Người cao tuổi thời 4.0

Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin phát triển, mạng internet phủ sóng mọi nơi, người cao tuổi cũng làm quen và sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh. Nhờ internet và mạng xã hội, người cao tuổi được kết nối gần hơn, thường xuyên hơn với con, cháu, giao lưu bạn bè, tìm kiếm thông tin chăm sóc sức khỏe... góp phần làm phong phú đời sống tinh thần.

Người cao tuổi thời 4.0

Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin phát triển, mạng internet phủ sóng mọi nơi, người cao tuổi cũng làm quen và sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh. Nhờ internet và mạng xã hội, người cao tuổi được kết nối gần hơn, thường xuyên hơn với con, cháu, giao lưu bạn bè, tìm kiếm thông tin chăm sóc sức khỏe... góp phần làm phong phú đời sống tinh thần.

Theo Báo cáo Tổng quan phát triển kỹ thuật số Việt Nam, đầu năm 2024, Việt Nam ghi nhận có 78,44 triệu người dùng internet, với tỷ lệ thâm nhập internet đạt 79,1%; số lượng người dùng mạng xã hội là 72,70 triệu người, chiếm 73,3% dân số. Trong đó, độ tuổi từ 55 – 64 tuổi sử dụng internet chiếm 9,9% và từ 65 tuổi trở lên chiếm 9,3%. Tỷ lệ tiếp cận internet của người cao tuổi còn thấp là do gặp khó khăn trong việc thích ứng với công nghệ mới.

Khoảng 3 năm nay, bà Nguyễn Thị Văn, ở thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao đã quen với việc sử dụng điện thoại thông minh trong cuộc sống hằng ngày. Ban đầu, bà không muốn dùng điện thoại thông minh vì sợ mắt mờ, tay chân chậm, trí nhớ cũng kém. Đến khi được sự động viên và hướng dẫn của cháu ngoại, bà làm quen và giờ đã sử dụng cơ bản thành thạo điện thoại thông minh.

Người cao tuổi thời 4.0

Ông Phạm Văn Dũng, phường Bến Gót, TP Việt Trì có thói quen đọc tin tức thời sự trong nước và quốc tế, hằng ngày, ông vẫn giữ thói quen đọc Báo Phú Thọ qua đường bưu điện gửi về, đồng thời đọc báo mạng để nắm bắt thông tin bằng điện thoại thông minh. Các thông báo của khu dân cư cũng được cập nhật kịp thời qua nhóm Zalo, giúp người cao tuổi như ông không bỏ lỡ sự kiện, chương trình nào của địa phương.

Người cao tuổi thời 4.0

Những tiến bộ về công nghệ thông tin đang giúp người cao tuổi vượt qua nhiều trở ngại để kết nối nhiều hơn với bạn bè, người thân, giúp đời sống tinh thần thêm phong phú, năng động, tích cực trong cuộc sống hằng ngày.

Từ khi có điện thoại thông minh, bà Đinh Thị Lý, phường Thanh Miếu, TP Việt Trì thường “lên mạng” tìm hiểu kiến thức về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người già, đồng thời tạo nhóm trò chuyện với người cao tuổi trong khu phố. Vốn là người yêu văn nghệ nên bà thường sử dụng điện thoại thông minh để tập hát. Đặc biệt, bà còn hướng dẫn bạn bè cao tuổi trong khu cách sử dụng điện thoại thông minh, cách truy cập internet và mạng xã hội.

Người cao tuổi thời 4.0

Những năm qua, Hội Người cao tuổi tỉnh đẩy mạnh khuyến khích, động viên hội viên ở các cơ sở hội tích cực làm quen, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin. Việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh để truy cập internet đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều người cao tuổi, giúp họ nhanh chóng bắt nhịp với xu thế của thời đại 4.0 và hòa nhập với xã hội hiện đại.

Người cao tuổi thời 4.0

Bên cạnh đó, theo kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến tháng 9/2024 sẽ dừng hoàn toàn công nghệ 2G trên cả nước, trong khi đó khách hàng sử dụng sóng 2G đa số đều là người cao tuổi. Nhằm đảm bảo lộ trình tắt sóng 2G, hiện các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi như trợ giá, ưu đãi dịch vụ, hướng dẫn cài đặt, kết nối, sử dụng các ứng dụng cơ bản để hỗ trợ người cao tuổi chuyển đổi sử dụng mạng 2G lên 4G, tiếp cận với điện thoại thông minh.

Người cao tuổi thời 4.0

Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ về số người cao tuổi sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh, nhưng chắc chắn việc làm quen và sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh đã trở thành xu thế đối với người cao tuổi. Các cụ ông, cụ bà không chỉ sử dụng để đọc báo, tra cứu các thông tin cần thiết, xem các chương trình vui chơi, giải trí, thể dục thể thao... mà nhiều người còn sử dụng mạng xã hội để liên lạc với người thân, giao tiếp bạn bè...

Những tiện ích mà thiết bị công nghệ thông minh và mạng xã hội mang lại cho người cao tuổi là rất lớn. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích đó, khi truy cập mạng xã hội cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Người cao tuổi khi tiếp cận mạng xã hội cần cẩn trọng trước thông tin trái chiều hoặc chiêu trò lừa đảo của các đối tượng xấu, đồng thời chỉ nên sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh khi cần thiết để đảm bảo sức khỏe bản thân.

3:31:07:2024:10:52 GMT+7

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM