Cập nhật: Thứ 5, 12/01/2006 | 14:47 GMT+7

Xã Yên Tập – Căn bệnh hiểm nghèo cướp đi sinh mạng nhiều người?

* Ba năm có 16 người chết vì ung thư

Nguyên nhân đang được làm rõ

Anh Đỗ Minh Độ cùng vợ con bên căn nhà hoang.

Trạm trưởng trạm y tế xã Yên Tập (huyện Cẩm Khê) Phan Kim Ninh không giấu được sự lo lắng về căn bệnh ung thư đang hoành hành ở quê mình mấy năm trở lại đây. Mới từ năm 2003 đến nay, ở cái xã công giáo nghèo này có tới 16 người về với Chúa bởi căn bệnh ung thư và con số này chắc chắn không dừng lại ở đây. Và những người dân ở cái làng này đang sống trong nơm nớp lo sợ trước nguy cơ bệnh tật...

Nỗi đau dòng họ Đỗ

Nỗi đau ấy xuất phát từ thôn Quang Trung, khu 2 xã Yên Tập một xã công giáo toàn tòng của huyện nghèo Cẩm Khê. Khác với cảnh người xe nườm nượp ngoài quốc lộ 32C, khu 2 hiện ra với sự vắng vẻ, heo hút đến khác thường. Xóm làng, nhìn gương mặt ai cũng thấy vẻ thảng thốt, lo âu.

Làm việc với Trạm y tế xã, chúng tôi không khỏi giật mình khi nghe con số thống kê: Năm 2003, toàn xã có 14 ca tử vong, trong đó có 8 ca do căn bệnh ung thư di căn; năm 2004, có 3 trong số 9 người tử vong là do căn bệnh ung thư. Năm 2005, số người tử vong do ung thư là 5 người trên tổng số 13 người chết. "Đấy là những con số ghi được trong bệnh án của Trạm y tế xã, con số thực có thể lớn hơn nhiều vì dân Yên Tập nghèo lắm, có mấy người, đi khám kỹ được ở bệnh viện đâu" - một cán bộ y tế xã buồn rầu nói với chúng tôi.

Khu 2, một khu vỏn vẹn có 9 hộ sinh sống - nơi được coi là "tâm điểm" của bệnh ung thư, với nhiều gia đình, đã trở thành căn bệnh di căn truyền từ đời này sang đời khác. Có gia đình cả 3 đời đều bị chết bởi ung thư gan, phổi...

Theo chỉ dẫn của cán bộ y tế xã, vượt qua mấy con dốc ngoằn ngèo, chúng tôi tìm đến nhà anh Đỗ Kế Tân (48 tuổi) - người vừa mới được bệnh viện trả về vì căn bệnh ung thư gan đã chuyển sang giai đoạn cuối. Anh Tân giờ chỉ còn da bọc xương. Đôi mắt buồn giờ đây lại thêm hoắm sâu vì những ngày không ngủ được vì đau đớn. Đưa mắt ra hiệu cho vợ đỡ mình dậy, dựa lưng vào vợ, anh thều thào: "Trước đây tôi khỏe lắm, một mình vác bao thóc 50 cân cứ chạy băng băng. Vậy mà bây giờ...! Lúc đầu chỉ thấy người mệt mỏi, đến giờ thì tức ngực, không ăn được gì cả. Mới có hơn một tháng, tôi đã sút mất mấy kg rồi...". Trước đó, ông nội anh là Đỗ Văn Súc, bố anh là ông Đỗ Văn Nơi cùng 2 người anh trai là Đỗ Quế Phượng, Đỗ Đức Trí cũng bị chết bởi ung thư­ gan. Cạnh nhà anh Tấn, có 2 gia đình ông Đỗ Thái Học, 2 bố con ông Đỗ Minh Lẫn và Đỗ Minh Tân đều cũng đã chết vì ung thư phổi khi mới ở tuổi 53. Chị Đỗ Thị Tuyến, vợ anh Tấn sụt sùi kéo chúng tôi ra sân kể về nỗi đau của gia đình. Kinh tế khó khăn lại thêm căn bệnh đeo đuổi chồng con, chị chẳng biết phải làm sao để xoay sở. Gánh nặng gia đình lại oằn trên vai những người vợ, người con, những người chưa phát hiện được bệnh một cách chính thức vì chưa lần nào đi khám.

