Cập nhật:  GMT+7

Hương vị núi rừng xứ Lạng

Thạch đen là một sản phẩm nối tiếng của Lạng Sơn. Để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng đã nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm thạch ống nứa. Đây là một món ngon, độc đáo, mang hương vị rất riêng của núi rừng xứ Lạng.

Để tìm hiểu về thạch ống nứa, chúng tôi có dịp đến thăm cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh, tại thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng. Trong lúc đang tỉ mỉ lựa chọn, cắt thân cây nứa thành từng ống nhỏ, chị Chu Thị Hạnh, chủ cơ sở cho biết: Gia đình tôi đã kinh doanh sản phẩm thạch đen từ năm 2009. Đến năm 2020, Thạch Chu Hạnh là sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao cấp tỉnh; tháng 11/2022, cơ sở của tôi đã cho ra mắt sản phẩm thạch ống nứa và được đông đảo khách hàng đón nhận. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, cơ sở bán ra thị trường khoảng 500 ống, với 21 đại lý phân phối từ Nam ra Bắc.Thạch ống nứa được làm từ những nguyên liệu dân dã, bình dị như cây thạch đen, ống nứa, bột năng và đường. Để làm được những chiếc thạch ống nứa thơm ngon, đầu tiên phải chọn được loại cây nứa có độ già khoảng 1 năm tuổi, vỏ xanh bóng, không bị sâu bệnh. Sau khi chọn được cây nứa phù hợp, người làm sẽ tiến hành cắt thân cây nứa thành từng ống nhỏ, có độ dài khoảng 20 cm. Tiếp đó, ống nứa được mang đi rửa sạch và đun sôi với nước đến khi ống nứa ngả màu vàng. Việc ống nứa được đun sôi sẽ giúp khử trùng, làm ống nứa dai, mềm hơn, tránh nứt vỡ.

Công đoạn quan trọng nhất trong quá trình làm thạch ống nứa chính là bước sơ chế cây thạch đen. Để sản phẩm cho chất lượng thơm ngon nhất, người chế biến cần chọn được loại thạch đen trồng trên nương. Sau đó, cây thạch sẽ được mang đi rửa sạch và cho vào máy nghiền nhỏ để giúp cây dễ nhừ hơn trong quá trình đun nấu. Để loại bỏ hết các tạp chất và cho ra nước cốt sạch trong, người làm sẽ tiến hành đun thô và lọc nhiều lần trước khi đun nước cốt thạch. Thông thường, công đoạn này sẽ mất từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ.

Sau khi đã hoàn thành các bước sơ chế, người chế biến sẽ đun nước cốt thạch đen thêm 7 tiếng đồng hồ. Trong quá trình đun, người làm sẽ tiến hành cho bột năng để tạo chất kết dính cho thạch và cho thêm đường để tăng hương vị cho sản phẩm. Để các nguyên liệu hòa quyện với nhau và giúp thạch không bị vón cục, người làm đảo đều tay liên tục. Sau khi đun hỗn hợp nước cốt thạch, người chế biến sẽ cho hỗn hợp nước cốt thạch vào từng ống nứa và đợi đến khi thạch nguội, đông lại là có thể sử dụng được.

Ưu điểm của sản phẩm thạch ống nứa so với thạch hộp thông thường không chỉ dừng lại ở việc tiện lợi trong sử dụng, nguyên liệu thuần tự nhiên, thân thiện với môi trường mà còn ở thời gian bảo quản. Theo đó, khi thạch được vào ống nứa sẽ dễ dàng hơn trong quá trình hút chân không, hạn chế sản phẩm tiếp xúc với không khí, từ đó hạn chế nấm mốc và giúp thời gian bảo quản của sản phẩm dài hơn. Ở nhiệt độ thường, thạch ống nứa có thể để được từ 3 đến 4 ngày. Nếu bảo quản trong nhiệt độ lạnh, thời gian bảo quản của sản phẩm có thể lên đến 1 tuần. Nhờ đó, thạch ống nứa đã đáp ứng được yêu cầu về vận chuyển, sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh thành khác.

Chị Hoàng Thanh Hằng, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội cho biết: Tôi đã có cơ hội được nếm thử thạch ống nứa của cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh tại điểm trưng bày – kết nối – hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thành phố Hà Nội. Tôi rất ấn tượng với hương vị mát lành, ngọt thanh của sản phẩm, đặc biệt là sự tiện lợi trong quá trình thưởng thức. Hơn nữa, sản phẩm còn được làm từ các nguyên liệu tự nhiên khiến tôi rất an tâm khi dùng.

