Cập nhật: Thứ 5, 28/06/2007 | 08:07 GMT+7

Nhọc nhằn Đồng Sơn

PTO- Gần 9 giờ, chúng tôi đến huyện Tân Sơn trong cái nắng gay gắt bốc lên từ đường quốc lộ 32A. Vào huyện, công việc đang khẩn trương, ai cũng bận. Huyện mới thành lập, cái gì cũng chật chội, nhà cửa đang được gấp rút xây dựng để phục vụ cho công việc của các phòng ban, chúng tôi quyết định đi Đồng Sơn sau một hồi đắn đo, bởi lẽ xã này quá xa, và hơn 9 giờ mới đi, không biết khi đến xã còn gặp ai không. Lên đường trong cái nắng gay gắt như đổ lửa vào người. Quốc lộ 32 A đẹp và rộng rãi, đường thoáng đãng vì vào giờ trưa. Tới đoạn rẽ Lai Đồng, là bắt đầu tới con đường vào Đồng Sơn (vào xã có hai đường qua Lai Đồng và Kiệt Sơn), càng đi, đường càng xấu. Liên tục đèo dốc, lắm đá gan gà! Những hòn đá to như cái bát ăn cơm rải đầy đường. Gần 11 giờ trưa mới đặt chân tới xã. Đồng Sơn nghèo.

Cái nghèo, khắc khổ hiện lên trên khuôn mặt của người dân và những cán bộ xã nơi đây. Trụ sở UBND xã là một ngôi nhà nhỏ, nằm cheo leo trên lưng đồi và được xây trên mặt những hòn đá to như con trâu mộng, đen xì, vạm vỡ. Cũng lạ! Trụ sở nhỏ là vậy, mà bao nhiêu năm nay, các ban bệ của xã với hàng mấy chục người và bao nhiêu cuộc họp hàng tháng, không kể HĐND, đại hội các ban nghành... vẫn được tiến hành thường xuyên. Bí thư Đảng uỷ xã, đồng chí Hà Hồng Duy dè rặt đón chúng tôi; anh tâm sự: Năm nay, Đồng Sơn mất mùa, lúa chỉ đạt khoảng 70 kg /một xào và lép hạt. Hiện nay, đã có nhiều hộ đứt bữa và số hộ ăn bữa nay, lo bữa mai không hiếm! Vừa qua, Đồng Sơn đã phải nhờ tới sự cứu đói của tỉnh, huyện khi hơn 200 hộ dân nhận trợ giúp gạo. Số hộ nghèo theo tiêu chí mới của xã là 74,5 %.

Nhiều địa danh khó khăn, đó là khu Bến Thân – nơi cách trung tâm xã 7 km, chưa có điện, nếu hôm nào trời mưa lũ, thì nơi đây được coi như một hòn đá mồ côi vì không còn đường ra vào, mọi thông tin liên lạc chỉ biết được khi lũ rút đi và khi đó, trẻ em có muốn đi học cũng không được; là xóm Măng 1, 2 và khu xóm Mới – nơi có đồng bào Dao đang sinh sống, Đồng Sơn – xã thuộc chương trình 135 có 8 khu hành chính chủ yếu là đồng bào Dao, Mường sinh sống trên những triền đồi, dộc ruộng. Hộ nghèo ở đây nhiều và sẽ còn nghèo không biết đến bao giờ, khi mà “lợi thế” bứt phá cho nơi này không có bất cứ một “hướng”nào khả dĩ! Điều đó còn được lãnh đạo xã khẳng định thêm là khi chúng tôi hỏi xã có hộ giầu không, thì nhận được ở các lãnh đạo xã cái... lắc đầu! Dân Đồng Sơn chủ yếu sống bằng nghề nông và làm rừng, tuy nhiên , đất nông nghiệp ít, và chủ yếu là đất dộc, khe, diện tích manh mún, khó canh tác và yếu về khâu thuỷ lợi.

Làm rừng thì cũng khó, vì rừng có khi 4-5 năm, thậm chí lâu hơn mới có sản phẩm, còn phát triển chăn nuôi thì không có diện tích chăn thả cộng với tập quán của đồng bào rất nhỏ lẻ và tự phát, do đó, việc hình thành đàn gia xúc lớn rất khó khăn. Không có gì ngạc nhiên khi mới năm ngoái thôi, vẫn còn nghe thông tin dân Đồng Sơn có nhiều khu đồng bào đang chặt phá rừng đầu nguồn. Một cây gỗ bán chỉ vài chục nghìn đồng nhưng có được cây này, phải trồng tới 4-50 năm mới có, tuy nhiên, vì đói, nghèo, và không có cái ăn trước mắt cho hôm nay, ngày mai... do đó, dân làm... liều là điều dễ hiểu, khi kiểm lâm, chính quyền không vào cuộc thường xuyên để bảo vệ tài sản công. UBND xã Đồng Sơn không có điện thoại, tất cả mọi thông tin đều ra điểm Bưu điện văn hoá xã, mà điện thoại ở đây lúc nghe được, lúc không nghe được! Bí thư Đảng uỷ xã cho biết, có tới 80% người dân ở đây là dân tộc Mường và Dao, do vậy, muốn làm cán bộ xã, mỗi người phải tự học 2-3 ngoại ngữ mới mong giao tiếp được với dân.

