trưng dân tộc Lự, tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu của Lai Châu nói riêng, Việt Nam nói chung.
TK
(Theo baolaichau.vn)
baophutho.vn Những năm qua, người có uy tín trên địa bàn huyện Tân Sơn đã trở thành “điểm tựa” trong cộng đồng, luôn tích cực nêu gương, đi đầu trong công...
baophutho.vn Ông Kiều Bá Thưởng là Người có uy tín tại khu Lương Sơn, xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn được biết đến với vai trò làm tốt công tác tuyên truyền,...
Lễ mừng lúa mới phản ánh chân thực nét đẹp văn hóa truyền thống, nói lên những ước mơ bình dị của dân tộc Cơ Tu.
baophutho.vn Ngày 14/12, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trường THCS Võ Miếu, huyện Thanh Sơn phối hợp tổ chức hoạt động ngoại khóa...
Triển khai Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang tổ chức...
baophutho.vn Những năm gần đây, người lao động tìm hướng thoát nghèo bằng con đường xuất khẩu lao động ngày càng tăng. Thực tế nhiều gia đình thoát nghèo từ...
Nghề dệt thổ cẩm đang phát triển khá sôi động tại các bản làng ở xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Nghề dệt thổ cẩm được khôi phục không chỉ giúp người dân bản...
Với trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, thời gian qua, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã nỗ lực thực hiện đúng, hiệu quả định hướng của tỉnh trong việc “Bảo tồn,...
Là người có uy tín của làng Le, già làng A Blong luôn đau đáu với việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc mình.
Dân tộc Mảng là một trong 14 dân tộc thiểu số (DTTS) có số dân dưới 10.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu, với gần 6.000 người, chủ yếu tại các huyện biên...
Các tỉnh Tây Nguyên hiện có hàng nghìn người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Họ là già làng, trưởng dòng họ, các vị chức sắc tôn giáo, nhân sĩ trí thức... được...
baophutho.vn Nhờ nỗ lực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền với các giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, những năm qua, nạn...