{title}
{publish}
{head}
Là người có uy tín của làng Le, già làng A Blong luôn đau đáu với việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc mình.
Già làng A Blong tuyên truyền người dân bảo tồn văn hóa Rơ Măm.
Ông đã góp sức cùng cộng đồng tiến hành sưu tầm, phục dựng, lưu giữ những lễ hội, thiết chế văn hóa truyền thống, xây dựng hương ước, quy ước thôn làng theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước...
Người Rơ Măm là một trong 16 dân tộc thiểu số rất ít người tại Việt Nam, hiện cư trú chủ yếu tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum). Dân tộc Rơ Măm có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đặc sắc với những nét nổi bật về sự giàu có tri thức dân gian và kinh nghiệm canh tác nương rẫy; những truyện cổ, bài ca, điệu múa, trò chơi, biểu diễn cồng-chiêng-trống và nhiều loại nhạc cụ khác. Với quan niệm mọi sự vật và hiện tượng đều có thần linh ngự trị, phong tục, tập quán dân tộc Rơ Măm gắn kết với hệ thống lễ nghi, nổi bật là lễ cúng cơm mới và các lễ tạ ơn thần Lúa...
Lễ hội của đồng bào Rơ Măm ở làng Le.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian qua hệ thống giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Rơ Măm đứng trước nguy cơ thất truyền. Trước thực trạng đó, già làng A Blong tích cực tham gia cùng các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động bà con gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống, thay đổi và tiến đến từ bỏ các hủ tục, thói quen lạc hậu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nòi giống như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Ông tham gia vận động bà con, đặc biệt là thế hệ trẻ chấp hành đúng các quy định của pháp luật, tổ chức truyền dạy cồng chiêng cho lứa tuổi học sinh trong thôn...
Nhờ những việc làm đó, dân tộc Rơ Măm tại làng Le bước đầu đã hái được “quả ngọt”, đạt được những kết quả quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa như: thường xuyên tổ chức các hoạt động cộng đồng, hội họp, sinh hoạt văn hóa, thể thao tại nhà rông văn hóa của làng; tổ chức sưu tập, lưu giữ được 34 bộ cồng chiêng quý; duy trì được hệ thống lễ hội như thổi tai, ma chay, bỏ mả, lễ phát rẫy, trỉa lúa, mở kho lúa... Các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian như cồng chiêng, xoang, hát ru, hát giao duyên, sử thi và nghề truyền thống đan lát... cũng được khôi phục. Đặc biệt, làng Le đã phục dựng được một số lễ hội độc đáo như lễ mừng lúa mới, lễ mừng nhà rông mới.
Đến nay, bà con làng Le đã bỏ được các hủ tục lạc hậu như sống lang thang, săn bắt hái lượm, ăn thịt sống, người ốm đau cúng Yàng. Tục lệ ma chay ngày nay của người Rơ Măm đã có những thay đổi tích cực. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng được bà con hưởng ứng và thực hiện; các thiết chế văn hóa được củng cố, tăng cường; các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì thường xuyên; tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống chấm dứt; nghề truyền thống dệt vải thổ cẩm dần được khôi phục.
Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kon Tum, Đinh Quốc Tuấn đánh giá, già làng A Blong là một trong những người có uy tín đã phát huy vai trò trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Ông có những đóng góp tích cực, tâm huyết, gương mẫu để giúp đồng bào Rơ Măm duy trì và phát huy nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp.
Theo Phúc Thắng/nhandan.vn
Đồng bào dân tộc Mông có rất nhiều nghề thủ công truyền thống và mỗi nghề đều chứa đựng những trang ký sử, tri thức dân gian, câu chuyện kể về thế giới quan, thiên nhiên độc...
baophutho.vn Những năm qua, các chương trình, chính sách, dự án dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, đặc biệt là Chương trình mục...
Dân tộc Mảng là một trong 14 dân tộc thiểu số (DTTS) có số dân dưới 10.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu, với gần 6.000 người, chủ yếu tại các huyện biên...
Các tỉnh Tây Nguyên hiện có hàng nghìn người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Họ là già làng, trưởng dòng họ, các vị chức sắc tôn giáo, nhân sĩ trí thức... được...
baophutho.vn Nhờ nỗ lực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền với các giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, những năm qua, nạn...
baophutho.vn Quang Bình là mảnh đất có nhiều truyền thống văn hoá, gần đây nhất có hai di sản văn hoá cấp Quốc gia vừa mới được công nhận. Trong đó, có nghề...
Tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc, tổ chức lớp truyền dạy chiêng Mường, thành lập câu lạc bộ (CLB) giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc... Đó là những hoạt động thiết thực và bổ ích của...
Tuyên Quang tự hào khi sở hữu một kho di sản văn hóa truyền thống phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Trong dòng chảy thời gian, những di sản này vẫn có sức sống mãnh liệt,...
Vật trung tâm trong lễ hội là cây Bông. Cây Bông là biểu tượng của vũ trụ bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban cho con người, dựng cây Bông đồng nghĩa với việc trả...
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lai Châu đã và...
Chương trình “Sắc mầu văn hóa Gia Lai - Bảo tồn và phát triển”, là sáng kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc...
Ơ Đu là một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người, sinh sống duy nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tập trung chủ yếu tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương.