{title}
{publish}
{head}
Nhờ nỗ lực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền với các giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, những năm qua, nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để ngăn chặn, giảm thiều tình trạng này vẫn còn rất nhiều khó khăn, trở ngại...
Cán bộ y tế cùng chính quyền địa phương xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn đến các hộ gia đình tuyên truyền Luật Hôn nhân và Gia đình
Toàn huyện Tân Sơn hiện có trên 88 nghìn người, gồm 32 dân tộc cùng chung sống, dân tộc thiểu số chiếm 83,5%. Trong đó, dân tộc Mường chiếm 85%, dân tộc Dao chiếm 7,9%, dân tộc Mông chiếm 1,1%... Trước năm 2015, trung bình một năm trên địa bàn huyện có đến 20 cặp vợ chồng tảo hôn. Nguyên nhân do những quan niệm lạc hậu trong hôn nhân, những hủ tục như hứa hôn vẫn còn tồn tại cùng các quan niệm mang tính duy tâm đã dẫn đến nhiều gia đình quyết định dựng vợ, gả chồng cho con em mình khi chưa đến tuổi kết hôn. Nhiều trường hợp có vợ, có chồng sớm với tâm lý để có thêm người lao động trong gia đình. Sự thiếu hiểu biết do trình độ học vấn thấp cùng nhiều yếu tố khác đã nên tình trạng tảo hôn. Cùng với đó, nhiều gia đình buông lỏng quản lý con cái nên dẫn tới tình trạng mang thai ngoài ý muốn phải nghỉ học, tảo hôn.
Trên địa bàn tỉnh có 50 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 17,15%, đông nhất là dân tộc Mường (14,92%). Theo kết quả điều tra, tại thời điểm năm 2019, tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS của tỉnh là 0,13% có. Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh có 16 vụ tảo hôn, tập trung vào hai huyện Thanh Sơn và Tân Sơn. Trong đó, huyện Tân Sơn có chín vụ, huyện Thanh Sơn có bảy vụ. Tình trạng hôn nhân cận huyết thống không diễn ra, không tăng mới qua các năm.
Để có kết quả này, thời gian qua tỉnh đã có nhiều chính sách đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS. Chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã vào cuộc tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong hôn nhân được lồng ghép tại các hội nghị, trong trường học. Cán bộ văn hóa xã được tập huấn, nâng cao năng lực, kĩ năng vận động, tư vấn, tuyên truyền sâu về tảo hôn và cận huyết thống.
Đồng chí Cầm Hà Chung-Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: “Tập trung thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025”, tỉnh Phú Thọ đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng dân tộc thiểu số trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; tạo sự đồng thuận trong xã hội, thay đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số”.
Theo đó, Phú Thọ đã tổ chức 17 hội nghị với trên 2.100 lượt người tham gia, trong đó đã tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ cơ sở tham gia tuyên truyền; các tổ chức đoàn thể; già làng, bí thư chi bộ, trưởng khu, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và nhân dân vùng dân tộc thiểu số về pháp luật dân số, Luật hôn nhân và Gia đình...
Cùng với đó, tỉnh cũng đưa các nội dung giáo dục giới tính, các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình; tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để tuyên truyền, giáo dục ở trường THPT và trường Dân tộc nội trú nhằm nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật về hôn nhân và gia đình đối với học sinh, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số. Nhờ đó, nhận thức của đồng bào đã có sự chuyển biến rõ rệt, hiểu rõ hơn những hệ luỵ, tác hại của việc cho con em mình kết hôn khi chưa đủ tuổi...
Nhân viên y tế huyện Tân Sơn tuyên truyền hệ luỵ của kết hôn cận huyết thống với người dân đến khám chữa bệnh.
Đồng chí Nguyễn Xuân Toản - Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn cho biết: “Những năm gần đây, nhận thức của bà con đã thay đổi rõ rệt, nạn tảo hôn trên địa bàn huyện đã giảm. Từ năm 2021 đến hết tháng 6 năm 2023, toàn huyện có 1.392 cặp kết hôn, trong đó có chín vụ tảo hôn, chiếm 0,7%, giảm năm vụ so với giai đoạn 2019 - 2020. Tình trạng tảo hôn nhìn chung giảm từ năm 2019 đến năm 2020 là 20 vụ, Từ năm 2021 đến tháng 6 năm 2023 giảm còn 6 vụ, chủ yếu là tảo hôn ở nữ giới với lứa tuổi tảo hôn từ 16 đến dưới 18 tuổi”.
Trên thực tế, tình trạng tảo hôn vẫn còn, nguyên nhân là do trình độ dân trí và nhận thức pháp luật về hôn nhân và gia đình của một bộ phận người dân còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại một số địa phương, trường học về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên chưa được sâu rộng.
Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin cũng đem lại những tác hại tiêu cực đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ vị thành niên; một bộ phận không nhỏ trẻ vị thành niên có lối sống buông thả, đua đòi và yêu đương sớm dẫn đến có thai ngoài ý muốn. Sự thiếu quản lý, giáo dục con em của các bậc phụ huynh, nhất là các gia đình có điều kiện kinh tế, gia đình khó khăn phải đi làm ăn xa. Sự can thiệp từ chính quyền địa phương; sự phối hợp giữa các phòng, ban với UBND cấp xã chưa được chặt chẽ, nhất là việc rà soát, theo dõi, thống kê...
Theo Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Phú Thọ sẽ giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo hôn đối với các địa bàn, dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn cao. Đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong hôn nhân và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề án...
Thúy Hằng
Lễ cúng no đủ là một trong những nghi lễ độc đáo của người Ê Đê ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Thế nhưng, nhiều năm qua người Ê Đê trong các buôn trên địa bàn không còn tổ...
baophutho.vn 24 ngôi nhà nằm nép mình bên con đường uốn lượn men theo những quả đồi xanh ngát của núi rừng. Từng sống rải rác bên những dãy núi cao, nhiều...
baophutho.vn Quang Bình là mảnh đất có nhiều truyền thống văn hoá, gần đây nhất có hai di sản văn hoá cấp Quốc gia vừa mới được công nhận. Trong đó, có nghề...
Tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc, tổ chức lớp truyền dạy chiêng Mường, thành lập câu lạc bộ (CLB) giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc... Đó là những hoạt động thiết thực và bổ ích của...
Tuyên Quang tự hào khi sở hữu một kho di sản văn hóa truyền thống phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Trong dòng chảy thời gian, những di sản này vẫn có sức sống mãnh liệt,...
Vật trung tâm trong lễ hội là cây Bông. Cây Bông là biểu tượng của vũ trụ bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban cho con người, dựng cây Bông đồng nghĩa với việc trả...
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lai Châu đã và...
Chương trình “Sắc mầu văn hóa Gia Lai - Bảo tồn và phát triển”, là sáng kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc...
Ơ Đu là một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người, sinh sống duy nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tập trung chủ yếu tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương.
Là dân tộc sinh sống lâu đời ở Cao Bằng, người Mông đã hình thành và lưu giữ nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc. Với tín ngưỡng truyền thống phong phú về vạn vật, lễ...
Mỗi dân tộc đều có một “báu vật" văn hoá riêng. Đối với người Sán Dìu ở Tuyên Quang, có thể nói báu vật đó là điệu hát Soọng cô - di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã được Bộ...
Trong nhiều năm qua, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đồng bào các dân tộc xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk luôn chung sức, đồng lòng cùng với cấp ủy,...