{title}
{publish}
{head}
Tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc, tổ chức lớp truyền dạy chiêng Mường, thành lập câu lạc bộ (CLB) giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc... Đó là những hoạt động thiết thực và bổ ích của nhiều đơn vị, trường học tỉnh Hòa Bình nhằm giáo dục học sinh ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, giúp các em thêm hiểu hơn về dân tộc mình... Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Nghệ nhân ưu tú Bùi Thanh Bình ( bên trái) hướng dẫn các em học sinh tìm hiểu và đánh Chiêng Mường, CLB Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường, trường THPT Quyết Thắng, Lạc Sơn – Hòa Bình.
Từ năm 2019 đến nay, trường THPT Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) chú trọng triển khai thực hiện mô hình "Giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt của CLB”. Sau khi ra mắt, CLB Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường đã hoạt động hiệu quả, tập trung vào 6 mảng chính: dân ca, trang phục, nhạc cụ, ẩm thực, trò chơi, văn hóa dân gian. Ngoài ra, CLB tổ chức triển khai dạy bộ chữ Mường cho các thành viên nhóm dân ca và văn hóa dân gian.
Thông qua nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích, CLB đã gieo những hạt giống tâm hồn giúp học sinh thêm yêu và hiểu hơn về bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Đến nay CLB đã thu hút hơn 300 thành viên. các thành viên. CLB đã khôi phục lại các bài trình tấu chiêng, hòa tấu nhạc cụ dân tộc, làn điệu dân ca, trò chơi truyền thống... biểu diễn trong các dịp lễ Tết, ngày hội văn hóa của làng, xã nhà trường, địa phương. Điều đáng tự hào là CLB đã được các nghệ nhân, phụ huynh và nhân dân vô cùng ủng hộ.
Cô giáo Trịnh Thị Hào (đứng trong cùng) -Trường THPT Quyết thắng hướng dẫn các em trongCLB tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc Mường.
Chủ nhiệm CLB Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường của Trường THPT Quyết Thắng Bùi Thị Hương cho biết: CLB được thành lập nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường với mục đích giáo dục ý thức bảo tồn phát huy văn hóa đặc sắc dân tộc. Học sinh được tham gia trải nghiệm, trang bị những kiến thức về văn hóa dân tộc giúp các em có hành trang sau này phát huy bảo tồn văn hóa bản sắc dân tộc Mường...
Các em học sinh trong CLB Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường tập hát dân ca Mường.
Đây là hoạt động ý nghĩa, cho thấy ngọn lửa đam mê dành cho văn hóa dân tộc đã được lan tỏa trong nhà trường, để nơi đây không chỉ là môi trường học tập mà còn là nơi thắp sáng tình yêu, nơi gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Em Quách Thị Thu Hằng, lớp 11A1 trường THPT Quyết Thắng – Hòa Bình cho biết “ Em tham gia CLB được các thầy cô, các nghệ nhân truyền dạy về văn hóa dân tộc Mường, qua đó em hiểu và thêm yêu truyền thống của dân tộc mình, nâng cao ý thức, trách nhiệm về việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”.
Các em học sinh tìm hiểu về trang phục thổ cẩm của người Mường ở Hòa Bình.
Cùng với nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục thì các trường học trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã lồng ghép giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc vào các tiết học và hoạt động ngoại khóa. Nuôi dưỡng tình yêu và trách nhiệm của mỗi học sinh về bảo tồn giá trị truyền thống sẽ là mục tiêu mà các trường hướng tới.
Theo Nguyễn Tuấn/nhandan.vn
baophutho.vn Những năm qua, người có uy tín trên địa bàn huyện Tân Sơn đã trở thành “điểm tựa” trong cộng đồng, luôn tích cực nêu gương, đi đầu trong công...
baophutho.vn Ông Kiều Bá Thưởng là Người có uy tín tại khu Lương Sơn, xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn được biết đến với vai trò làm tốt công tác tuyên truyền,...
Tuyên Quang tự hào khi sở hữu một kho di sản văn hóa truyền thống phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Trong dòng chảy thời gian, những di sản này vẫn có sức sống mãnh liệt,...
Vật trung tâm trong lễ hội là cây Bông. Cây Bông là biểu tượng của vũ trụ bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban cho con người, dựng cây Bông đồng nghĩa với việc trả...
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lai Châu đã và...
Chương trình “Sắc mầu văn hóa Gia Lai - Bảo tồn và phát triển”, là sáng kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc...
Ơ Đu là một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người, sinh sống duy nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tập trung chủ yếu tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương.
Là dân tộc sinh sống lâu đời ở Cao Bằng, người Mông đã hình thành và lưu giữ nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc. Với tín ngưỡng truyền thống phong phú về vạn vật, lễ...
Mỗi dân tộc đều có một “báu vật" văn hoá riêng. Đối với người Sán Dìu ở Tuyên Quang, có thể nói báu vật đó là điệu hát Soọng cô - di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã được Bộ...
Trong nhiều năm qua, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đồng bào các dân tộc xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk luôn chung sức, đồng lòng cùng với cấp ủy,...
Văn hóa ẩm thực của đồng bào Tày có bề dày truyền thống, đa dạng, phong phú, với nhiều món ăn, thức uống độc đáo và thú vị đã tạo nên một bức tranh văn hóa ẩm thực đa sắc màu....
Tại Cao Bằng, người Lô Lô sinh sống tập trung ở 2 huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm với dân số khoảng hơn 2.800 người, chiếm hơn 50% tổng số người Lô Lô trên cả nước. Những năm qua, nhờ...