Chỉ riêng dòng họ Đỗ ở khu 2 đã có hơn chục người chết vì ung thư. Những người xấu số này hầu như đều là lao động chính, là chỗ dựa cho cả nhà. Những người dân còn lại ai cũng đều gầy gò, ốm yếu. Nhiều nhà do không chịu được cảnh sống phập phồng trong lo sợ những cái chết đến gần với thế hệ sau đã chuyển ra khỏi khu vực đang sinh sống nhưng căn bệnh ung thư vẫn còn đeo bám mãi không thôi. Bố chết vì ung thư, chú chết vì ung thư, anh trai cũng chết vì ung thư, anh Đỗ Minh Đệ đã phải chuyển nhà đến 3 lần trong vòng chưa đầy 10 năm. Cái nghèo khó do không ổn định chỗ ở lại càng nặng nề hơn khi vợ anh vừa phải về Hà Nội cắt đi buồng trứng vì căn bệnh ung thư trong khi anh và 3 đứa con trứng gà trứng vịt ngày ngày phải "đánh vật" với căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp nặng... Nhiều gia đình nghèo quá phải dựa vào sự đùm bọc của cộng đồng mới tồn tại được. Cuộc sống vốn đã nghèo nàn, giờ lại mắc chứng bệnh nan y khiến nhiều gia đình hoang mang. Hầu hết các bệnh nhân ở đây đều không có tiền để chữa trị, có người chỉ ra đến bệnh xá xã thì về, nhiều bệnh nhân đã phải “ra đi” trong sự túng quẫn của gia đình.

Không chỉ ở khu 2, cách "trọng điểm" của "làng ung thư" chưa đầy 300m đường chim bay, có một người mẹ khốn khổ cũng đang hàng ngày, hàng giờ sống trong nước mắt vì căn bệnh ung thư - chị là Nguyễn Thị Nghị, nhà ở khu 5 xã Yên Tập. Chỉ trong một năm, tai họa liên tiếp ập xuống đầu gia đình chị. Bắt đầu là cái chết do TNGT của chồng chị trên đường đưa cậu con trai đi nhập học ở Thái Nguyên. “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”, tưởng như mất mát ấy cũng đã đủ quật ngã người phụ nữ nhỏ bé ấy. Thế nhưng, nỗi đâu như chỉ mới ngày hôm qua chưa kịp làm tĩnh tâm thì chị lại kinh hoàng khi biết mình cũng đã mắc bệnh ung thư như người chị gái và cậu em trai. Đủ mọi bệnh viện, đủ mọi thuốc thang, bệnh không thuyên giảm, chị càng bàng hoàng hơn khi biết con gái thứ hai của mình đang học lớp 12 bị ung thư máu. Sau hơn một tháng vật vã trong những cơn đau, Phan Thị Thành - con gái chị cũng đã ra đi khi chỉ còn vài ngày nữa em bước sang tuổi 18.

Nguyên nhân từ đâu?

Đưa chúng tôi tập đơn đề nghị, viết tay có, đánh máy có, được gói cẩn thận trong mấy lớp túi ni long, anh Đỗ Trọng Kiểm – người đại diện cho bà con khu 2 bức xúc: "Chúng tôi đang sống trên một "bãi tha ma" thuốc sâu. Khu 2 ngày nay vào những năm 1967 là nơi Công ty vật tư nông nghiệp tỉnh và trạm vật tư nông nghiệp Cẩm Khê sơ tán đặt kho thuốc trừ sâu (gồm 2 khu nhà 7 gian nằm trên gò Môm Chum). Đến năm 1969, một số thuốc đã ngấm chảy ra ngoài bao bì; người ta đã dùng một đoàn vận chuyển gồm các xe trâu, xe bò đưa các hóa chất này đi nơi khác. Tuy nhiên, do kho quá lớn và di chuyển gấp nên vẫn còn sót lại nhiều thuốc trừ sâu được đựng trong các lọ bằng nhôm, thủy tinh, nilon… mỗi khi mưa xuống, nước ngấm vào đất, hòa vào thuốc. Các mạch nước ngầm từ đỉnh gò chảy khắp tới những nơi thấp hơn. Khu 2 và các khu lân cận, nước giếng đào và quả cây trái mọc trên đất đều nặng mùi thuốc sâu.

