{title}
{publish}
{head}
Cây chè - một trong những cây kinh tế mũi nhọn của huyện Tân Sơn. Những năm gần đây, nhờ hiệu quả từ chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh cùng sự nỗ lực của người dân trong nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế từ cây chè, nhiều sản phẩm chè đặc trưng trên địa bàn huyện vùng cao Tân Sơn đã ra đời. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến “Chè sương sớm Xuân Sơn” - sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2023 của Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông lâm nghiệp Xuân Đài (xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn).
Chè sương sớm Xuân Sơn được thu hoạch theo phương pháp thủ công 1 tôm 2 lá và hái trong khoảng từ 5 - 9h sáng (những ngày nắng ráo) để những búp chè mang hương đậm nhất.
HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp Xuân Đài được thành lập năm 2013 với 36 thành viên; hiện có 20 ha chè được trồng tập trung ở 3 xã Xuân Đài, Kim Thượng và Xuân Sơn. Đây là những khu vực có thổ nhưỡng đặc biệt (nền đất sỏi đỏ pha son và đất sét) chứa những thành phần nguyên tố vi lượng thuận lợi cho sự phát triển của cây chè. Theo người dân trồng chè nơi đây, từ tháng 2 đến tháng 10 hằng năm, tiết trời nóng ẩm, mưa nhiều, cây chè sinh trưởng tốt nhất - là khoảng thời gian “lý tưởng” để thu hoạch chè. Mặc dù diện tích trồng chè lớn nhưng để lựa chọn được những búp chè to, mập và đẹp nhất, các thành viên HTX vẫn lựa chọn thực hiện phương pháp hái thủ công 1 tôm 2 lá và hái chè trong khoảng từ 5 - 9h sáng (những ngày nắng ráo) để những búp chè mang hương đậm nhất.
Anh Hà Văn Tâm - Giám đốc HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp Xuân Đài cho biết: Để có được sản phẩm chè ngon, HTX đã lựa chọn trồng những giống chè có nhiều ưu thế, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương như chè Kim Tuyên, chè Phúc Vân Tiên và chè San tuyết cổ; chú trọng thiết lập và áp dụng biện pháp chăm sóc theo hướng hữu cơ trong quá trình phát triển vùng nguyên liệu chè. Chè sau khi hái sẽ được phân loại và được tiến hành sao qua hai công đoạn: Sao chè lần 1 ở nhiệt độ cao để làm mềm dẻo cánh chè, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vò chè. Sau khi sao, chè sẽ được vò trong khoảng 15 - 30 phút (tùy loại chè khác nhau) nhằm đảm bảo chất lượng và giữ được hương vị tự nhiên đặc trưng. Khi lá chè đã được định hình, chè tiếp tục được sao lần 2 trong khoảng 3 tiếng với nền nhiệt ổn định từ 120 - 150 độ C để cánh chè xoăn lại và tạo độ khô cho búp.... Sản phẩm “Chè sương sớm Xuân Sơn” sau khi hoàn thành sẽ được đóng gói, hút chân không theo định lượng tiêu chuẩn, gắn nhãn mác,... đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, độ tin cậy với người tiêu dùng.
Thành phẩm Chè sương sớm Xuân Sơn đạt OCOP 3 sao của HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp Xuân Đài (xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn).
Với giá bán trung bình 300.000 đồng/kg chè khô các loại, mỗi năm HTX cung ứng ra thị trường khoảng 3 tấn chè khô, cho doanh thu từ 160 - 170 triệu đồng/năm; tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với thu nhập ổn định 4 triệu đồng/người/ tháng. Đồng chí Nguyễn Cao Cường - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Đài cho biết: Nhờ đầu tư trang thiết bị máy móc, đồng bộ quy trình sản xuất, năm 2023, sản phẩm “Chè sương sớm Xuân Sơn” của HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp Xuân Đài đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Chất lượng ngày càng được khẳng định, giá trị sản phẩm chè địa phương được nâng lên; tạo tiền đề quan trọng để sản phẩm mở rộng thị trường. Từ những kết quả đã đạt được, thời gian tới, địa phương sẽ đúc rút kinh nghiệm, tiếp tục nghiên cứu nhiều giải pháp để mở rộng mô hình, phát triển sản phẩm OCOP dựa trên thế mạnh của địa phường. Qua đó góp phần từng bước nâng tầm giá trị nông sản đặc trưng, tăng thu nhập người dân trên địa bàn.
Đồng Niên
Nhanh nhạy nắm bắt thông tin, sáng tạo trong cách tuyên truyền, đội ngũ Người có uy tín trẻ cùng với những “cây đại thụ” ở các buôn làng Đắk Lắk đã phát huy vai trò của mình...
baophutho.vn Vui Xuân, đón Tết là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Ở mỗi dân tộc, tuy phong tục, nghi thức đón Tết có khác nhau nhưng đều...
baophutho.vn Thực hiện Dự án 7 trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...
baophutho.vn Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết toàn dân tộc. Tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ...
baophutho.vn Huyện Thanh Sơn có 21 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có 7 xã thuộc khu vực III, 2 xã thuộc khu vực II, còn lại là khu vực...
baophutho.vn Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Thanh Sơn gắn với phát triển du lịch thời gian qua đã được...
baophutho.vn Tân Sơn là huyện miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 83,5%. Những năm qua, cùng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và ban, ngành, đoàn...
Thời gian qua, tình hình Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ổn định. Đồng bào chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật...
baophutho.vn Những năm qua, Hội LHPN xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn đã quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục nâng cao...
Lễ cúng rừng là một trong những tín ngưỡng lâu đời, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống tâm linh của đồng bào Cờ Lao. Vừa qua, Lễ cúng rừng của người Cờ Lao xã Sính Lủng,...
baophutho.vn Chị Hà Thị Lin, đồng bào dân tộc Mường ở xóm Đồng Gạo, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn là một trong những điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh...
baophutho.vn Vừa qua, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Tân Sơn đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục...