{title}
{publish}
{head}
Rừng không chỉ là “lá phổi” của trái đất mà còn là sinh kế cho rất nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh nói chung, các huyện miền núi nói riêng. Những năm qua, nhờ đẩy mạnh bảo vệ, phát triển rừng đã giúp người dân huyện miền núi Thanh Sơn có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Lực lượng Kiểm lâm huyện Thanh Sơn hướng dẫn người dân biện pháp chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng.
Để phát triển rừng bền vững, những năm về trước, diện tích đất trên địa bàn huyện cơ bản đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân. Nhờ có chính sách giao đất, giao rừng, bà con đã chủ động phát triển kinh tế, đồng thời có sự hướng dẫn của Hạt Kiểm lâm huyện, cán bộ kỹ thuật về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc để đạt hiệu quả cao nhất trong phát triển kinh tế đồi rừng.
Ông Nguyễn Văn Hòa, ở khu Bến Dầm, xã Yên Sơn được nhận gần 20ha đất lâm nghiệp. Sau nhiều năm gắn bó, việc trồng, chăm sóc rừng trở thành nghề chính, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình. Ông Hòa chia sẻ: "Khi nhận đất rừng, được sự hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện, gia đình tôi đã mạnh dạn trồng cây keo lai. Những năm đầu khi cây keo còn nhỏ, tôi trồng các cây ngắn ngày xen canh để có thêm lương thực, đồng thời tăng độ tơi xốp cho đất và giữ nước, tránh xói mòn, giúp cây keo phát triển nhanh".
Từ chính sách giao đất, giao rừng cho người dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện cho các chủ rừng chủ động đầu tư, canh tác trên mảnh đất của mình, huy động mọi nguồn lực phát triển sản xuất lâm nghiệp, phát huy tối đa lợi thế trên đất rừng được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống người dân miền núi.
Hàng năm, các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ở huyện Thanh Sơn được nhận gần 10 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng do Quỹ bảo vệ rừng Trung ương điều phối với khoảng 44ha. Thông qua hoạt động hỗ trợ sau giao đất, giao rừng, công tác xã hội hoá nghề rừng được đẩy mạnh; nguồn lao động được huy động để bảo vệ rừng gắn với phát triển bền vững tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới. Sau khi thực hiện chủ trương, chính sách về giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng đã góp phần phục hồi rừng, nâng cao độ che phủ rừng. Tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định hàng năm trên 50%.
Đồng chí Trần Quang Hưng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện cho biết: Đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện miền núi Thanh Sơn sinh sống, lao động sản xuất trong điều kiện phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thường xuyên chịu rủi ro bởi biến đổi khí hậu, thiên tai nhưng người dân nơi đây đã chủ động biến thách thức thành cơ hội, chuyển đổi mô hình sản xuất thích ứng để tạo thêm sinh kế, tìm cách thoát nghèo bền vững. Sinh kế rừng cho người dân miền núi, trong đó có người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đã tạo được tâm lý an tâm đầu tư vào rừng, tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của nhiều hộ gia đình, tạo điều kiện nâng cao quyền tự chủ về kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn miền núi.
Việc triển khai, áp dụng các chính sách đầu tư bảo vệ, phát triển rừng đã và đang phát huy hiệu quả, đạt được những thành tựu tích cực, góp phần bảo vệ, phát triển bền vững vốn rừng hiện có, cải thiện đời sống những người làm nghề rừng, nhất là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. Đây là những bước đi quan trọng của ngành Lâm nghiệp, khẳng định vị trí cũng như tầm quan trọng của phát triển kinh tế rừng song cũng đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý nhằm phát triển rừng hiệu quả, bền vững.
Hoàng Hương
Lễ hội đền Gin, thôn Chiền, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định diễn ra trong 3 ngày từ mùng 8 - 10 tháng Chạp hằng năm là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh Nam Định.
Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, khi các giá trị văn hóa truyền thống dần bị lãng quên, em Hoàng Xuân Tuyền, sinh năm 1999, người con dân tộc Tày tại thôn Kiêu, xã Xuân...
baophutho.vn Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, anh Nguyễn Quang Chính - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) xã Yên...
baophutho.vn Thời gian qua, trên địa bàn huyện Yên Lập, hạ tầng công nghệ thông tin được quan tâm, mạng lưới thông tin được đảm bảo, phục vụ tích cực cho...
baophutho.vn Tân Sơn là huyện miền núi, có lợi thế về đất lâm nghiệp, chiếm 84% diện tích đất tự nhiên, đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn phụ...
Nghệ nhân ưu tú A Huynh (làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) là người đầu tiên tại tỉnh Kon Tum biết cách chế tác và chơi đàn đá, một trong những nhạc cụ thuộc bộ gõ cổ...
baophutho.vn Diện tích chuồng trại chăn nuôi nhỏ; không gây ô nhiễm, tiếng ồn ảnh hưởng đến các gia đình xung quanh; tận dụng được các loại rau, củ, quả và...
baophutho.vn Tham gia trong lực lượng Công an xã từ năm 2014, qua hơn 10 năm, bằng sự yêu nghề, tận tụy với công việc đã giúp anh Hà Phúc Toán, sinh năm...
baophutho.vn Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Lập có trên 83% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở 17 xã, thị trấn, trong đó chủ yếu là người Mường, Dao.
baophutho.vn Hội Phụ nữ huyện Yên Lập vừa tổ chức Ngày hội giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc...
baophutho.vn Thanh Sơn là huyện miền núi có nhiều xã thuộc khu vực II, III và CT 229. Toàn huyện có 32 dân tộc, trong đó người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm...
baophutho.vn Ngày 7/11, tại huyện Thanh Sơn, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện tổ chức Ngày hội thể thao các dân tộc thiểu số (DTTS)...