Khắp gò Môm Chum, mấy chục năm đã qua, các hố chôn lấp phế phẩm của kho thuốc trừ sâu trước đây giờ đã bị lộ thiên do mưa gió. Những túi nilon - vỏ bao thuốc trừ sâu phơi bày trên mặt đất ngổn ngang. Những lọ thủy tinh vỡ ngập sâu vào lòng đất. Thuốc trừ sâu qua năm tháng đã thẩm thấu xuống lòng đất và tiếp tục lan toả gây ô nhiễm môi trường, trong đó nghiêm trọng nhất là ô nhiễm nguồn nước. Vào những ngày hè nóng nực, bất chợt có trận mưa, mùi thuốc sâu bốc lên nồng nặc. Giếng nước, ao hồ xuất hiện những váng nước màu vàng. Đã có thời điểm tôm, cá bắt được từ ao lên không ăn được do nồng nặc mùi thuốc sâu, những con cá đầu to mình bé lại như những sinh vật bị dị tật… Các loại bao bì vỏ thuốc trừ sâu đã lộ thiên sau thời gian bị vùi chôn dưới đất, nhưng không biết còn bao nhiêu lọ, túi vẫn còn bị lấp sâu gây ra sự nguy hiểm cho môi trường? Ông Đỗ Hữu Tín - chủ một hộ hiện đang ở trọn trên nền khu nhà kho ngày trước khẳng định: “Khi tôi dỡ nhà làm nền lại, ngửi thấy mùi thuốc 666 rất nặng (có lẽ chính vì thế mà trong nhà không bao giờ có ruồi, muỗi, gián?). Chăn nuôi, sản xuất ở khu vực này cũng không phát triển được!”. Còn vợ anh, khi thấy chúng tôi đến cứ sụt sùi: " Cả bố và mẹ em cũng đều đã ra đi vì căn bệnh ung thư. Những người hàng xóm của em cũng đều có cái chết vật vã như thế. Chẳng có thứ thuốc nào đủ linh nghiệm để kéo dài cuộc sống, giảm bớt đau đớn cho họ. Chúng tôi sẽ phải sống như thế này bao lâu nữa đây...?!".

Chúng tôi rời Yên Tập khi trời đã nhá nhem tối, trời sập sùi mưa cộng với cái lạnh của mùa đông làm cho cảnh vật càng thêm hắt hiu, vắng vẻ. Ông Nguyễn Văn Muộn- Bí thư Đảng ủy xã khẳng định nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư cho người dân xã ông là do ảnh hưởng của kho thuốc trừ sâu có từ thời chiến tranh. Thời gian qua, đã có nhiều đoàn công tác của tỉnh, của huyện về kiểm tra, xác minh và bàn biện pháp khắc phục. Theo đó, huyện và xã đã thống nhất chủ trương di dời các hộ trên ra khỏi vùng bị ô nhiễm. Tuy nhiên vấn đề thủ tục hành chính, kinh phí và những công việc còn lại đều phải nhờ và huyện, tỉnh và Trung. Nhưng mà các anh biết đấy, tới giờ vẫn chưa có gì mới cả.”

Vẫn còn dự lượng chất độc nằm dưới những ruộng lúa, những mảnh vườn và liền kề với con người. Câu nói ấy cứ gieo vào đầu tôi nỗi ám ảnh: Nếu không có biện pháp di rời khu dân cư, nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm mỗi trường sẽ còn bao nhiêu người dân phải sống trong lo âu và bệnh tật như nỗi đau mà bà con khu 2 Yên Tập phải chịu đựng trong những năm qua. Đinh Vũ



 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

5 dấu hiệu cảnh báo ung thư gan sớm
01:08 13/11/2023

Ung thư gan là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm và gây tử vong hàng đầu, dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo ung thư gan sớm.

Núp bóng tặng quà, dụ người già mua sữa

Núp bóng tặng quà, dụ người già mua sữa
6:44 sáng nay

baophutho.vn Những ngày qua, người dân xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn xôn xao khi Công ty TNHH Dược phẩm Nam Hà Group (trụ sở tại số 14, đường THC 07, phường...

Lận đận...cá tiến Vua

Lận đận...cá tiến Vua
0:56 sáng Chủ nhật

baophutho.vn Tương truyền, 5 loài: Anh vũ, cá lăng, cá dầm xanh, cá chiên và cá bỗng thuộc các loài cá quý dùng để tiến Vua, đã được ghi nhận trong sử sách,...

Tiên Du - Mùa ... khát

Tiên Du - Mùa ... khát
02:58 04/01/2006

(PTĐT) "Khát nước” sinh hoạt luôn là nỗi lo thường trực của một số địa phương hiện nay và tình trạng đó đang xảy ra tại một số địa phương của tỉnh như: Chí Đám (Đoan Hùng), Cổ...

Nhọc nhằn nghề “hành xác”

Nhọc nhằn nghề “hành xác”
02:56 09/12/2005

(PTĐT) Men theo dải hành lang hun hút, tôi tìm đến dãy nhà được quét ve màu gan gà, nằm cuối khuôn viên Bệnh viện tỉnh Phú Thọ. Ông trưởng khoa giải phẫu bệnh lý giới thiệu:...

Chuyện buồn bên núi Cẩn

Chuyện buồn bên núi Cẩn
01:07 03/12/2005

(PTĐT) Nghèo quá! Khổ quá! Đó là điều đầu tiên tôi nhận thấy khi đặt chân vào bản Bến Thân- một bản thuộc vùng núi heo hút của xã Đồng Sơn-huyện Thanh Sơn. Bản nằm bên núi Cẩn,...

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

23°C - 29°C
Có mây, không mưa
  • 24°C - 32°C
    Có mây, không mưa
  • 26°C - 34°C
    Ít mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long