
{title}
{publish}
{head}
PTO- Chúng tôi đến thăm vùng đất mới Tân Sơn vào những ngày cuối tháng năm. Nắng đầu mùa chói chang như dát vàng, dát bạc làm cho vùng núi cao càng thêm hùng vĩ, bừng lên sức sống mới.
Từ phố Vàng (thị trấn của Thanh Sơn) theo quốc lộ 32A đã được nâng cấp, thảm nhựa phẳng lì, xe ô tô madaz 626 lướt nhanh đưa chúng tôi đến xã Tân Phú, nơi mà huyện Tân Sơn chọn làm đất “đóng đô”.
![]() |
Chè - một trong những cây thế mạnh của Tân Sơn. |
Tiếp chúng tôi trong căn phòng khoảng 15m 2 là nhà điều hành của Trường tiểu học Tân Phú, đồng chí Nguyễn Xuân Thịnh – Bí thư Huyện ủy hồ hởi giãi bày:
- Cơ ngơi của huyện chúng tôi chỉ vẻn vẹn hai dãy nhà mượn tạm của Trường tiểu học là nơi làm việc và điều hành chung của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện. Các phòng, ban, đoàn thể của huyện cũng đều làm việc tại đây…
Vừa nói anh Thịnh vừa chỉ tay về phía ngôi nhà 2 tầng phía trước, tuy không được bề thế nhưng cũng khá khang trang, chắc chắn. Anh nói tiếp:
- Khó khăn, thiếu thốn còn nhiều lắm nhưng có được nơi làm việc như thế này cũng là hạnh phúc lắm rồi phải không anh!
Chia sẻ với anh trước muôn vàn khó khăn của một huyện mới được thành lập và cả “núi” công việc lãnh đạo, điều hành của đồng chí bí thư… tôi và đoàn công tác của Báo Phú Thọ tranh thủ thời gian vào ngay phần việc chính.
Thực hiện Nghị định số 61 ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Huyện Tân Sơn có 68.859ha diện tích tự nhiên và 73.406 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Mỹ Thuận, Tân Phú, Thu Ngạc, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Sơn, Minh Đài, Văn Luông, Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền. Trong số 17 xã trực thuộc thì có tới 14 xã đặc biệt khó khăn. Với hơn 68.858ha đất tự nhiên, toàn huyện chỉ có 2.009,78ha đất trồng lúa nước; 31.900ha rừng và đất rừng; có 2.100ha đất trồng chè… Tân Sơn có dân số gần 7,4 vạn người (trong đó có tới 82,3% là dân tộc ít người như: Mường, Dao, H’Mông… qua tìm hiểu, nắm bắt tình hình, điều đáng lo ngại nhất hiện nay đối với huyện Tân Sơn là: Các chỉ số về mức sống, thu nhập, các chỉ tiêu hưởng thụ văn hóa, giáo dục, y tế… đều rất thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Chúng tôi xin đơn cử: Sản lượng lương thực toàn huyện (năm 2006) là 20.485 tấn, bình quân lương thực đầu người 271kg/năm; cơ cấu kinh tế: Nông – lâm – nghiệp 71%, dịch vụ 16%, công nghiệp xây dựng 13%; thu nhập bình quân 4,4 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách trên địa bàn 930 triệu đồng/14 tỷ đồng (huyện Thanh Sơn cũ năm 2006); số máy điện thoại bằng 0,6 máy/100 dân… Về giáo dục toàn huyện có 52 trường (trong đó có 17 trường mầm non, 18 trường tiểu học, 17 trường THCS, có 2 trường THPT. Về y tế cơ sở có 1 phòng khám đa khoa, 17 trạm y tế trong đó có 13/17 trạm có bác sĩ phục vụ, có 181/181 thôn bản có cán bộ y tế (nhưng chưa qua đào