Hương vị núi rừng xứ Lạng

Chị Chu Thị Hạnh, chủ cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng thực hiện công đoạn hút chân không cho sản phẩm thạch ống nứa.

Hiện nay, sản phẩm thạch ống nứa của cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh đã được phân phối đến 21 đại lý từ Bắc vào Nam. Nếu muốn thưởng thức sản phẩm độc đáo này, thực khách có thể tìm mua tại các điểm trưng bày – kết nối – hỗ trợ tiêu thụ nông sản, cửa hàng OCOP... tại một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quy Nhơn (Bình Định)...

Bà Lô Thị Kim Oanh, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Lãng cho biết: Sản phẩm thạch ống nứa của cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thạch đen của địa phương. Ngoài ra, việc tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có như cây nứa, cơ sở đã góp phần tạo ra thu nhập cho người dân. Mặc dù chỉ mới được đưa ra thị trường từ tháng 11/2022 nhưng với nhiều ưu điểm vượt trội, thạch ống nứa đã được đông đảo khách hàng yêu thích và trở thành một sản phẩm tiềm năng của địa phương.

Với sự độc đáo, mới lạ và hương vị thơm ngon, thạch ống nứa đã góp phần nâng giá trị sản phẩm thạch đen của Lạng Sơn. Tin tưởng rằng, với nỗ lực của cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh trong việc cải tiến, nâng cấp sản phẩm theo hướng bền vùng từ việc sử dụng những nguyên liệu thuần tự nhiên, sản phẩm thạch ống nứa sẽ còn tiếp tục nhận được sự yêu thích của khách hàng và góp phần đưa nền ẩm thực xứ Lạng vươn xa hơn nữa.

TK (Theo baolangson)


TK (Theo baolangson)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch
2024-05-12 10:02:00

Tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách quốc tế cũng như sự ghi nhận của báo chí và những tổ chức du lịch uy tín hàng đầu thế giới, mở ra cơ hội để Huế tạo được một bức tranh lớn về...

Khám phá Thung lũng các vị thần

Khám phá Thung lũng các vị thần
2024-05-12 09:53:00

Nằm giữa non xanh bát ngát của núi rừng, Thung lũng các vị thần với mô hình các bức tượng thần thoại độc đáo khổng lồ có khả năng cử động đang thu hút du khách khi đến với Đà Lạt.

Đan lát - nét văn hóa của người Dao Yến Dương

Đan lát - nét văn hóa của người Dao Yến Dương
2024-04-01 14:37:00

Bên cạnh việc giữ gìn những bộ trang phục sặc sỡ sắc màu, người Dao Quế Lâm ở xã Yến Dương (Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) còn lưu giữ nghề đan lát truyền thống, tạo nên những sản phẩm...

Khám phá rừng ban cổ thụ Nậm Cứm

Khám phá rừng ban cổ thụ Nậm Cứm
2024-03-30 19:49:00

Nhắc tới hoa ban là nhắc đến Điện Biên. Hoa ban đã đi vào thơ, nhạc, là biểu tượng đặc trưng gắn liền với đời sống văn hóa của người dân nơi đây.

Chợ âm dương miền Kinh Bắc

Chợ âm dương miền Kinh Bắc
2024-03-29 16:50:00

Xuất hiện cách đây cả ngàn năm, phiên chợ Âm Dương trong Lễ hội truyền thống làng Ó, nay là khu phố Xuân Ổ A, phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) là một sinh hoạt văn hóa mang...

Đặc sản cá chình suối Phú Quốc

Đặc sản cá chình suối Phú Quốc
2024-03-29 10:05:00

Cá chình suối hoặc cá trê suối hay còn gọi cá chình suối là loài đặc hữu của đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang). Thịt cá thơm ngon nên được nhiều du khách yêu thích.

Mường Lai khôi phục và phát triển lễ hội Xo May

Mường Lai khôi phục và phát triển lễ hội Xo May
2024-03-28 11:37:00

Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp xã Mường Lai tổ chức thành công Lễ hội Xo May. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu xuân mới với các hoạt động văn hóa...

Trải nghiệm du lịch nông thôn ở Yên Mỹ

Trải nghiệm du lịch nông thôn ở Yên Mỹ
2024-03-27 09:04:00

Đến với xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội), du khách được tham quan những điểm du lịch tâm linh, trải nghiệm tại các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, trang trại sinh thái...

“Viên ngọc thô” Cồn Đen

“Viên ngọc thô” Cồn Đen
2024-03-26 09:31:00

Nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004, Cồn Đen (xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) là...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long