{name} - {time}
Kế thừa và phát huy những thành quả, bài học kinh nghiệm từ các nhiệm kỳ trước, Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định khâu đột phá là cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh. Quyết định này thể hiện sự chủ động, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Để thực hiện nhiệm vụ này, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) được coi là một trong những “chìa khóa” quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tạo động lực thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Kế thừa và phát huy những thành quả, bài học kinh nghiệm từ các nhiệm kỳ trước, Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định khâu đột phá là cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh. Quyết định này thể hiện sự chủ động, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Để thực hiện nhiệm vụ này, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) được coi là một trong những “chìa khóa” quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tạo động lực thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Không phải ngẫu nhiên những năm gần đây Phú Thọ nằm trong top các tỉnh, thành của cả nước có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao; thu hút đầu tư đạt nhiều kết quả tích cực. Một trong những giải pháp mà tỉnh kiên trì thực hiện chính là làm tốt công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) để đảm bảo tiến độ triển khai các dự án, nhất là các dự án trọng điểm có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khả năng liên kết vùng.
Phú Thọ thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, có diện tích tự nhiên đứng thứ 38/63 tỉnh, thành phố, nguồn nhân lực dồi dào với dân số gần 1,6 triệu người, đứng thứ 21/63 tỉnh, thành phố. Nơi đây là vùng đất cội nguồn của dân tộc, hội tụ các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thương với các vùng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, những năm trước, Phú Thọ vẫn là địa phương quy mô nền kinh tế nhỏ, xuất phát điểm thấp, thu hút đầu tư chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế vốn có, công nghiệp phát triển manh mún, nhỏ lẻ, thủ tục hành chính còn gây phiền hà cho nhà đầu tư. Cùng với đó, mạng lưới giao thông chưa đồng bộ, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, nguồn nhân lực chưa phát triển, công tác GPMB hạn chế... dẫn đến việc thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn.
Trong đó, tập trung triển khai hiệu quả năm nhóm mục tiêu và tám giải pháp mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và bồi thường, GPMB nhằm tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, minh bạch, thân thiện trong thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.
Tỉnh đã có nhiều chính sách quan trọng trong thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tập trung xây dựng, hoàn thiện, triển khai quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050; các quy hoạch vùng, ngành; bổ sung cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực xã hội, phát huy lợi thế so sánh địa phương; quy hoạch khu, cụm công nghiệp. Rà soát, đổi mới quy trình, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, đất đai, xây dựng...; tháo gỡ “điểm nghẽn” trong GPMB gắn với tạo quỹ đất sạch; chú trọng công tác thẩm định các dự án bảo đảm theo quy định, phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội và không gây ô nhiễm môi trường; tăng cường đối thoại với doanh nghiệp; nắm bắt nhu cầu nhà đầu tư để hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án, ưu tiên tập trung chỉ đạo các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang kiểm tra tiến độ triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ đường Hồ Chí Minh đến đường tỉnh 320C (đường đi xã Đông Thành, huyện Thanh Ba).
Lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành chủ động tiếp cận các nhà đầu tư chiến lược và tận dụng làn sóng dịch chuyển đầu tư nước ngoài để thu hút vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, có giá trị cao. Đồng thời, rà soát, bãi bỏ, rút ngắn một số thủ tục hành chính liên quan không cần thiết, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đầu tư; nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm 2022, chỉ số PCI của tỉnh xếp 24/30 (trong top 30 tỉnh có chất lượng điều hành tốt nhất). Các chỉ số PCI, PAPI, PAR Index, SIPAS cơ bản dược duy trì ở mức khá so với 63 tỉnh, thành.
Từ những chính sách phù hợp, tỉnh đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn nước ngoài của Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, EU và các nhà đầu tư lớn trong nước như Tập đoàn T&T, Tập đoàn Sông Hồng Thủ đô... đã đầu tư nhiều dự án trọng điểm với số vốn lên tới hàng nghìn tỉ đồng.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định sáu nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung thực hiện tốt khâu đột phá về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và cải cách hành chính. Để triển khai các dự án trọng điểm tạo sức bật cho phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ. Đồng thời, tăng cường sự chủ động, tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành Trung ương, sớm khởi công các dự án đã có quy hoạch, kế hoạch. Tỉnh Phú Thọ tạo điều kiện tối đa về cơ chế đảm bảo đúng quy định của pháp luật và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Các sở, ngành, đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đang triển khai và thu hút, mở rộng các dự án mới trên địa bàn tỉnh.
Là dự án trọng điểm của tỉnh có quy mô gần 500ha, tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỉ đồng, Khu đô thị sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và sân golf Tam Nông (huyện Tam Nông) do Tập đoàn T&T làm chủ đầu tư được khởi công tháng 2/2022. Đến đầu tháng 8/2023, 4/5 dự án thành phần đã hoàn thành việc lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Trong đó, có dự án đã hoàn thành 80% việc bồi thường, GPMB. Hiện, dự án Khu đô thị mới Tam Nông Eco đang lập quy hoạch chi tiết đảm bảo với cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu nhà ở theo quy định của pháp luật.
Khu công nghiệp (KCN) Phú Hà được triển khai thực hiện tại thị xã Phú Thọ là một trong các dự án trọng điểm đã và đang phát huy hiệu quả cao. Dự án do Tổng Công ty Viglacera làm chủ đầu tư; giai đoạn một với quy mô trên 356ha được chia làm hai phân khu với tổng mức đầu tư 1.933 tỉ đồng; giai đoạn hai có quy mô khoảng 100ha đang triển khai lập quy hoạch. Đến nay, UBND thị xã đã bàn giao trên 356ha mặt bằng sạch cho chủ đầu tư, hoàn thành nhiệm vụ GPMB giai đoạn một. Chủ đầu tư đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đồng bộ phân khu phía Nam và tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng phân khu phía Bắc.
Dự án hồ chứa nước Ngòi Giành ở huyện Yên Lập có tổng mức đầu tư 1.279 tỉ đồng được xác định là dự án trọng điểm của tỉnh, công trình hoàn thành đảm bảo cấp nguồn nước tưới cho 7.690ha đất canh tác, nước sinh hoạt khoảng 160.000 người, nước nuôi trồng thủy sản... Bên cạnh đó, dự án còn góp phần ngăn chặn, giảm thiểu lũ ống, lũ quét, ổn định đời sống cho nhân dân 35 xã khó khăn thuộc các huyện: Yên Lập, Cẩm Khê và Thanh Ba; hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất tập trung, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực tiến tới xóa đói giảm nghèo; góp phần giảm lũ hạ du, cải thiện môi trường sinh thái.
Công trình Hồ chứa nước Ngòi Giành đi vào hoạt động góp phần giảm thiểu tình trạng lũ lụt vùng hạ du và cải thiện môi trường sinh thái.
Thực tế trong số các dự án trọng điểm được triển khai, có nhiều dự án đã phát huy hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế, đóng góp vào ngân sách địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn có những dự án gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong GPMB như việc bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất khi nhà nước thu hồi đất chính là “điểm nghẽn”, là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây chậm tiến độ các dự án, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.
Nhóm PV
2:12:09:2023:09:25 GMT+7
{name} - {time}