
{title}
{publish}
{head}
“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10/3” - câu ca như lời nhắc nhớ mỗi người con đất Việt dù công tác, làm việc hay học tập ở bất kỳ nơi đâu cũng luôn hướng về nguồn cội mỗi dịp tháng Ba về. Rộn ràng trong không khí những ngày đang diễn ra Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ, rất đông các đoàn du khách từ các tỉnh, thành trong cả nước, kiều bào ở nước ngoài đã về dâng hương, tưởng nhớ công lao các Vua Hùng. Sự hài lòng của du khách về một lễ hội chuẩn mực, văn minh đã góp phần tạo nên không khí ấm áp, và trọn vẹn hơn cho hành trình tâm linh về với Đất Tổ cội nguồn.
Tận tình phục vụ
Du khách hành hương về Đất Tổ diễn ra trật tự, văn minh, đảm bảo an toàn.
Thời tiết thuận lợi, dòng người đổ về hành lễ ngày một đông. Theo ghi nhận của phóng viên, ngay từ sáng sớm mùng 6/3 (âm lịch), lượng du khách tấp nập về Đền Hùng để tham gia lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ và các hoạt động văn hoá. Tại các đền, chùa trong Khu di tích như: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng, sân trung tâm lễ hội, đồi Phú Bùng - nơi tổ chức hội trại và các hoạt động vui chơi, giải trí, lượng du khách đông hơn so với những ngày trước đó. Mặc dù lượng du khách đông hơn, nhưng tất cả đều diễn ra hết sức trật tự, nền nếp, không có cảnh chen lấn, xô đẩy, chèo kéo du khách. Để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng trộm cắp, móc túi và các hành vi vi phạm pháp luật tại nơi tổ chức lễ hội, Công an tỉnh đã bố trí hàng trăm cán bộ chiến sĩ gồm lực lượng công khai và hoá trang tổ chức tuần tra, canh gác 24/24h. Hệ thống camera an ninh được lắp đặt tại các đền, chùa, các khu vui chơi giải trí liên tục cập nhật thông tin, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách khi về với Đền Hùng.
Cảnh quan tại khu vực Đền Hạ sạch đẹp, tạo ấn tượng trong lòng du khách.
Đồng chí Đào Thị Ngọc Tuyết - Trưởng phòng Quản lý di tích, văn hóa, lễ hội (Khu Di tích lịch sử Đền Hùng) cho biết: “Mặc dù lượng khách về Đền Hùng để dâng hương, làm lễ ngày càng đông, nhưng công tác đón tiếp, hướng dẫn du khách sử dụng các dịch vụ đều được chúng tôi chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước. Để quản lý tốt các hoạt động dịch vụ, Khu Di tích có quy định quản lý đối với đội thợ chụp ảnh và đội gánh lễ gồm hơn 60 người và dịch vụ xe điện. Tất cả đều được quản lý thông qua các đội tự quản và đều được cấp thẻ hoạt động. Vì thế, người dân và du khách về Đền Hùng đều được phục vụ chu đáo, hướng dẫn, giải thích tận tình, tạo sự yên tâm sử dụng các dịch vụ”.
Nhằm tạo điều kiện cho du khách thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại khu vực các đền, chùa trong khuôn viên Khu Di tích lịch sử Đền Hùng được diễn ra trang nghiêm, thành kính, đúng thuần phong mỹ tục, không làm sai lệch giá trị bản sắc văn hóa trong đời sống tín ngưỡng dân gian, làm xấu đi hình ảnh của đồng tiền Việt Nam, Ban quản lý Khu di tích đã phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân và du khách trong việc sử dụng tiền lẻ. Theo đó, du khách hành lễ đặt tiền giọt dầu đúng nơi quy định; không cài, đặt tiền trên các tượng thờ và các đồ thờ tự; không thả tiền xuống Giếng Ngọc và các hồ cảnh quan trong khu vực di tích. Ông Nguyễn Trọng Phước - Thủ từ Đền Hạ chia sẻ: “Cùng với việc hướng dẫn du khách giữ trật tự, nền nếp trong quá trình hành lễ tại Đền, tôi còn thường xuyên nhắc nhở du khách đặt tiền giọt dầu đúng nơi quy định. Người sau nhìn người trước mà làm theo, vì thế đảm bảo mỹ quan, thể hiện sự tôn nghiêm của du khách nơi thờ thánh Tổ”.
Hài lòng về lễ hội văn minh
Mặc dù không vào ngày cuối tuần, nhưng đoàn du khách gồm hơn 50 người đến từ Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Nam Bình, tỉnh Nam Định vẫn quyết định về tham quan và tri ân các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng vào sáng mùng 6/3 (âm lịch). Dẫn đoàn là anh Nguyễn Khương Duy - Hướng dẫn viên Công ty lữ hành du lịch Tasco cho biết: “Năm nào tôi cũng đưa 4-5 đoàn khách như thế này về với Đền Hùng. Mỗi lần về đây, chúng tôi cùng du khách đều cảm nhận không khí linh thiêng, không gian sạch đẹp, gọn gàng, các dịch vụ: Gửi xe, xe điện, gánh lễ... tất cả đều hoạt động nền nếp, trật tự không có hiện tượng chèo kéo, làm giá bởi giá dịch vụ đều được niêm yết công khai và giải thích tận tình khi chúng tôi có thắc mắc. Sau khi hướng dẫn du khách làm lễ thắp hương tại các đền xong, buổi trưa chúng tôi lựa chọn Nhà hàng Cổ tích là điểm dừng chân để tổ chức liên hoan ẩm thực và cũng tạo thuận tiện cho việc mua sắm của đoàn với nhiều món ăn đặc sản vùng Đất Tổ”.
Gánh lễ phục vụ du khách.
Theo ghi nhận của phóng viên, một trong những dịch vụ được du khách đánh giá cao khi trải nghiệm tại Đền Hùng là dịch vụ xe điện, giúp việc di chuyển trong Khu di tích trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt với những người có sức khỏe hạn chế hoặc muốn tiết kiệm thời gian. Những chiếc xe điện nhỏ gọn, chạy êm ru, đưa du khách di chuyển từ các bãi đỗ xe lên đến: Cổng đền, đền Mẫu Âu Cơ, đền Lạc Long Quân,... không chỉ tiện lợi mà còn tạo cảm giác gần gũi, thân thiện với môi trường.
Chị Phạm Thị Vân ở Lạng Giang, Bắc Giang cho biết: “Gia đình tôi hơn 10 người lần này về với Đất Tổ đã sử dụng dịch vụ xe điện từ bãi đỗ xe số 4 lên cổng Đền Hùng với giá cả phải chăng chỉ 10.000 đồng/người/lượt. Không chỉ giá cả rõ ràng, hợp lý, không lo chặt chém, chúng tôi còn rất ấn tượng với dịch vụ xe điện. Bác tài xế nhiệt tình chỉ dẫn, giúp tôi và gia đình vừa thoải mái vừa có thời gian ngắm cảnh trên đường đi”. Nhiều du khách cho rằng, việc niêm yết giá dịch vụ xe điện công khai không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp trong tổ chức lễ hội, mà còn thể hiện sự tôn trọng của Ban tổ chức đối với mỗi người dân, du khách, tạo sự tin tưởng cho mọi người đến với Đất Tổ.
Trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, mỗi ngày chị Hoàng Thị Duyên - thợ chụp ảnh tại khu vực cổng đền phục vụ khoảng 30 đoàn khách có nhu cầu chụp ảnh lấy ngay.
Không gian linh thiêng của Đền Hùng là nơi lý tưởng để du khách lưu giữ những bức ảnh kỷ niệm. Các dịch vụ chụp ảnh chuyên nghiệp tại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ năm nay đã nhận được nhiều phản hồi tích cực nhờ sự linh hoạt và tinh tế và thái độ phục vụ chu đáo của người làm dịch vụ. Từ những góc máy đẹp mắt tại các điểm di tích đến sự hỗ trợ tận tình của các nhiếp ảnh gia, du khách không chỉ có được những bức hình đẹp mà còn cảm nhận được sự trân trọng dành cho văn hóa và lịch sử.
