{title}
{publish}
{head}
Trên cơ sở quán triệt và nhận thức sâu sắc Nghị quyết số 33 ngày 9.6.2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, UBND huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang) đã thay đổi phương thức lãnh đạo sát với thực tế, ở cơ sở tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi và phát triển du lịch.
Những năm qua, huyện Xín Mần luôn là địa phương tiên phong trong việc đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy ở trường học. Huyện đặc biệt quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống và đưa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các nhà trường và đạt được nhiều kết quả quan trọng: Tổ chức 39 lớp tập huấn tại các trường cho gần 900 giáo viên và 195 lớp tập huấn cho các em học sinh; truyền dạy gần 600 chuyên đề (trong đó số tiết học giáo dục kỹ năng sống hơn 1.700 tiết); thành lập 171 câu lạc bộ sở thích.
Nội dung giáo dục kỹ năng sống, lịch sử và văn hóa truyền thống cho học sinh được các ngành chuyên môn xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng xã, thị trấn. Ngoài ra, các trường học phối hợp với các đội nghệ nhân dân gian tổ chức truyền dạy cho học sinh về các làn điệu dân ca, dân vũ, hoạt động thêu dệt thổ cẩm và làm một số sản phẩm truyền thống của địa phương như: Khèn Mông, gậy đồng xu, sáo Mông, dệt lanh...
Anh Giàng Seo Lìn, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ yêu thích nhạc cụ văn hóa dân tộc Mông huyện Xín Mần cho biết: Hiện tại, Câu lạc bộ của chúng tôi có hơn 600 thành viên ở tất cả các độ tuổi từ các em nhỏ, học sinh các cấp đến đoàn viên, thanh niên và các nghệ nhân cao tuổi. Các nghệ nhân sẽ truyền dạy cho thế hệ trẻ về nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống, dạy thổi và múa khèn Mông, hát dân ca truyền thống, múa gậy đồng xu...
Học sinh xã Pà Vầy Sủ học múa khèn Mông.
Thực hiện tốt công tác lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 09 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các văn bản của huyện về thực hiện xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện tốt việc giữ gìn bản sắc văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, loại bỏ các hủ tục ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa, tinh thần, gây lãng phí, tổn hại đến sức khỏe con người. Đơn cử như người dân tổ chức lễ cưới trang trọng nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm; việc tổ chức lễ tang ngày càng văn minh, không để đám tang quá 48 giờ. Các lễ hội truyền thống ở các xã, thị trấn như: Lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông, Lễ cúng rừng vùng đồng bào dân tộc Nùng, Lễ hội đình mường dân tộc Tày, Tết Khu cù tê của dân tộc La Chí, Lễ hội Hoàng Vần Thùng đền Thần Hoàng... được tổ chức hàng năm đảm bảo an toàn, tiết kiệm và có ý nghĩa, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết trong Nhân dân.
Xác định việc xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phát triển văn hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. UBND huyện Xín Mần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, cổ động trực quan với các hình thức đa dạng, phong phú như: Tờ rơi, pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, xe loa, tuyên truyền qua các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, tuyên truyền qua các buổi chợ phiên... nhằm nâng cao ý thức của toàn thể cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong việc chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá độc hại. Đồng thời, vận động nhân dân đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, tích cực đấu tranh đẩy lùi các tệ nạn xã hội trong cộng đồng dân cư. Hiện, toàn huyện Xín Mần có 110 cơ quan đạt chuẩn văn hoá; 105 thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu “Làng văn hóa”, trên 9.600 hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá”.
Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Thị Hòa chia sẻ: Huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai lựa chọn, có định hướng cụ thể đối với việc phát huy giá trị văn hóa trong phát triển KT – XH đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa phương. Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng, thời gian tới địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện mô hình Hội nghệ nhân dân gian, câu lạc bộ văn hóa các dân tộc, phát huy vai trò của lực lượng người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để bảo tồn văn hóa, bài trừ hủ tục và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Quan tâm khai thác các môn thể thao dân tộc gắn với hoạt động văn nghệ, thể thao theo cụm dân cư, từng bước xã hội hoá hoạt động thể dục, thể thao trên địa bàn.
TK (Theo baohagiang.vn)
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: Thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả...
Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) đã chinh phục được sự yêu mến của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với bất...
Núi Chí Linh - dãy núi cao hùng vĩ, hiểm trở nơi miền Tây xứ Thanh gắn liền với buổi đầu gian khó của khởi nghĩa Lam Sơn. Nơi đây cũng là không gian sinh sống của phần đa đồng...
Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, những năm gần đây huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) đã và đang tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch, nâng cao chất lượng sản...
Có tới 80,5% khách du lịch đến Yên Bái để khám phá cảnh quan; tìm hiểu trải nghiệm văn hóa chiếm 72,7%, tham quan danh lam, thắng cảnh chiếm 35%, cải thiện sức khỏe tinh thần...
Thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) là nơi chứa đựng nhiều di tích văn hóa tâm linh có từ nhiều thế kỷ với tín ngưỡng dân gian phong phú, đặc sắc, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu...
Khi xã hội có quá nhiều sức hút từ những dòng sản phẩm không mang tính truyền thống, không chỉ làng nghề gốm Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc mà tất cả các làng...
Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nằm tại thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc được xếp hạng là Di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia năm 2000. Tuy nhiên, đến nay, Di chỉ...
Trong thời gian qua, việc quan tâm xây dựng, làm mới sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, có chiến lược thu hút khách du lịch phù hợp là những giải pháp được ngành du...
Là vùng đất nổi danh với câu ca “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, trải qua thăng trầm của thời gian, mảnh đất và con người tỉnh Hưng Yên ngày nay vẫn còn giữ được nguyên...
Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi...