{title}
{publish}
{head}
Tuyên Quang tự hào khi sở hữu một kho di sản văn hóa truyền thống phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Trong dòng chảy thời gian, những di sản này vẫn có sức sống mãnh liệt, một phần rất lớn nhờ công gìn giữ của những nghệ nhân dân gian.
Những người giữ lửa
Ở tuổi thất thập, ông Âu Ngọc Như, thôn Giếng Đõ, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) vẫn là thành viên cốt cán của Câu lạc bộ bảo tồn gìn giữ văn hóa Cao Lan của thôn. Yêu tiếng nói dân tộc, mê đắm những ý nghĩa sâu xa trong từng lời hát Sình ca, ông Như tự mình mày mò, tìm đọc các tài liệu và “tầm sư học đạo” ở các xã đông đồng bào Cao Lan ở Sơn Dương, Hàm Yên... ghi chép lại những lời hát, những điệu múa truyền thống của dân tộc mình.
Khi nhìn thấy nguy cơ mai một văn hóa Cao Lan trong cộng đồng, ông Như đề xuất với thôn, với xã thành lập Câu lạc bộ, trong đó, người già, người am hiểu truyền dạy lại người trẻ, người chưa biết.
Tròn 10 năm thành lập Câu lạc bộ, là tròn 10 năm ông Như theo sát từng buổi tập, từng chuyến biểu diễn trong xã, ngoài huyện.
Ông bảo, mong muốn lớn nhất của ông là có thể mở một lớp dạy tiếng nói cho thế hệ con cháu trong thôn, trong xã, vì đây thực sự là nguồn kế cận để mạch nguồn văn hóa Cao Lan tiếp tục chảy trong nhịp sống hôm nay.
Ông Âu Ngọc Như với các thành viên Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa Cao Lan thôn Giếng Đõ, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn).
Nghệ nhân Phàn Văn Phú, thôn 3 Thuốc Hạ, xã Tân Thành (Hàm Yên) hiện còn giữ được gần 100 cuốn sách cổ về những nghi lễ trong cưới hỏi, đám tang, cầu mùa, lễ cúng tổ tiên, lễ Cấp sắc, những câu đối, câu chúc trong ngày Tết, ngày vui, và cả những bài hát truyền thống của người Dao...
Không chỉ là người am hiểu các nghi lễ thờ cúng, văn hóa Dao, ông Phú còn hát Páo dung rất hay, giỏi chơi các loại nhạc cụ, đặc biệt là kèn Pí Lè. Nếu sự gắn bó với cây kèn của ông được truyền lại từ ông, cha thì tình yêu với những làn điệu dân ca của ông lại xuất phát từ những câu hát ru ngọt ngào của bà, của mẹ, của chị... Chưa đến 10 tuổi, ông đã sử dụng thành thạo chiếc kèn Pí Lè và hát được các điệu Páo dung. Ông bảo, kèn Pí Lè được người Dao coi như báu vật. Vào ngày lễ, ngày Tết, đối với người Dao có thể thiếu thịt, thiếu rượu nhưng không thể thiếu tiếng kèn Pí Lè.
Học thổi kèn không khó, quan trọng là phải say mê và kiên trì. Muốn thổi ra âm thanh, người thổi phải dùng hai bàn tay giữ kèn; đồng thời, dùng các ngón tay điều khiển các lỗ hơi - các nốt nhạc. Hơi thổi vào kèn sẽ xuyên qua lưỡi gà phát ra âm thanh. Thổi ra hay hít vào sẽ tạo âm thanh trầm bổng khác nhau.
Am tường vốn quý văn hóa truyền thống nên ông Phú luôn trăn trở làm thế nào để gìn giữ, phát huy được các giá trị quý giá ấy. Với ông, dù xã hội có phát triển văn minh hiện đại bao nhiêu thì bản sắc văn hóa dân tộc luôn là niềm tự hào và mạch nguồn chảy mãi trong mọi thế hệ người Dao. Vào những tối cuối tuần, những đợt lễ, Tết hay khi rảnh rỗi, sân nhà của ông Phú lại vang lên những câu hát trữ tình đằm thắm, mượt mà, tươi sáng của làn điệu Páo dung; tiếng du dương, trầm bổng của kèn Pí Lè; rộn ràng tiếng trống, tiếng chiêng, chọe... Thế nên, cũng chẳng có gì là lạ khi các chàng trai, cô gái người Dao ở đây đều biết hát Páo dung, thổi vài điệu kèn Pí Lè, sử dụng thành thạo tiếng Dao...
