Cập nhật:  GMT+7

Mai Châu- khơi nguồn văn hóa để phát triển du lịch

Mai Châu là huyện vùng cao ở tỉnh Hòa Bình, nhiều dân tộc cùng sinh sống như Thái, Mường, Kinh, Mông, Dao, Tày... Mỗi dân tộc có nét văn hóa đặc trưng đã tạo nên “bức tranh” đậm bản sắc, kho tàng văn hóa đa dạng, độc đáo. Xác định được thế mạnh của địa phương, huyện Mai Châu luôn quan tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc để văn hóa trở thành "đòn bẩy” phát triển du lịch, từ đó phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Mai Châu- khơi nguồn văn hóa để phát triển du lịchNhững tấm vải lanh được vẽ họa tiết bằng sáp ong luôn được du khách yêu thích khi đến xã Pà Cò, huyện Mai Châu.

Người Mông ở Mai Châu sống tập trung tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò. Bà con nơi đây còn gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống như: Dệt vải lanh, nhuộm chàm, thêu thổ cẩm, vẽ sáp ong... Đồng chí Sùng A Màng, Bí thư Đảng ủy xã Pà Cò chia sẻ: Những năm gần đây, người dân đã biết khai thác lợi thế, nhất là những đặc trưng trong văn hóa để phát triển du lịch. Từ hàng rào xếp bằng đá đến kiến trúc nhà ở, không gian trang trí trong từng góc nhỏ của các homestay, trang phục, chữ viết, nhạc cụ dân tộc, nghề truyền thống, nếp sinh hoạt hàng ngày... tạo nên không gian văn hóa đậm đà để du khách đến đây không chỉ nhớ về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn hiểu về truyền thống văn hóa và cuộc sống của người dân.

Đặc biệt từ năm 2017, đồng bào dân tộc Mông đã phục dựng thành công lễ hội Gầu Tào. Đây là lễ hội vừa có ý nghĩa quan trọng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của bà con, vừa là điểm nhấn để phát triển du lịch tại địa phương. Ông Delamotte Patrick Marianne - du khách đến từ Pháp sau khi tham quan bản làng và được người dân hướng dẫn cách vẽ sáp ong trên vải lanh đã chia sẻ: Khi đến với Mai Châu và đến Pà Cò, tôi cùng những người trong đoàn đều rất hài lòng. Nơi đây khí hậu trong lành, mát mẻ, người dân thân thiện, nhiệt tình. Chúng tôi được xem người dân tự tay vẽ họa tiết lên vải lanh để tạo những tấm vải đẹp mắt. Tôi rất thú vị và ấn tượng với văn hóa của người dân ở đây”.

Với sự chỉ đạo xuyên suốt qua 3 kỳ đại hội từ năm 2010 - 2025, Đảng bộ huyện Mai Châu đều định hướng xây dựng huyện trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh, là điểm đến hấp dẫn, thân thiện và an toàn. Cùng với đó, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện quyết tâm thực hiện tốt Nghị quyết số 15 của Huyện ủy về bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tập trung vào các lĩnh vực: Giữ gìn, bảo tồn văn hóa những nếp nhà sàn truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ, hát khắp, múa xòe, múa sạp, nghệ thuật múa keeng lóng và văn hóa ẩm thực độc đáo, nhất là phục dựng 2 lễ hội của đồng bào dân tộc Mông và dân tộc Thái. Đây được coi là hướng đi đúng, trúng của huyện Mai Châu, được người dân tin tưởng, ủng hộ. Qua đó vừa phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, vừa góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các phong tục, tập quán lạc hậu.

Đồng chí Hoàng Đức Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu cho biết: Quyết tâm tạo "đòn bẩy” trong phát triển du lịch, thời gian qua, huyện Mai Châu đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; tập trung đào tạo nghề, nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; tiếp tục bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa thành sản phẩm du lịch; tăng cường quảng bá, xúc tiến các hoạt động kích cầu du lịch; đẩy mạnh thu hút đầu tư... Từ thực hiện hiệu quả những quyết sách quan trọng ấy, “bức tranh” du lịch của huyện Mai Châu đã có nhiều khởi sắc và được Giải thưởng Traveller Review Award bầu chọn là 1 trong 10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam vào đầu năm 2023.

Đến thời điểm này, toàn huyện có 22 dự án lĩnh vực du lịch, trong đó 11 dự án đã đi vào hoạt động với số vốn đăng ký trên 846 tỷ đồng. Từ 1 điểm du lịch cộng đồng ban đầu là bản Lác, đến nay, trên địa bàn huyện có 148 cơ sở lưu trú du lịch, 7 điểm du lịch cộng đồng, 12 khách sạn, 28 nhà nghỉ, 106 homesstay, thu hút, tạo việc làm cho trên 1.200 lao động với thu nhập ổn định. Trong năm 2023, huyện Mai Châu đã đón hơn 656 nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng; trong đó khách trong nước gần 573 nghìn lượt, khách quốc tế trên 84 nghìn lượt. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt khoảng 673 tỷ đồng.

Tự hào với bản sắc văn hóa dân tộc, người dân nơi đây đã và đang từng ngày góp sức gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, đưa văn hóa trở thành "điểm nhấn” trên bản đồ du lịch Việt Nam.

TK (theo baohoabinh.com.vn)


TK (theo baohoabinh.com.vn)

 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Định vị thương hiệu du lịch Bắc Giang

Định vị thương hiệu du lịch Bắc Giang
2024-11-20 14:53:00

Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Đánh cá, đi rừng... thành sản phẩm du lịch

Đánh cá, đi rừng... thành sản phẩm du lịch
2024-04-03 09:18:00

Ra khơi rải lưới, khua chèo, đánh cá hay đi rừng hái măng, tham gia đá bóng như những cô gái Sán Chỉ... vốn là hoạt động, sinh hoạt thường ngày của người dân vùng biển, miền...

Hương vị núi rừng xứ Lạng

Hương vị núi rừng xứ Lạng
2024-04-02 14:36:00

Thạch đen là một sản phẩm nối tiếng của Lạng Sơn. Để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh, thị trấn Na...

Đan lát - nét văn hóa của người Dao Yến Dương

Đan lát - nét văn hóa của người Dao Yến Dương
2024-04-01 14:37:00

Bên cạnh việc giữ gìn những bộ trang phục sặc sỡ sắc màu, người Dao Quế Lâm ở xã Yến Dương (Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) còn lưu giữ nghề đan lát truyền thống, tạo nên những sản phẩm...

Khám phá rừng ban cổ thụ Nậm Cứm

Khám phá rừng ban cổ thụ Nậm Cứm
2024-03-30 19:49:00

Nhắc tới hoa ban là nhắc đến Điện Biên. Hoa ban đã đi vào thơ, nhạc, là biểu tượng đặc trưng gắn liền với đời sống văn hóa của người dân nơi đây.

Chợ âm dương miền Kinh Bắc

Chợ âm dương miền Kinh Bắc
2024-03-29 16:50:00

Xuất hiện cách đây cả ngàn năm, phiên chợ Âm Dương trong Lễ hội truyền thống làng Ó, nay là khu phố Xuân Ổ A, phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) là một sinh hoạt văn hóa mang...

Đặc sản cá chình suối Phú Quốc

Đặc sản cá chình suối Phú Quốc
2024-03-29 10:05:00

Cá chình suối hoặc cá trê suối hay còn gọi cá chình suối là loài đặc hữu của đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang). Thịt cá thơm ngon nên được nhiều du khách yêu thích.

Mường Lai khôi phục và phát triển lễ hội Xo May

Mường Lai khôi phục và phát triển lễ hội Xo May
2024-03-28 11:37:00

Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp xã Mường Lai tổ chức thành công Lễ hội Xo May. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu xuân mới với các hoạt động văn hóa...

Trải nghiệm du lịch nông thôn ở Yên Mỹ

Trải nghiệm du lịch nông thôn ở Yên Mỹ
2024-03-27 09:04:00

Đến với xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội), du khách được tham quan những điểm du lịch tâm linh, trải nghiệm tại các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, trang trại sinh thái...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long