Đường xá khó khăn, các công trình xây dựng hạ tầng mới được đầu tư mặc dù đã “lên” xã 135 khá lâu, tuy nhiên sự “khởi sắc” từ chương trình này vẫn chưa nhận thấy rõ nét ở đây. Trong trạm y tế được xây dựng từ nguồn vốn WB, chị Hải- trạm trưởng cho biết: “Dân ở đây nghèo lắm anh ạ, ai đời trước khi đưa người bệnh ra trạm, có nhiều nhà còn mời thầy cúng tới cúng đã, nếu không khỏi mới ra đây...”. Các anh ở trạm đùa, đồng bào ở đây đang kết hợp chữa bệnh theo kiểu “đông tây y kết hợp cả... cúng”. Cũng đúng, khi mà đói nghèo, dân trí thấp đang làm cho người dân quên đi cái sợ bệnh tật và coi thường sức khoẻ chính mình!

Qua nhiều kỳ đại hội, trọng tâm thoát nghèo của Đồng Sơn vẫn được BCH Đảng bộ xã xác định là phát triển cây nguyên liệu và chăn nuôi gia súc, đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã cũng khẳng định như vậy. Tuy nhiên, khi nêu tên một vài hộ có rừng cây nguyên liệu lớn và các mô hình chăn thả gia xúc điển hình thì hầu như không có hộ nào đáng kể. Bức súc trước câu hỏi thoát nghèo, nhiều hộ đồng bào đã tìm cách đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, do trình độ kiến thức hạn chế, do không có tiền mà chủ yếu là vay để đi và thị trường lao động thất thường... do vậy, có một số người đi nay lại quay về, không ai khá giả lên mà nhiều hộ còn nghèo hơn vì số vay lãi hàng ngày sinh sôi và quá kỳ hạn.

Bí thư Đảng uỷ xã cho biết, ngoài chương trình 135, xã cũng đang thụ hưởng một số chương trình khác như 134, WB, 661... tuy nhiên, thực sự hiệu quả và hiệu quả đến đâu cho đến nay cũng chưa khẳng định rõ nét và còn nhiều điều phải bàn. Người dân cần “chiếc cần câu hơn là cần con cá” trong triển khai các chương trình và sự “dài hơi’’ trong đầu tư các nguồn vốn. Bên cạnh đó, cũng phải tính đến việc người dân đang trông mong gì và cần gì ở chính mảnh đất của họ để từ đó họ thoát nghèo?

Mặc dù đã xác định được khâu đột phá trong phát triển kinh tế, tuy nhiên ở Đồng Sơn những lợi thế này cũng không dễ gì khai thác được hết và phát huy có hiệu quả khi không có sự vào cuộc của các cấp, các ngành với sự đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Việc triển khai đồng bộ các yếu tố KH-KT, các mô hình điểm để thay đổi nhận thức của nhân dân, từ đó họ thấy được nhu cầu thoát nghèo cũng đang là một vấn đề lớn đặt ra... Đồng thời phải tuyên truyền giáo dục người dân tinh thần vươn lên không ỷ lại vào Nhà nước, chuyển biến được nhận thức trong nhân dân là tiền đề đi đến hành động – chung tay xóa đói giảm nghèo.

Rời Đồng Sơn vẫn trên con đường đá gan gà lởm chởm và trong cái nắng đầu hè chói gắt, trong tôi cứ đắng đót một câu hỏi: Làm gì để nơi đây thoát nghèo! Có lẽ một lời giải sẽ có trong nay mai, khi chúng ta cùng vào cuộc tích cực hơn với các xã nghèo chứ không riêng gì Đồng Sơn. Quốc Hội



 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Bình yên Tủa Chùa
02:43 19/05/2023

Những ngày này, thành phố Điện Biên Phủ nắng nóng oi ả. Tôi lại thấy nhớ cái không khí trong lành mát mẻ ngày tôi cùng bạn lên Tủa Chùa. Bạn làm việc ở thành ...

Đồng Sơn vươn mình
07:02 24/12/2024

Trên cung đường về xã Đồng Sơn (huyện Tân Sơn) những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự thay đổi, vươn lên của đồng bào nơi đây. Các tuyến đường liên ...

Săn lùng cá “đại gia”

Săn lùng cá “đại gia”
08:30 26/06/2007

Với nhiều “đại gia” phía Bắc hiện nay, cá anh vũ đang là một đặc sản được săn lùng bởi đó là loài cá tiến vua ngày xưa, cực kỳ quí hiếm. Người ta đồn rằng từng có tay chơi bỏ...

Vân Nam, một lần đến

Vân Nam, một lần đến
01:58 22/06/2007

PTO- Với đúng nghĩa du lịch, nhân sắp đến ngày Báo chí Việt Nam, nhóm phóng viên Báo Phú Thọ chúng tôi chọn Vân Nam làm điểm đến trong hành trình khám phá Trung Hoa mùa hè 2007.

Hiện thực một vùng truyền thuyết

Hiện thực một vùng truyền thuyết
00:15 15/06/2007

PTO- Các nhà sử học, khảo cổ học đã chứng minh rằng trong thời kỳ Hùng Vương dựng nước, vùng Việt Trì- Bạch Hạc là trung tâm chính trị, kinh tế của nhà nước Văn Lang- là kinh...

Tân Sơn – miền đất hứa

Tân Sơn – miền đất hứa
09:28 05/06/2007

PTO- Chúng tôi đến thăm vùng đất mới Tân Sơn vào những ngày cuối tháng năm. Nắng đầu mùa chói chang như dát vàng, dát bạc làm cho vùng núi cao càng thêm hùng vĩ, bừng lên sức sống mới.

Đại gia làng Mẹo

Đại gia làng Mẹo
01:46 05/06/2007

Nằm lọt thỏm giữa một vùng quê chiêm trũng, mất mùa quanh năm, nhưng làng Mẹo (làng Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) lại là vùng đất nổi tiếng vì sinh...

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

23°C - 28°C
Có mây, không mưa
  • 22°C - 27°C
    Có mây, không mưa
  • 22°C - 27°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long