
{title}
{publish}
{head}
Sinh ra và lớn lên nơi thung lũng Hang Kia - vùng đất được mệnh danh là “thiên đường săn mây” của Mai Châu (cũ), chàng trai người Mông Giàng A La, sinh năm 1996, xóm Pà Khôm, xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (cũ) nay là xóm Pà Khôm, xã Pà Cò, tỉnh Phú Thọ (mới) sớm mang trong mình khát vọng làm giàu chính đáng trên quê hương bằng con đường phát triển du lịch cộng đồng.
Từ ước mơ trở về bản làng...
Từng theo học tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Tây Bắc, Giàng A La trở về với xóm bản và thử sức với mô hình Hợp tác xã dịch vụ du lịch - nông nghiệp Hang Kia. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, HTX giải thể do gặp nhiều vướng mắc. “Các thành viên chưa thật sự hiểu nhau, bà con chưa nắm rõ các quy định pháp luật, thuế và chính sách, khó để cùng nhau phát triển lâu dài. Vì vậy, mình muốn làm lại mô hình theo quy mô hộ kinh doanh một cách hiệu quả, sau này sẽ có thêm kinh nghiệm để giúp đỡ, hỗ trợ lại bà con để cùng phát triển”, Giàng A La chia sẻ.
Du khách nước ngoài thích thú khi tham gia tour du lịch trải nghiệm cùng Giàng A La (ngoài cùng bên phải)
Du khách tới du lịch trải nghiệm tại A La Homestay
Lựa chọn mô hình hộ kinh doanh để tiếp tục hành trình làm du lịch bền vững, anh tập trung vào xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng mang tên A La Homestay. Với các tour du lịch trọn gói, du khách khi tới homestay sẽ được trải nghiệm văn hóa từ khám phá thiên nhiên, thưởng thức ẩm thực đến nghỉ dưỡng... tại các địa điểm ở Hang Kia - Pà Cò và cả Mộc Châu, Vân Hồ (Sơn La). Bên cạnh đó, A La Homestay còn cung cấp những sản phẩm thổ cẩm thủ công, nông sản sạch do người dân địa phương sản xuất như mận, cà chua, gà thả vườn, rau các loại...
Lan tỏa giá trị văn hoá từ du lịch cộng đồng
A La Homestay là điểm đến hấp dẫn với không ít du khách trong nước và quốc tế khi ghé thăm khu vực Hang Kia - Pà Cò. Các tour trải nghiệm từ 1-4 ngày được thiết kế trọn gói, bao gồm dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, trải nghiệm văn hóa bản địa như vẽ sáp ong, giã bánh dày, nhuộm chàm, nấu ăn, hái mận, đào, săn mây, leo núi, cắm trại, thăm thác nước, tắm suối khoáng nóng, giao lưu văn nghệ, hoạt động từ thiện... Chi phí dao động từ 1-3 triệu đồng/người tùy tour.
Giàng A La chuẩn bị các món ăn dân tộc cho du khách tới tham quan, trải nghiệm tại Homestay
Mỗi tháng, A La đón khoảng 20-30 lượt khách, mang về doanh thu khoảng 30-40 triệu đồng. Tuy vậy, hoạt động du lịch vẫn mang tính mùa vụ, chưa ổn định. A La hiện phải thuê nhân sự theo thời vụ, gồm 3 người với mức hỗ trợ khoảng 250.000 đồng/ngày, tương đương 2 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, còn có thêm chi phí cho đội văn nghệ, xe ôm và hướng dẫn viên là bà con trong xóm, được huy động theo từng tour. Anh cho biết: “Dù khách chưa đều, mình vẫn cố gắng duy trì chi trả để có người cùng làm, cùng giữ nghề. Một mình thì không thể phát triển du lịch cộng đồng. Mình phải mang lại lợi ích cho bà con thì họ mới sẵn sàng đồng hành cùng mình”.
Từng là cán bộ Đoàn năng động, A La thường xuyên tổ chức các chương trình thiện nguyện, trồng rừng, hoạt động cộng đồng gắn với du lịch. Từ đó, anh nhận được sự đồng thuận và hỗ trợ từ người dân và chính quyền địa phương. Chính tinh thần “không làm một mình” ấy đã trở thành nền tảng để anh từng bước tạo dựng mô hình du lịch phát triển bền vững, gắn với sinh kế và văn hóa bản địa.
Du khách check in tại điểm săn mây trong tour trải nghiệm của A La Homestay
Đồng chí Trần Văn Truyền - Chủ tịch UBND xã Pà Cò, tỉnh phú Thọ (mới) cho biết: “Giàng A La là một thanh niên tiêu biểu có tư duy đổi mới, dám nghĩ dám làm. Dù gặp nhiều khó khăn khi khởi nghiệp tại địa phương, anh vẫn kiên trì tìm hướng đi riêng và không ngừng kết nối cộng đồng. Điều đáng quý là A La không làm du lịch chỉ vì cá nhân, mà luôn nỗ lực để tạo sinh kế, lan tỏa văn hóa, gìn giữ bản sắc dân tộc. Địa phương luôn đánh giá cao mô hình của A La và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ trong khả năng để du lịch cộng đồng có thể phát triển bền vững.”
Từ đôi bàn tay trắng, Giàng A La đã biến một góc núi rừng thành nơi đón khách. Từ ước mơ nhỏ, anh gieo lên cả một tương lai cho cộng đồng người H’Mông ở Pà Cò. Và từ thung lũng mây ấy, một thế hệ trẻ mới đang dần thức tỉnh, dám mơ, dám làm và dám ở lại - khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương.
Hằng Nguyễn
baophutho.vn Trong giai đoạn ngành du lịch Việt Nam trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu tái cấu trúc sản phẩm và định hướng chiến lược phát triển trở nên...
baophutho.vn Khi tiếng sấm đầu mùa vang vọng giữa thung lũng, rừng già khu vực tỉnh Hoà Bình (cũ) nay là tỉnh Phú Thọ (mới) trở mình thức dậy. Trong bóng...
baophutho.vn Từ thập niên 60 của thế kỷ trước, bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã được Chính phủ, các bộ, ngành chọn là điểm tham quan...
baophutho.vn Dưới bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, những khúc gỗ vô tri hay nắm đất thô sơ bỗng thức tỉnh như có hồn cốt và hơi thở.
baophutho.vn Tận dụng lợi thế cảnh quan thiên nhiên, lịch sử và văn hóa đa dạng, những năm qua, ngành du lịch Đất Tổ đã tích cực phối hợp với các địa...
baophutho.vn Từ ngày 5 - 8/6, tại thành phố Lào Cai đã diễn ra Hội chợ Du lịch quốc tế Lào Cai năm 2025 với chủ đề “Du lịch Lào Cai - Kết nối khát vọng xanh”.
baophutho.vn Không khó để bắt gặp sắc vàng rực rỡ của muồng hoàng yến mỗi độ hè về trên các tuyến phố của TP Việt Trì - loài hoa như mang theo cả nắng trời...
baophutho.vn Hạ Hòa là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời gắn với thời đại Hùng Vương dựng nước. Sự hòa quyện độc đáo giữa bề dày truyền...
baophutho.vn Thời gian qua, huyện Tân Sơn luôn chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, các di sản văn hóa không...
baophutho.vn Là một trong số gần 50 vị Trạng nguyên của nước ta, Vũ Duệ sinh ra trong một gia đình làm nghề nông ở làng Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn...