Cập nhật:  GMT+7

Thích ứng để hội nhập

Làng nghề là nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công của người dân, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập ở nông thôn. Trong xu thế hội nhập, các làng nghề phải thay đổi tư duy, phương thức kinh doanh để tồn tại, phù hợp với thị hiếu khách hàng. Thời gian qua, các hoạt động hỗ trợ phát triển làng nghề như: Bảo tồn và phát triển làng nghề, đào tạo, tập huấn, xúc tiến thương mại, xây dựng, tạo lập, quản lý nhãn hiệu tập thể... được quan tâm thực hiện, tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh trong làng nghề. Tổ chức sản xuất ở các làng nghề đang có xu hướng chuyển sang mô hình phân công chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất. Một số làng nghề có điều kiện lợi thế về vị trí địa lý, có các sản phẩm đặc trưng đang phát triển gắn với các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh.Thích ứng để hội nhập

Làng nghề mộc Việt Tiến, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao kết hợp giữa máy móc và thủ công trong chế tác, đảm bảo thẩm mỹ cho sản phẩm.

Toàn tỉnh có trên 70 làng nghề, giải quyết việc làm cho gần 16.800 lao động, trong đó có hơn 11.700 lao động thường xuyên, tổng doanh thu của các làng nghề ước đạt trên 1.000 tỉ đồng/năm. Các làng nghề hoạt động với bốn nhóm ngành nghề chính gồm chế biến, bảo quản nông - lâm - thủy sản, thủ công mỹ nghệ, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.

Thích ứng với cơ chế thị trường, tại nhiều làng nghề, ngoài sự năng động, nâng cao tay nghề, kỹ năng của các hộ làm nghề, nhiều hình thức sản xuất như các doanh nghiệp, tổ sản xuất, hợp tác xã (HTX) trong làng nghề giữ vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Một số doanh nghiệp, HTX trong làng nghề đã chủ động thực hiện các biện pháp liên kết, liên doanh, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, áp dụng công nghệ mới để vươn lên. Hình thức doanh nghiệp, HTX trong làng nghề chính là nhân tố trong tiên phong ứng dụng khoa học công nghệ mới, đưa máy móc vào một số khâu sản xuất, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 40 doanh nghiệp, HTX trong làng nghề.

Làng nghề sản xuất và chế biến chè Đá Hen, xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê được công nhận từ năm 2010. Để tạo sự liên kết, tăng sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, năm 2017, HTX sản xuất và chế biến chè Đá Hen ra đời theo hình thức HTX trong làng nghề. Ông Nguyễn Văn Thanh - Trưởng làng nghề kiêm Giám đốc HTX cho biết: “Thành lập HTX có tư cách pháp nhân để liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong sản xuất, mở rộng thị trường, xây dựng nhãn hiệu cho cây chè địa phương. Đồng thời HTX cũng liên kết các hộ chặt chẽ hơn, tạo nguồn lực về vốn, nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Hiện nay yêu cầu của khách hàng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm ngày càng cao, mức độ cạnh tranh của ngành chè cũng ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi làng nghề, HTX phải thay đổi, xây dựng thương hiệu và khẳng định chất lượng sản phẩm. Đến nay, HTX đã có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP hạng ba sao và bốn sao cấp tỉnh”.

Trong cơ chế thị trường, đổi mới thiết bị công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kế thừa kỹ thuật truyền thống để nâng cao sản lượng, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm là yêu cầu sống còn với các làng nghề thủ công mỹ nghệ. Làng nghề mộc Việt Tiến, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao có trên 30 hộ làm nghề, ông Nguyễn Hữu Thủy - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Làng nghề mộc có vai trò quan trọng trong đa dạng cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho một bộ phận người dân trong xã. Cùng với kinh nghiệm truyền thống, các hộ đã tích cực tìm tòi, sáng tạo, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đồ gia dụng đến đồ thờ cúng, trang trí... vừa mang phong cách nghệ thuật truyền thống vừa có xu hướng thẩm mỹ hiện đại. Đặc biệt, các hộ đã ứng dụng máy móc vào một số khâu giúp tăng năng suất lao động, đa dạng mẫu mã sản phẩm”.

Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả của các làng nghề, cần tiếp tục tăng cường công tác tập huấn để nâng cao trình độ, quản lý và ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp, hộ sản xuất, người lao động trong các làng nghề. Khuyến khích phát triển đa dạng các hình thức sản xuất trong làng nghề, tăng cường liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời bản thân các làng nghề cần phải tự tái cơ cấu sản phẩm, sáng tạo ra các sản phẩm mới, đáp ứng được nhu cầu khách hàng; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử.

Nguyễn Huế


Nguyễn Huế

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Doanh nghiệp Đất Tổ nỗ lực bứt phá

Doanh nghiệp Đất Tổ nỗ lực bứt phá
2024-03-07 08:32:00

baophutho.vn Thời gian qua mặc dù gặp nhiều “sóng gió” nhưng cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã có những đóng góp rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội...

Tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hóa

Tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hóa
2024-03-05 11:46:00

baophutho.vn Nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nên hoạt động xuất...

Tập trung nguồn lực cho vay hộ nghèo

Tập trung nguồn lực cho vay hộ nghèo
2024-03-05 07:52:00

baophutho.vn Năm 2024, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tiếp tục tập trung triển khai kế hoạch tăng trưởng tín dụng, góp phần tích cực...

Trung Sơn đi lên từ khó khăn

Trung Sơn đi lên từ khó khăn
2024-03-04 14:29:00

baophutho.vn Trung Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn, nơi chủ yếu có đồng bào các dân tộc Mường, Dao, Mông sinh sống. Những năm qua, đồng bào các dân tộc...

Cẩm Khê phấn đấu trồng 450ha rừng tập trung

Cẩm Khê phấn đấu trồng 450ha rừng tập trung
2024-03-04 11:07:00

baophutho.vn Tiếp tục thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 1/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long