tạo là 41%), có 34% trẻ em suy dinh dưỡng; có 811 nhà tạm theo tiêu chí 134. Vào dịp tháng 2, 3 âm lịch tỷ lệ người đói giáp hạt khoảng 60%... Ngoài ra những khó khăn về điều kiện tự nhiên như: Đất rộng, người thưa, địa hình bị chia cắt, chủ yếu là vùng núi cao; giao thông đi lại rất hạn chế, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém… cộng với phong tục, tập quán, trình độ sản xuất, canh tác của người dân bản địa rất lạc hậu đã tác động không nhỏ vào quá trình sản xuất để tạo ra nhiều của cải vật chất, tăng thu nhập cải thiện đời sống người dân…
Mùa vàng Tân Sơn. |
Khó khăn chống chất khó khăn nhưng thực chất Tân Sơn tiềm ẩn những thế mạnh và tiềm năng riêng. Đó là rừng và đất rừng. Nếu lấy diện tích đất tự nhiên của Tân Sơn chia ra cho dân số thì bình quân mỗi người dân có gần 1ha đất. Độ che phủ rừng trồng, rừng tự nhiên của Tân Sơn là 71,2% cao nhất toàn tỉnh. Dọc theo quốc lộ 32A Tứ Mỹ Thuận đến đỉnh Đèo Cón (thuộc xã Thu Cúc) giáp với tỉnh Sơn La là trùng điệp những cánh rừng, phóng xa tầm mắt là cả một vùng sơn cước ngút ngàn xanh… tài nguyên là ở đó, của cải cũng từ đó mà ra… Không còn nghi ngờ gì nữa, khai thác từ nguồn tài nguyên rừng sẽ là thế mạnh số một của Tân Sơn. Cùng với kinh tế rừng Tân Sơn còn có 2.100ha chè, trong đó Công ty chè Phú Đa là 906,5ha, chè đặc sản của Xuân Sơn là 3ha, còn hơn 1.200ha chè vườn đồi của dân. Cây chè là cây mũi nhọn góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân bản địa. Dưới tán rừng Tân Sơn còn phát triển chăn nuôi đại gia súc: Đàn trâu 13,5 ngàn con, đàn bò 8,5 ngàn con, đàn dê 4,1 ngàn con, đàn lợn 30,6 ngàn con… sẽ là thế mạnh tạo nên cơ cấu tổng thể để Tân Sơn phát triển nông – lâm – nghiệp toàn diện, vững chắc.
Muốn phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mình, một yêu cầu đặt ra đối với Tân Sơn là phải tập trung sự lãnh đạo, điều hành của Huyện ủy, đột phá trong sản xuất lương thực (lúa nước, ngô) để có bình quân lương thực từ 300kg/người/năm trở lên; từ các biện pháp tăng diện tích trồng lúa, trồng ngô, đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất để tăng năng suất và sản xuất phục tráng các giống lúa đặc sản, lúa lai có chất lượng, giải quyết cơ bản lương thực tại chỗ để đồng bào các dân tộc trong huyện ăn no và một phần cho chăn nuôi. Làm tốt khâu đột phá là sản xuất lương thực tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế của huyện.
Phát triển kinh tế đồi rừng là thế mạnh, là hướng đi đúng đắn và hiệu quả của huyện Tân Sơn. Cùng với kinh tế đồi rừng, cây chè là cây mũi nhọn; cây nguyên liệu giấy, trồng cây lấy gỗ phục vụ cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông- lâm – thủy sản là hướng đi hợp lý… cùng với phát triển kinh tế đồi rừng, Tân Sơn cần tập trung phát triển đại gia súc (trong đó chú ý đàn bò thịt, đàn dê) sẽ là kiếm cánh cho một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và vững chắc.