Có chính sách bảo tồn phù hợp
Những ngày này, người Pà Thẻn ở xã Hồng Quang (Lâm Bình) đang tích cực tập luyện các tiết mục hát giao duyên, cầu thần lửa chuẩn bị đón nhận Chứng nhận của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Một trong những nghệ nhân có công đầu trong việc khôi phục, bảo tồn nghi lễ truyền thống này là Nghệ nhân Húng Văn Hín. Sau này, khi ông mất, "nhiệm vụ” được trao truyền lại cho nghệ nhân Phù Văn Thành. Chủ tịch UBND xã Hồng Quang Phù Đức Lâm chia sẻ, những nghệ nhân như ông Hín, ông Thành có vai trò rất to lớn trong việc bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào. Xác định điều này, từ năm 2016 đến nay, UBND xã Hồng Quang đã tổ chức các lớp học truyền dạy văn hóa truyền thống, duy trì, bảo tồn các phong tục, nghi lễ tốt đẹp của người Pà Thẻn, để ngọn lửa truyền thống cháy mãi trong đời sống thường nhật.
Cũng theo Chủ tịch UBND xã Hồng Quang Phù Đức Lâm, từ ngày khôi phục Nghi lễ Nhảy lửa, cuộc sống của bà con nhộn nhịp hơn hẳn. Một số đoàn khách du lịch đã đến thôn Thượng Minh thuê nhà ở homestay để chụp, xem nhảy lửa. Không chỉ chụp ảnh nhảy lửa mà du khách còn lưu lại hình ảnh sinh hoạt của người dân qua ống kính như: Phụ nữ Pà Thẻn dệt vải bên khung cửi, thiếu nữ Pà Thẻn trong trang phục truyền thống, hay đơn giản là trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt thường ngày với đồng bào nơi đây.
Theo bà Nguyễn Thị Thúy Hoa, Phó Trưởng phòng Di sản văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, toàn tỉnh hiện có 17 di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, 11 nghệ nhân ưu tú và 2 nghệ nhân nhân dân được phong tặng. Xác định các nghệ nhân là hạt nhân văn hóa tiêu biểu trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát triển các di sản trong cộng đồng, tỉnh có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các nghệ nhân, chủ thể văn hóa, là những người đang nắm giữ bảo tồn và truyền dạy các giá trị di sản văn hóa.
Trong đó, tạo dựng môi trường sinh hoạt và thực hành di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc; tổ chức các hoạt động, tăng cường giao lưu cộng đồng, câu lạc bộ, tạo sự gắn bó mật thiết của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc gắn với phát triển du lịch, tạo ra lợi ích kinh tế và quảng bá hình ảnh địa phương.
Tiếp tục phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, trọng tâm là tổ chức các hoạt động diễn xướng, dân ca, liên hoan hát dân ca, trình diễn trang phục trong nhà trường và ở cơ sở, khai thác, khôi phục một số lễ hội truyền thống, sưu tầm các bài dân ca, các điệu dân vũ, trò chơi dân gian, bài thuốc, món ăn đặc sắc, khôi phục các làng nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc. Đồng thời tiến hành khảo sát, rà soát, phát hiện, lựa chọn những hạt nhân tiêu biểu đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian, Nghệ nhân ưu tú theo quy định.
Báo Tuyên Quang
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Vật trung tâm trong lễ hội là cây Bông. Cây Bông là biểu tượng của vũ trụ bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban cho con người, dựng cây Bông đồng nghĩa với việc trả...
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lai Châu đã và...
Chương trình “Sắc mầu văn hóa Gia Lai - Bảo tồn và phát triển”, là sáng kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc...
Ơ Đu là một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người, sinh sống duy nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tập trung chủ yếu tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương.
Là dân tộc sinh sống lâu đời ở Cao Bằng, người Mông đã hình thành và lưu giữ nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc. Với tín ngưỡng truyền thống phong phú về vạn vật, lễ...
Mỗi dân tộc đều có một “báu vật" văn hoá riêng. Đối với người Sán Dìu ở Tuyên Quang, có thể nói báu vật đó là điệu hát Soọng cô - di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã được Bộ...
Trong nhiều năm qua, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đồng bào các dân tộc xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk luôn chung sức, đồng lòng cùng với cấp ủy,...
Văn hóa ẩm thực của đồng bào Tày có bề dày truyền thống, đa dạng, phong phú, với nhiều món ăn, thức uống độc đáo và thú vị đã tạo nên một bức tranh văn hóa ẩm thực đa sắc màu....
Tại Cao Bằng, người Lô Lô sinh sống tập trung ở 2 huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm với dân số khoảng hơn 2.800 người, chiếm hơn 50% tổng số người Lô Lô trên cả nước. Những năm qua, nhờ...
Trong đời sống đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), khèn vừa là nhạc cụ để nói lên tiếng lòng, vừa là phương tiện giao tiếp với thế giới tâm linh. Trải qua bao thế hệ,...