{title}
{publish}
{head}
PTO- Ở xã Tu Vũ (Thanh Thủy), hỏi thanh niên nào là tấm gương đáng để noi theo thì cái tên Nguyễn Thành Công có lẽ chiếm được sự ủng hộ của không ít người. Hoàn cảnh gia đình gặp rất nhiều khó khăn nhưng từ 2 bàn tay trắng, Nguyễn Thành Công đã tạo được một cơ ngơi mà ở vùng quê nhiều người có hoàn cảnh thuận lợi hơn anh rất nhiều cũng không làm được.
Sinh năm 1982, cha là bộ đội bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, Công là người con thứ 2 trong một gia đình có 5 anh chị em, người anh cả bị di chứng của chất Điôxin quái ác. Như đa phần các gia đình quân nhân khác khi kết thúc cuộc chiến tranh cứu nước, hoàn cảnh gia đình anh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Người cha đau yếu, người anh bệnh tật hầu như không giúp được gì. Chính vì thế mà Công phải nghỉ học từ rất sớm đi làm thuê để phụ giúp gia đình. Nhớ về những ngày theo người làng đi làm thuê khắp nơi, Công vẫn còn bùi ngùi: 15 tuổi em đã theo người làng đi làm thợ nề khắp các nơi trong và ngoài tỉnh như: Kim Thượng, Xuân Đài, Thượng Cửu rồi Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình. Cực lắm anh ạ, ngày công thì thấp, công việc nặng nhọc nhìn con người ta bằng tuổi mình hàng ngày được cắp sách tới trường em thèm lắm, vả lại thấy người ta cũng có đồi rừng, đất vườn như mình mà giàu được nên em quyết tâm.
Từ hai bàn tay trắng, với sự giúp đỡ của Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay vốn, hiện nay Công đã có hơn 6ha đồi rừng, khoảng 9.000m2 diện tích ao cá gồm cá giống và cá thương phẩm. Ngoài ra trong chuồng lúc nào cũng có từ 24 – 25 con lợn. Cùng với diện tích đó Công và gia đình còn trồng thêm hơn 7.000m2 ngô và lúa. Anh tâm sự về những vất vả làm kinh tế: Những ngày đầu cơ cực lắm anh ạ. Mà đất đai nơi đây không phải như các nơi khác trồng cây được ngay. Đầu tiên phải trồng tế, sau đó cuốc lật sâu đốt hết tế, rồi trồng sắn. Phải vài lần như vậy thì mới được, có làm như thế thì đất mới tốt. Sau đó bắt đầu trồng cây. Em trồng chủ yếu là keo và bạch đàn, mỗi năm trồng làm 2 đợt, do không có vốn và nhân công.
Thu nhập hàng năm hiện nay của Công từ mô hình VAC cũng được từ 35 đến 40 triệu đồng. Vài năm nữa, diện tích rừng cho thu hoạch thì chắc chắn trong tay Công cũng có vài trăm triệu đồng. Anh sẽ tiếp tục tái đầu tư và mở rộng diện tích rừng.
Tuy nhiên, anh Công cũng cho biết thêm: Tôi còn gặp rất nhiều khó khăn trong đầu tư sản xuất hiện nay. Điều khó khăn lớn nhất cũng là tình hình chung mà nhiều người muốn xây dựng kinh tế gặp phải là nguồn vốn. Nguồn vốn vay của các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng chính sách thì có hạn, số người muốn vay thì nhiều nên số tiền mỗi hộ được vay thấp không đủ đáp ứng sản xuất. Điều đó khó khăn cho những người đang bước đầu làm kinh tế. Tiếp theo là nguồn thức ăn cho chăn nuôi giá quá cao. Người nông dân chăn nuôi mua thức ăn tổng hợp cầm chắc không có lãi hoặc lãi không đáng kể. Một khó khăn nữa Công đang gặp phải là các kỹ thuật về chăn nuôi, trồng và chăm sóc lợn, cá, cây rừng... còn thiếu. Anh mong muốn được giúp đỡ tìm hiểu thêm về những kỹ thuật đó, đặc biệt là việc phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi.
Không những là một thanh niên biết vượt khó đi lên làm kinh tế giỏi, Nguyễn Thành Công còn là một UVBCH Chi đoàn năng nổ hoạt động phong trào. Mong sao người đoàn viên thanh niên Nguyễn Thành Công thực hiện được ước mơ của mình, làm tấm gương cho các đoàn viên khác noi theo góp phần xây dựng quê hương ngày càng thêm no ấm, giàu đẹp.
Hùng Cường
Nguyễn Việt Hà ở khu 19, xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông là một trong những tấm gương sáng về tinh thần khởi nghiệp và vượt khó trong nông nghiệp sau cơn bão Yagi.
Nguyễn Việt Hà - chàng trai trẻ ở khu 19, xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông trở thành tấm gương sáng về tinh thần khởi nghiệp và vượt khó trong nông nghiệp sau cơn ...
Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) huyện Tam Nông có những bước phát triển nổi bật, tích cực góp phần vào sự ...
Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Cẩm Khê xuất hiện ngày càng nhiều các gương phụ nữ năng động, dám nghĩ, dám làm, áp dụng khoa học kỹ thuật, khai thác ...
Từ nhiều năm qua, chị Hà Thị Hương - dân tộc Mường, hội viên phụ nữ khu Đồng Lão, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn được biết đến là một người phụ nữ đảm đang, ...
Với những cách làm sáng tạo, hiệu quả thời gian qua, các phong trào của đoàn viên, thanh niên toàn tỉnh đã khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong các ...
Sinh tuổi Quý Hợi 1983, doanh nhân Lê Mạnh Cường (khu 6 xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy) xuất phát điểm từ một gia đình thuần nông. Có lẽ vì thế, ngay từ bé, ...
Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, Bí thư Chi bộ Đặng Đình Điện (người dân tộc Dao, sinh năm 1952, khu Hạ Thành, xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn) được nhiều người ...
baophutho.vn Chiều 10/1, Đoàn công tác của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung...
baophutho.vn Hơn 4 năm kể từ khi Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về xây dựng huyện Phù Ninh cơ bản trở thành huyện...
PTO-Chúng tôi đến thăm chị Hán Thị Liền - ở xã Xuân Lộc, Thanh Thủy - ngườiphụ nữ 17 năm liền đi mua đồng nát để nuôi hai con đại học, vào mộtngày đẹp trời. Nhìn ba gian nhà...
PTO-Nói đến chị Lê Thị Hường ở khu 4 xã Nga Hoàng thì không chỉ bà con nhândân trong xã mà hầu như nông dân trong huyện Yên Lập đều biết đến chịbởi chị vừa là một phụ nữ điển...
PTO-Mới đây khi về công tác tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông chúng tôi đượcgiới thiệu gương làm giàu của một nông dân, đó là anh Hà Việt Tuấn ởkhu 15. Tuấn sinh năm 1967, trông...
PTO-Sinh ra và lớn lên ở vùng đất chiêm trũng Tứ Xã, huyện Lâm Thao, nhưngcả cuộc đời bà Chử Thị Ninh lại gắn bó với ngành sản xuất xi măng. Thủanhỏ bà cũng chưa định rõ lớn...
PTOTiến sĩ Hà Quang Lợi- Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Côngty cổ phần Dược Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Dược. Những nămqua vượt lên những khó khăn thách...
PTO-Từ năm 2004 trở lại đây, xã Cao Xá (Lâm Thao đã xuất hiện một số môhình sản xuất mới như nuôi ếch, nhím, gấu, thỏ... Đi đầu trong phongtrào này là anh Nguyễn Lương Việt,...