{title}
{publish}
{head}
Trong 2 ngày 18 - 19/10, UBND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va, xã Noong Luống năm 2024.
Mâm cơm truyền thống đặc sắc, rực rỡ sắc màu của người dân tộc Thái Trắng tại bản Lún, xã Noong Luống, huyện Điện Biên.
Lễ mừng cơm mới là một nghi thức độc đáo mang nhiều giá trị đặc sắc về văn hóa của đồng bào Thái ở Tây Bắc.
Lễ hội là dịp để người Thái thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và cầu mong cho những vụ mùa tiếp theo gặp mưa thuận gió hòa, cây trái tốt tươi.
Người dân tộc Thái Đen chuẩn bị mâm lễ cúng tổ tiên.
Ngoài ra, đây còn là dịp cảm ơn ông bà, tổ tiên đã luôn luôn dõi theo, phù hộ cho con cháu trong gia đình được khỏe mạnh, làm ăn, chăn nuôi phát triển, ruộng đồng được xanh tốt.
Đồng thời, là lúc để người dân trong bản thắt chặt tình đoàn kết và chúc cho nhau những lời tốt đẹp.
Mâm lễ cúng tổ tiên của dân tộc Thái Đen ở Điện Biên.
Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va, xã Noong Luống, huyện Điện Biên năm 2024 với sự tham gia giao lưu văn nghệ của 4 xã: Thanh Yên, Noong Luống, Sam Mứn, Pom Lót và tham gia các hoạt động tại Lễ hội của 11 bản dân tộc Thái trên địa bàn xã Noong Luống.
Phần thi làm cốm nếp dẻo của bản U Va tại lễ hội.
Tại lễ hội có các hoạt đặc sắc như: giao lưu văn nghệ, Lễ cúng mừng cơm mới; thi đấu, giao lưu các trò chơi dân gian kéo co, tung còn, đua bè mảng, thi ẩm thực, làm cốm.
Ban giám khảo chấm điểm mâm cỗ truyền thống của các đội thi.
Với những hoạt động tại Lễ hội năm nay, ông Nguyễn Thái Bình, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên hy vọng sẽ đem lại những trải nghiệm thú vị và độc đáo cho nhân dân và du khách thêm am hiểu về các phong tục của đồng bào dân tộc Thái.
Đặc biệt, đây sẽ là lễ hội được huyện Điện Biên duy trì tổ chức hàng năm nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Thái, góp phần quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
Nguồn giaoducthoidai.vn
Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm...
Với tiềm năng thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, những năm qua, huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa...
Mỗi làng nghề là một bản sắc, một nét đẹp truyền thống mang lại thu nhập cho người dân địa phương.
Làng gốm Phù Lãng là một trong những làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm, tọa lạc tại xã Phù Lãng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Làng gốm nằm cạnh bên con sông Lục Đầu, rất...
Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Đồng Nai đã chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ, thống nhất nội dung, chương trình tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư...
Hồ Hoà Bình có diện tích mặt nước khoảng 9.000 ha, dung tích 9,45 tỷ m3, trải dài trên 200 km từ Hoà Bình tới Sơn La. Con sông Đà hung dữ xưa kia nay trở thành hồ nhân tạo lớn,...
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) đã xác nhận kỷ lục đối với chương trình đồng diễn cồng chiêng Tây Nguyên có số lượng nghệ nhân, diễn viên và học sinh tham gia đông nhất...
Cũng như các tỉnh, thành khác ở miền Tây, Hậu Giang có tiềm năng lớn về du lịch sông nước. Việc định hướng khai thác tiềm năng này đang dần đi vào chiều sâu, biến tiềm năng...
Xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo tồn những nét văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn, như: ngôn ngữ, chữ viết, lễ hội, trò...
Đặc sản cam chanh Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ thu hoạch, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá cam hiện được bán từ 25 - 60.000 đồng/kg. Thời điểm này, nhiều nhà vườn tại...
Với sự đa dạng và phong phú về tiềm năng để phát triển du lịch, thời gian qua, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút đầu tư, tập trung nguồn...