Cập nhật:  GMT+7

Nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong của đồng bào Dao Tiền

Trong tiết trời giao mùa, áng mây trắng lững lờ trôi trên những sườn núi đá vôi ở bản Cỏi, Vườn Quốc gia Xuân Sơn, những người phụ nữ Dao Tiền lại ngồi bên hiên nhà, đun sáp ong và in hoa văn làm trang phục mặc trong các dịp lễ, tết. Đây là nghệ thuật độc đáo mà ngày nay ở Phú Thọ chỉ có nơi đây mới lưu giữ được.

Nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong của đồng bào Dao Tiền

Sáp ong được đun chảy trên bếp than hồng

Chị Đặng Thị Điện năm nay mới ngoài ba mươi tuổi nhưng đã có thâm niên 15 năm biết in hoa văn bằng sáp ong. Ở bản Cỏi từ bao đời nay, con gái 14, 15 tuổi đã được các bà, các mẹ dạy cho kỹ thuật nhuộm vải và in sáp ong.

Nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong của đồng bào Dao Tiền

Vải dùng để để in hoa văn là vải trắng

Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao làm thủ công phải mất vài tháng. Vậy nên, các cô gái Dao Tiền Xuân Sơn phải học nhuộm vải, in hoa văn, thêu thùa từ khi còn nhỏ để có thể tự tạo trang phục làm của hồi môn khi về nhà chồng.

Nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong của đồng bào Dao Tiền

Dụng cụ hình tam giác dùng để in đường thẳng hoặc hoa văn góc cạnh

Sáp ong là nguyên liệu không thể thiếu trong loại hình in độc đáo này. Tổ ong rừng sau khi mang về sẽ tách mật, lấy sáp đun sôi và lọc phần nước trong tiếp tục đun cho đến khi đặc lại. Sau đó, sáp ong để ngoài trời sẽ đông lại thành khối sáp mịn, óng màu mỡ gà, bảo quản được lâu.

Nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong của đồng bào Dao Tiền

Sự khéo léo của các bà, các chị người Dao thể hiện trên tấm vải

Khi cần sáp để in, người phụ nữ Dao sẽ đun sáp trên bếp than hồng cho sáp chảy ra đạt được độ lỏng cần thiết. Nếu sáp quá đặc thì sẽ không ăn vải còn lỏng quá thì khi in sẽ nhòe nét, không đẹp.

Nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong của đồng bào Dao Tiền

Sáp ong sau khi in sẽ mang đi nhuộm chàm mới hiện lên rõ nét

Dụng cụ để in cũng rất thô sơ bằng tre, nứa vót mỏng, uốn thành hình tam giác có kích thước mỗi cạnh từ 5-10cm cùng với khoảng chục chiếc ống tre hình trụ tròn. Khi vẽ, người phụ nữ ngồi bên bếp than hồng, dùng dụng cụ tre chấm vào dung dịch sáp ong lỏng rồi đưa tay họa từng đường nét trên tấm vải. Khi kẻ, bàn tay khéo léo phải giữ cho sáp thấm đều, không loang lổ. Động tác chấm sáp ong rồi in trên vải lặp lại nhiều lần cho đến khi hết khổ vải.

Nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong của đồng bào Dao Tiền

Bà Đặng Thị Sinh dạy cho cháu gái kỹ thuật in hoa văn

Sau khi sáp ong khô, tấm vải sẽ được mang đi nhuộm chàm rồi phơi. Sau đó, người phụ nữ sẽ nhúng tấm vải đã nhuộm vào nước sôi cho sáp ong tan ra thì đường nét hoa văn sẽ hiện rõ nét trên tấm vải. Động tác in rồi nhuộm và hong khô sẽ lặp lại nhiều lần cho đến khi người thợ cảm thấy ưng ý. Nhiều công đoạn như vậy cho thấy công sức làm ra bộ trang phục của đồng bào người Dao Tiền rất công phu, tỉ mỉ.

Nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong của đồng bào Dao Tiền

Động tác chấm vào sáp rồi in lên vải lặp đi lặp lại nhiều lần

In hoa văn bằng sáp ong không chỉ là nét văn hóa truyền thống mà còn thể hiện sự tinh tế, khéo léo, cần cù của người con gái. Vì vậy, khi gả về nhà chồng, các già làng chỉ cần nhìn vào trang phục là biết cô dâu có chu đáo, tỉ mỉ với gia đình chồng hay không. Ngay từ khi còn nhỏ, các bà, các mẹ đã truyền cho con, cháu kỹ thuật in hoa văn và nhuộm vải. Vì vậy, kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong độc đáo này vẫn được lưu giữ trong đời sống của đồng bào Dao Tiền ở Xuân Sơn qua nhiều thế hệ.

Nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong của đồng bào Dao Tiền

Tấm vải hoàn chỉnh các công đoạn sẽ có hình dáng, màu sắc như thế này

Vừa ngân nga hát những câu hát cổ, bà Đặng Thị Sinh vừa hướng dẫn người cháu nhỏ in những nét đầu tiên trên khổ vải. Cô bé rất thích loại hình độc đáo này của dân tộc mình. Đôi bàn tay nhỏ bé cẩn thận, đôi mắt chăm chú làm theo từng động tác dưới sự chỉ bảo tận tình của người bà. Đó không chỉ là sự kế thừa tinh hoa mà còn tiếp lửa cho nghệ thuật này không bị mai một trong đời sống hiện đại.

Nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong của đồng bào Dao Tiền

Sự thích thú của cô bé người Dao khi được học in hoa văn bằng sáp ong

Giờ đây, thế hệ sau không còn mặc quần áo truyền thống trong đời sống thường nhật, mà chỉ mặc mỗi dịp tết hoặc lễ trọng. Vậy nên, lưu giữ và truyền lửa cho đám trẻ nhỏ trong xóm là điều mà những người phụ nữ ở đây đặc biệt quan tâm.

Nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong của đồng bào Dao Tiền

Nét đẹp của người phụ nữ Dao trong trang phục truyền thống

Với phương châm “Con người là chủ thể của di sản”, những người phụ nữ Dao Tiền như chị Điện, bà Sinh vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình, như ngọn lửa cháy mãi, truyền cho thế hệ mai sau.

Thùy Trang


Thùy Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Đi tìm “linh vật” trong truyền thuyết

Đi tìm “linh vật” trong truyền thuyết
2024-05-07 12:40:00

baophutho.vn Tưởng rằng “Voi chín ngà, gà chín cựa” là câu chuyện chỉ có trong truyền thuyết nhưng tại huyện miền núi Tân Sơn, hơn 10 năm qua, chàng trai xứ...

Độc đáo thi kéo lửa nấu cơm tại Đào Xá

Độc đáo thi kéo lửa nấu cơm tại Đào Xá
2024-03-26 12:51:00

baophutho.vn Trên hành trình du xuân qua mảnh đất Đào Xá, huyện Thanh Thủy, bên cạnh những lễ hội có lịch sử hàng trăm năm, khách thập phương còn đặc biệt...

Đền thờ Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc

Đền thờ Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc
2024-03-23 14:10:00

baophutho.vn Nguyễn Mẫn Đốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống thi thư, lễ nghĩa thuộc họ Nguyễn Tam Sơn ở làng Dòng, xã Xuân Lũng, huyện...

Thảo thơm cỗ thờ Đào Xá

Thảo thơm cỗ thờ Đào Xá
2024-03-07 14:14:00

baophutho.vn Khi về dự Hội rước voi ở xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, du khách không khỏi ấn tượng với mâm cỗ thờ được dân làng chuẩn bị công phu, cầu kỳ. Năm...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long