Bà Trần Thị Chín - một du khách có tuổi đến từ Lập Thạch, Vĩnh Phúc hào hứng khen: “Cô chụp ảnh rất chuyên nghiệp, còn hướng dẫn chúng tôi tạo dáng sao cho phù hợp với không gian trang nghiêm. Bức ảnh sau được chuyển sang điện thoại chỉ sau 2 phút chụp hình không chỉ đẹp mà còn mang lại cảm giác thiêng liêng, như một món quà tinh thần quý giá mà tôi sẽ lưu giữ mãi về sau”.
Đối với những người lần đầu đến Đền Hùng hoặc không rành về nghi lễ, các nhân viên phục vụ luôn sẵn sàng hướng dẫn chi tiết, từ cách sắp xếp mâm lễ đến cách thắp hương, đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ và đúng mực. Anh Nguyễn Văn Thoại - người gánh lễ thuê chia sẻ: “Nhiều người về dâng hương tại đây không quen với các nghi thức, nên đội gánh lễ chúng tôi không chỉ gánh thuê lên từng đền mà còn hướng dẫn tận tình cách sắp lễ sao cho đúng với nội quy của Ban Quản lý Khu Di tích. Giá cả chúng tôi thoả thuận với từng đoàn, nhằm tạo sự thuận tiện, thoải mái nhất cho mỗi du khách”.
Giỗ Tổ Hùng Vương năm Ất Tỵ 2025 không chỉ là dịp để hàng triệu người con đất Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng, mà còn là cơ hội để chúng ta cùng nhau xây dựng một hình ảnh đẹp, văn minh của đất nước trong mắt bạn bè quốc tế. Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử Đền Hùng cam kết sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến của du khách, hoàn thiện các dịch vụ và quản lý, để mỗi mùa lễ hội không chỉ là một hành trình tâm linh mà còn là một trải nghiệm ý nghĩa, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người, để Đền Hùng ngày càng phát triển, trở thành biểu tượng của văn hóa và lòng tự hào dân tộc.
Hồng Nhung
baophutho.vn Từng là dự án nhà ở xã hội thuộc hàng “top” của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019-2020, thế nhưng, hiện nay, Khu nhà ở và dịch vụ khu công nghiệp...
baophutho.vn Được mùa, được giá, sản phẩm nông nghiệp làm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, đối chiếu công nợ cho lợi nhuận cao..., thế nhưng, nhiều nông dân,...
baophutho.vn Hơn 10 năm qua, 100% hộ dân với 60 khẩu tại tổ 44, khu 7, phường Vân Phú, TP Việt Trì vẫn mòn mỏi đợi đường. Tuy họ đã nộp tiền cơ sở hạ tầng...
baophutho.vn Đến tháng 1/2025, những nút thắt cuối cùng trong công cuộc thực hiện Dự án 513 của Phú Thọ đã từng bước được tháo gỡ. Những kinh nghiệm, bài...
baophutho.vn Trong nhiều khu vực giáp ranh xảy ra tình trạng xâm canh, xâm cư của Phú Thọ, đã có tiền lệ thống nhất được phương án giải quyết để làm rõ ranh...
baophutho.vn Sống gần cả đời người trên mảnh đất được định danh khu 20 – xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thuỷ, nhưng nghịch lý rằng 48 hộ dân nơi đây đến nay vẫn...
baophutho.vn Với đặc thù là xã vùng trũng, nằm ven dải đất sông Đà, nhiều năm nay, người dân xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy đã khai thác tiềm năng, thế mạnh...
baophutho.vn Bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, họ rong ruổi trên chiếc xe máy gần trăm cây số mỗi ngày dọc các tuyến đường được phân công quản lý. Mỗi khi...
baophutho.vn Giơ bàn tay phải với một ngón đã mất một đốt, co quắp... lên cho tôi xem, ông Lê Văn Sử, năm nay 72 tuổi, ở “làng rắn” Tứ Xã, Lâm Thao kể lại...
baophutho.vn Chúng tôi được gặp Phạm Thị Trang, sinh viên năm 2, Khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Hùng Vương trong một buổi ghi hình “Tết ở xóm chạy...