“Cây thiêng” trên đất cội nguồn Kỳ I: Những nhân chứng của lịch sử

“Cây thiêng” trên đất cội nguồn Kỳ I: Những nhân chứng của lịch sử

“Cây thiêng” trên đất cội nguồn Kỳ I: Những nhân chứng của lịch sử

“Cây thiêng” trên đất cội nguồn Kỳ I: Những nhân chứng của lịch sử

“Cây thiêng” trên đất cội nguồn Kỳ I: Những nhân chứng của lịch sử

Tôi tìm về đền Thiên Cổ Miếu, thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì vào một chiều trời nắng nóng như đổ lửa. Dưới tán xanh mát của cây táu hoa vàng khoảng 2.300 tuổi, cụ Nguyễn Ngọc Luận (người trông coi đền Thiên Cổ Miếu) chậm rãi kể về 2 “cụ táu” gắn liền với ngôi đền thiêng.

“Cây thiêng” trên đất cội nguồn Kỳ I: Những nhân chứng của lịch sử

Ngọc phả để lại, vào thời Hùng Vương thứ 18, niên hiệu Hùng Duệ Vương có vợ chồng thầy cô Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục mở lớp dạy học tại kinh đô Văn Lang, được Vua Hùng mời vào cung dạy học cho công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa. Hai công chúa được vợ chồng thầy Vũ Thê Lang dạy chữ, dạy đạo làm người, trở thành những công chúa hiền thục, giỏi giang. Khi thầy cô bất ngờ tạ thế, Nhân dân địa phương đã chôn cất và lập đền thờ ngay tại làng. 2 cây táu hoa trắng (cây bạc) và cây táu hoa vàng (cây vàng) được cổ nhân trồng từ thời đó và trường tồn cho tới tận ngày nay.

“Cây thiêng” trên đất cội nguồn Kỳ I: Những nhân chứng của lịch sử

Niềm kính trọng và tình cảm của Nhân dân nơi đây đối với 2 “cụ táu” được thể hiện rõ ràng trên văn bia lập trong ngôi đền: “Gần 2.300 năm trôi qua, trải qua biến thiên binh lửa, Nhân dân Hương Lan, Nhân dân Lâu Thượng vẫn đời đời chăm sóc và khi cần, sẵn sàng hy sinh cả tính mệnh để bảo tồn nguyên vẹn Đình, Miếu, Lăng mộ, hai cây táu quý - những di tích quý giá về nền học vấn thời đại Hùng Vương”. Vào ngày 28/5/2012, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận là 2 cây táu là Cây Di sản, đồng thời cũng là Cây Di sản có tuổi đời cao nhất tại Việt Nam.

“Cây thiêng” trên đất cội nguồn Kỳ I: Những nhân chứng của lịch sử

“Cây thiêng” trên đất cội nguồn Kỳ I: Những nhân chứng của lịch sử“Cây thiêng” trên đất cội nguồn Kỳ I: Những nhân chứng của lịch sử

Theo chân cụ Hạp, tôi đến chùa Thiên Sinh Bà Nhan - nơi hiện hữu hàng cây hoa đại cổ hơn 700 năm tuổi. Tương truyền hàng cây này xuất hiện từ đầu thế kỷ XIV (thời nhà Trần), hàng hoa đại cổ vốn có 7 cây nhưng qua thời gian, không may đã có 2 cây bị chết, giờ còn lại 5 cây vẫn đứng hiên ngang, sừng sững. Mỗi cây cao đến 10m, thân cây sần sùi, u bướu nhưng cành lá xanh tốt, hoa rất sai tỏa hương thơm thanh khiết khắp không gian mà hiếm nơi nào có được.

“Cây thiêng” trên đất cội nguồn Kỳ I: Những nhân chứng của lịch sử

“Cây thiêng” trên đất cội nguồn Kỳ I: Những nhân chứng của lịch sử

Kỳ lạ là “lão Thị thần” cho 2 loại quả trên cùng một cành, đó là quả tròn và quả dẹt, quả tròn có hạt, quả dẹt không hạt. Khi đứng dưới gốc thị, nhìn về phía Tây Nam, ở độ cao tầm đầu người sẽ thấy hình voi mẹ và voi con trong tư thế ôm nhau với dáng điệu âu yếm của tình mẫu tử đang cúi đầu kính cẩn chầu vào điện Bắc linh thiêng. Với tuổi đời cùng những ý nghĩa tâm linh sâu sắc, “lão Thị thần” đã được công nhận là Cây Di sản vào ngày 10/5/2012 trong niềm hân hoan và vinh dự của dân làng.

“Cây thiêng” trên đất cội nguồn Kỳ I: Những nhân chứng của lịch sử

“Cây thiêng” trên đất cội nguồn Kỳ I: Những nhân chứng của lịch sử

Đến nay Phú Thọ đã có 87 Cây Di sản được công nhận, nhiều cây có tuổi thọ cao, thế cây đẹp, gắn liền với chuyện cũ, tích xưa mang màu sắc huyền bí. Điển hình như “Lưỡng mộc đại thụ” trên 500 năm tuổi, gồm cây đa và cây sanh nằm trong quần thể di tích đền Mẫu làng Sơn Cương thuộc thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê đã chứng kiến Cách mạng tháng Tám lịch sử, che chở cho ngôi đền mà tổ Đảng Sơn Cương, chi bộ Nỗ Lực làm nơi họp bàn, đưa ra các quyết sách lãnh đạo Nhân dân kháng chiến hay cặp Chò chỉ nghìn tuổi ở bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn gắn với câu chuyện tình yêu cảm động của chàng trai mồ côi người Dao và cô gái là con của tộc trưởng người Mường.

“Cây thiêng” trên đất cội nguồn Kỳ I: Những nhân chứng của lịch sử

Trên thực tế, bên cạnh những giá trị về lịch sử, văn hóa, Cây Di sản còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bảo tồn nguồn gen. Những Cây Di sản có niên đại hàng trăm, hàng nghìn năm cho thấy khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu vùng miền, hệ sinh thái, quá trình biến đổi khí hậu, cũng như tác động tiêu cực của con người. Đây là nguồn gen rất quý hiếm cho nghiên cứu khoa học. Thực tế hiện nay, việc nhân cấy các tổ hợp gen để tạo nên những chủng sinh vật có khả năng kháng sâu bệnh, sinh trưởng, phát triển và cho giá trị kinh tế vượt trội là điều hoàn toàn có thể.

“Cây thiêng” trên đất cội nguồn Kỳ I: Những nhân chứng của lịch sử

Dù ở bất cứ thời điểm nào, quần thể Cây Di sản vẫn mang những ý nghĩa hết sức đặc biệt. Việc bảo tồn quần thể này cũng chính là hành động thiết thực để gìn giữ cho mai sau một “kho báu” mang giá trị liên thành. Tuy nhiên, công tác bảo tồn, bảo vệ Cây Di sản vẫn là “bài toán” chưa có lời giải, cần sự đồng lòng, chung sức của toàn xã hội để giữ vững “vàng xanh” quý giá.

“Cây thiêng” trên đất cội nguồn Kỳ I: Những nhân chứng của lịch sử

Thành AN

6:28:09:2024:11:31 GMT+7

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM