{title}
{publish}
{head}
Quang Bình là mảnh đất có nhiều truyền thống văn hoá, gần đây nhất có hai di sản văn hoá cấp Quốc gia vừa mới được công nhận. Trong đó, có nghề làm nón lá hai mê của người Tày xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Đây là cơ sở rất quan trọng để huyện Quang Bình nói chung và xã Xuân Giang nói riêng tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Đến Xuân Giang vào những ngày sau khi được nhận quyết định về việc chiếc nón lá hai mê của địa phương được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, chúng tôi cảm nhận được niềm vui hân hoan xen lẫn tự hào của bà con nơi đây. Ông Hoàng Văn Bính, Hội trưởng Hội nghệ nhân dân gian xã Xuân Giang tâm sự: “Chúng tôi rất phấn khởi và tự hào khi từ nay chiếc nón lá hai mê truyền thống của người Tày Xuân Giang được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến nhiều hơn. Từ việc được công nhận sẽ tạo động lực và mở ra cơ hội lớn cho nghề truyền thống của chúng tôi. Tôi sẽ cùng các nghệ nhân trong Hội gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này”.
Phụ nữ dân tộc Tày xã Xuân Giang đan nón lá.
Để làm ra được một chiếc nón đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ từ việc chọn cây giang để đan thành khuôn nón. Công đoạn đan khuôn nón yêu cầu người thợ phải có kỹ thuật đan thành thục. Lá cọ non được lựa chọn kỹ lưỡng và hong qua lửa mềm rồi mới được đặt vào giữa hai mê nón, đây là công đoạn đòi hỏi nhiều công phu và cẩn thận nhất, chỉ một chút sơ xảy là có thể bị rách và lệch so với hai mê nón. Đối với hai mê nón, chúng được cất lên gác bếp để bồ hóng bám vào vừa không bị mối mọt vừa thành màu đen đặc trưng. Chiếc nón đối với người Tày nó không chỉ là vật che mưa, che nắng mà còn có vai trò quan trọng trong nghi lễ cưới, hỏi. Nón được trao cho cô gái khi về nhà chồng, là vật kỷ niệm của cha, mẹ với mong muốn cô dâu là người con hiếu thảo, một lòng yêu thương chồng, con. Hình ảnh những người phụ nữ Tày ngồi đan nón tạo nên một nét mềm mại, với màu sắc hòa quyện với thiên nhiên, tạo thành một không gian văn hóa độc đáo.
Bà Hoàng Thị Liền, người Tày xã Xuân Giang chia sẻ: “Nghề đan nón lá hai mê không biết có từ bao giờ, từ khi còn nhỏ tôi đã được bà và mẹ dạy đan nón lá, từ đó đến nay tôi không nhớ nổi đã từng đan bao nhiêu chiếc nón rồi, có cái đem tặng, có cái đem bán. Giá bán nón dao động từ 70 đến 120 nghìn đồng/chiếc. Đây là một động lực giúp người dân ở vùng quê thuần nông như chúng tôi có thêm thu nhập. Để góp phần gìn giữ và lưu truyền nghề truyền thống của quê hương mình, chúng tôi sẽ truyền dạy cho thế hệ trẻ để sản phẩm nón lá hai mê của người Tày luôn được bảo tồn và ngày càng phát triển”.
Nón lá hai mê của người Tày xã Xuân Giang được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.
Nắm được tiềm năng rất lớn từ nghề đan nón lá hai mê truyền thống, hiện nay UBND xã Xuân Giang đã có nhiều cách làm để bảo tồn và phát huy như: Tổ chức các lớp dạy đan nón; trưng bày tại các gian hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài huyện; thi đan nón ở các lễ hội của địa phương...
Đồng chí Nguyễn Anh Thùy, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Giang cho biết: Xuân Giang là xã với hơn 80% đồng bào dân tộc Tày sinh sống, nghề đan nón lá hai mê của người Tày là một nét văn hoá truyền thống đặc trưng. Nắm được tiềm năng đó cấp ủy, chính quyền xã có nhiều quyết sách quảng bá và hỗ trợ người dân, tiến tới xây dựng Hợp tác xã đan nón lá hai mê, định hướng gắn với phát triển du lịch cộng đồng và kinh tế của địa phương. Hy vọng rằng nón lá hai mê sẽ trở thành một sản phẩm lưu niệm được du khách gần, xa biết đến”.
Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng tình yêu bản sắc dân tộc của đồng bào Tày nơi đây. Hy vọng nghề đan nón lá hai mê sẽ được lưu truyền và ngày càng phát triển. Trở thành sản phẩm chủ lực để vừa lưu giữ văn hoá, vừa phát triển kinh tế.
Nguyễn Yếm (Báo Hà Giang)
Chợ phiên Tráng Kìm là chợ đã có rất lâu đời ở xã Đông Hà (Quản Bạ), tỉnh Hà Giang họp chính vào sáng thứ 5 và một phiên chợ phụ Chủ nhật hằng tuần. Chợ phiên nơi đây toát lên...
Để bảo tồn, phát huy nét đẹp các giá trị truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số, trong hai ngày 4 - 5/10, UBND thành phố Kon Tum (Kon Tum) tổ chức Hội thi cồng chiêng,...
Tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc, tổ chức lớp truyền dạy chiêng Mường, thành lập câu lạc bộ (CLB) giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc... Đó là những hoạt động thiết thực và bổ ích của...
Tuyên Quang tự hào khi sở hữu một kho di sản văn hóa truyền thống phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Trong dòng chảy thời gian, những di sản này vẫn có sức sống mãnh liệt,...
Vật trung tâm trong lễ hội là cây Bông. Cây Bông là biểu tượng của vũ trụ bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban cho con người, dựng cây Bông đồng nghĩa với việc trả...
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lai Châu đã và...
Chương trình “Sắc mầu văn hóa Gia Lai - Bảo tồn và phát triển”, là sáng kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc...
Ơ Đu là một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người, sinh sống duy nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tập trung chủ yếu tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương.
Là dân tộc sinh sống lâu đời ở Cao Bằng, người Mông đã hình thành và lưu giữ nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc. Với tín ngưỡng truyền thống phong phú về vạn vật, lễ...
Mỗi dân tộc đều có một “báu vật" văn hoá riêng. Đối với người Sán Dìu ở Tuyên Quang, có thể nói báu vật đó là điệu hát Soọng cô - di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã được Bộ...
Trong nhiều năm qua, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đồng bào các dân tộc xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk luôn chung sức, đồng lòng cùng với cấp ủy,...
Văn hóa ẩm thực của đồng bào Tày có bề dày truyền thống, đa dạng, phong phú, với nhiều món ăn, thức uống độc đáo và thú vị đã tạo nên một bức tranh văn hóa ẩm thực đa sắc màu....