{title}
{publish}
{head}
Tân Sơn là huyện miền núi, có lợi thế về đất lâm nghiệp, chiếm 84% diện tích đất tự nhiên, đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào kinh tế đồi rừng. Việc trồng rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội nên huyện chú trọng tuyên truyền sâu rộng đến người dân về hiệu quả của việc trồng, bảo vệ, phát triển rừng hàng năm; khuyến khích, động viên người dân đẩy mạnh phong trào trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng.
Tuần tra, bảo vệ rừng địa bàn xã Xuân Sơn.
Xác định công tác quản lý, bảo vệ rừng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, thời gian qua, xã Đồng Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn trực tiếp xuống các khu dân cư tuyên truyền người dân các quy định về canh tác nương rẫy, bảo vệ, phòng, chống cháy rừng, đồng thời phối hợp tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi phá rừng, khai thác rừng trái phép, giữ vững an ninh rừng. Nhiều năm qua, an ninh rừng trên địa bàn xã luôn ổn định và giữ vững. Công tác trồng rừng, phát triển kinh tế rừng luôn được chính quyền, người dân quan tâm thực hiện hiệu quả. Hàng năm, nguồn thu từ lâm nghiệp khá lớn, góp phần đưa kinh tế của xã ngày càng phát triển.
Để công tác quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả, Hạt Kiểm lâm huyện Tân Sơn đã xây dựng kế hoạch, tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác BVR, PCCCR; xây dựng kế hoạch BVR, PCCCR; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phù hợp với đồng bào các dân tộc trên địa bàn như phát tờ rơi, lắp đặt các pa nô, biển, bảng tại các khu vực trọng điểm, tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng. Phối hợp với lực lượng công an, quân sự, đơn vị chủ rừng, các địa phương tăng cường tuần tra, kiểm tra an ninh rừng, canh gác lửa rừng tại các khu vực trọng điểm cháy trong những ngày nắng nóng, khô hanh, đồng thời rà soát, xác định các vùng có nguy cơ cháy rừng; củng cố các tổ, đội tại cơ sở, lấy lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt để chủ động trong công tác PCCCR, làm mới pano tuyên truyền về PCCCR...
Cùng với đó, các xã thực hiện ký cam kết giữa xã với các khu dân cư và giữa các khu với từng hộ dân về công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là các hộ sống gần rừng; yêu cầu các hộ có rừng nghiêm túc thực hiện các quy định trong xử lý thực bì bằng phương pháp đốt đối với các hộ có nương rẫy và có đất rừng sau khai thác.
Nhận thức tầm quan trọng và giá trị của tài nguyên rừng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã tổ chức gần 20 buổi tuyên truyền về công tác quản lý BVR, phát triển rừng, PCCCR cho gần 900 lượt người tham gia, cấp phát các tờ gấp tuyên truyền về kỹ thuật trồng rừng, công tác bảo vệ, phát triển rừng, PCCCR cho các chủ rừng, thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của xã... Song song với đó, Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện, chính quyền các xã chỉ đạo, vận động nhân dân trồng rừng tập trung được trên 2.500ha, trong đó trồng trên 2.400ha rừng sản xuất. Khai thác hơn 2.200ha rừng, sản lượng gỗ gần 144.000m3, sản lượng củi trên 19.000ste.
Đồng chí Nguyễn Đức Vinh - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Tân Sơn cho biết: Thực hiện tiểu dự án 1 của dự án 3 Chương trình 1719 về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng nâng cao thu nhập cho người dân, thời gian tới, Hạt Kiểm lâm huyện tiếp tục phối hợp với cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể và chủ rừng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về rừng; công tác PCCCR, tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát tại các khu vực trọng điểm về khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp để rừng được bảo vệ và phát triển tốt hơn.
Hoàng Hương
Lễ hội đền Gin, thôn Chiền, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định diễn ra trong 3 ngày từ mùng 8 - 10 tháng Chạp hằng năm là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh Nam Định.
Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, khi các giá trị văn hóa truyền thống dần bị lãng quên, em Hoàng Xuân Tuyền, sinh năm 1999, người con dân tộc Tày tại thôn Kiêu, xã Xuân...
Nghệ nhân ưu tú A Huynh (làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) là người đầu tiên tại tỉnh Kon Tum biết cách chế tác và chơi đàn đá, một trong những nhạc cụ thuộc bộ gõ cổ...
baophutho.vn Diện tích chuồng trại chăn nuôi nhỏ; không gây ô nhiễm, tiếng ồn ảnh hưởng đến các gia đình xung quanh; tận dụng được các loại rau, củ, quả và...
baophutho.vn Tham gia trong lực lượng Công an xã từ năm 2014, qua hơn 10 năm, bằng sự yêu nghề, tận tụy với công việc đã giúp anh Hà Phúc Toán, sinh năm...
baophutho.vn Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Lập có trên 83% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở 17 xã, thị trấn, trong đó chủ yếu là người Mường, Dao.
baophutho.vn Hội Phụ nữ huyện Yên Lập vừa tổ chức Ngày hội giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc...
baophutho.vn Thanh Sơn là huyện miền núi có nhiều xã thuộc khu vực II, III và CT 229. Toàn huyện có 32 dân tộc, trong đó người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm...
baophutho.vn Ngày 7/11, tại huyện Thanh Sơn, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện tổ chức Ngày hội thể thao các dân tộc thiểu số (DTTS)...
Từ hộ nghèo, sau khi được đào tạo nghề may miễn phí, chị H’Quỳnh ở buôn Ðắk Sắk (xã Ðắk Sắk, huyện Ðắk Mil, tỉnh Ðắk Nông) đã thoát nghèo, trở thành chủ xưởng may, tạo việc làm...
baophutho.vn Huyện Yên Lập là một trong những địa phương có tổng diện tích chè sản xuất lớn trong toàn tỉnh. Với điều kiện thổ nhưỡng có nhiều thuận lợi, từ...
Đó là Mí Lát ở buôn Chung, xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Mặc dù đã trải qua gần 70 mùa rẫy, nhưng tiếng sáo của bà vẫn dặt dìu mỗi khi được cất lên, nhất là vào dịp...