Cuộc trao đổi giữa tôi và đồng chí Bí thư Huyện ủy Tân Sơn tại thời điểm sau 20 ngày huyện được thành lập với bao nhiêu điều cần nói; những băn khoăn, trăn trở; những dự định lớn lao, táo bạo cho một chiến lược phát triển toàn diện của huyện từ nay đến 2020… tất cả được thể hiện bằng tấm lòng nhiệt huyết, bằng quyết tâm biến một miền đất nghèo nhưng rất giàu tiềm năng này trở thành một địa danh hấp dẫn đầy hứa hẹn.
Tân Sơn – một miền đất hứa! Nơi để thử thách, trải nghiệm, là thước đo ý chí, tình cảm của mỗi người đến với vùng đất này. Nơi đây còn bao điều mới lạ đang vẫy gọi chúng ta. Tâm Đắc
Nhắc đến Khánh Hòa, hầu hết du khách sẽ nghĩ ngay đến Nha Trang với biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Nhưng ít ai biết rằng, cách thành phố biển xinh đẹp chỉ ...
Tân Sơn là huyện miền núi của tỉnh với tổng diện tích tự nhiên trên 68 nghìn ha, có 17 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi gồm 26 dân ...
Hơn nửa thế kỷ đã qua, chủ trương đi xây dựng Khu kinh tế thanh niên đã khẳng định tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn. Các thế hệ cán bộ, đoàn viên thanh ...
Mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, tăng cường áp dụng tiến bộ KHKT để cải tiến quy trình chăm sóc, từ đó biến những vùng đất gò, đồi khô cằn thành vườn cây ...
Trong giai đoạn 2021-2025, huyện Tân Sơn đã được giao hơn 343 tỷ đồng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh ...
Mấy năm gần đây, ngày càng thêm nhiều gia đình ở xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn thoát nghèo, có cuộc sống sung túc, thiết thực đóng góp xây dựng nông thôn mới, ...
Là huyện miền núi, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn huyện Tân Sơn có những đặc thù, khó khăn riêng do phần lớn các doanh ...
Chuối phấn vàng từ lâu đã được coi là “quả vàng" góp phần làm đổi thay cuộc sống của người dân các xã vùng cao Tân Minh, Tân Lập huyện Thanh Sơn. Chuối trong ...
baophutho.vn “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10/3” - câu ca như lời nhắc nhớ mỗi người con đất Việt dù công tác, làm việc hay học tập ở bất kỳ...
baophutho.vn Từng là dự án nhà ở xã hội thuộc hàng “top” của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019-2020, thế nhưng, hiện nay, Khu nhà ở và dịch vụ khu công nghiệp...
Nằm lọt thỏm giữa một vùng quê chiêm trũng, mất mùa quanh năm, nhưng làng Mẹo (làng Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) lại là vùng đất nổi tiếng vì sinh...
Đó là bộ tộc chỉ còn hơn 100 người - được xem là ít nhất trong cộng đồng các dân tộc VN. Hiện họ đang sống trong vùng rừng sâu thuộc tỉnh Tuyên Quang. Đã có lúc bộ tộc này có...
Tất cả những đứa trẻ sinh ra đều mang họ mẹ, trong kho tàng ngôn ngữ Moso không có từ cha, hình bóng mẹ cao cả như cánh chim đại bàng, còn người cha như hạt cát bên hồ Lugu,...
PTO- Nằm kín đáo giữa vùng rừng núi hoang vu, hiểm trở giáp đất Ngọc Lập (Yên Lập) ở độ cao gần 1.000m so với mặt biển, đường vào chưa có, nhiều năm nay, hơn 100 gia đình đồng...
PTO- Đến với Trung tâm văn hóa thông tin (Sở văn hóa thông tin Phú Thọ) những ngày này, ai ai cũng đều được chứng kiến không khí làm việc hết sức sôi nổi, khẩn trương và nghiêm...
PTO- Một ngày, khi cái nắng vàng như mật trải dọc dòng Lô với bao chiến công lẫy lừng còn ghi dấu, nơi có tượng đài chiến thắng Sông Lô soi bóng trên dòng sông lịch sử...