
{title}
{publish}
{head}
Cùng với Dân ca Quan họ, Bắc Ninh tự hào sở hữu một di sản văn hóa độc đáo và đặc sắc - tranh dân gian Đông Hồ. Từ những bản ván khắc gỗ, người nghệ nhân làng Mái (Song Hồ, Thuận Thành) đã cần mẫn tạo nên những bức tranh thủ công, sử dụng hoàn toàn nguyên liệu tự nhiên như giấy dó, màu sỏi son, hoa hòe, lá chàm, vỏ sò... Mỗi tờ tranh điệp trở thành một tác phẩm nghệ thuật thấm đẫm bản sắc, phong vị Bắc Ninh-Kinh Bắc, phản ánh tâm hồn người Việt với triết lý sống và khát vọng nhân văn sâu sắc.
Vẻ đẹp trường tồn của tranh làng Mái
Không đơn thuần là sản phẩm thị giác, tranh Đông Hồ là kho tư liệu sống động về văn hóa dân gian Việt Nam. Dưới những nét khắc bình dị là thế giới quan, nhân sinh quan phong phú của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tranh Lợn đàn, Gà mẹ gà con, Em bé ôm gà... thể hiện khát vọng sinh sôi, no ấm. Tranh tín ngưỡng như Phật Bà, Ông Công ông Táo... phản ánh niềm tin tôn giáo sâu xa. Tranh giáo huấn có Thầy đồ Cóc, Trê Cóc... hài hước mà sâu sắc. Tranh trào phúng xã hội có Đám cưới chuột, Hứng dừa... vừa châm biếm nhẹ nhàng, vừa chất chứa suy ngẫm về công lý và trật tự xã hội. Nhưng hơn cả, tranh Đông Hồ là tấm gương phản chiếu sinh hoạt thường nhật của người Việt xưa: Cảnh chăn trâu, cấy lúa, kéo vó, phiên chợ quê, hội làng... được tái hiện sinh động bằng ngôn ngữ tạo hình vừa bình dị, vừa biểu cảm. Chính sự chân thực, gần gũi và mộc mạc ấy làm nên sự khác biệt của tranh Đông Hồ so với các dòng tranh dân gian khác trên thế giớiCó lẽ, ít dòng tranh nào thể hiện được vẻ đẹp mộc mạc cùng sự hòa quện với thiên nhiên sâu sắc như tranh Đông Hồ. Tất cả màu sắc trong tranh đều được tạo ra từ vật liệu thuần Việt: Màu đen từ tro than, đỏ từ sỏi son, vàng từ hoa hòe, xanh từ lá chàm, trắng từ điệp giã vỏ sò. Từng lớp màu được in thủ công, chồng lên nhau, tạo nên những gam màu tươi sáng, rực rỡ mà vẫn mộc mạc, tự nhiên...
Quan khách ngoại giao quốc tế trải nghiệm in tranh Đông Hồ.
Giới chuyên gia đánh giá, tranh Đông Hồ không chỉ là sản phẩm trang trí mà còn là tấm gương phản chiếu tâm thức và triết lý sống của người Việt. Mỗi lần in tranh là một lần nghệ nhân “in hồn Việt” lên mặt giấy... Không cầu kỳ, không tô vẽ hào nhoáng, bóng bẩy, tranh Đông Hồ gây ấn tượng bằng sự mộc mạc của hình khối và bố cục. Những đường nét chắc khỏe, khoáng đạt, táo bạo mà vẫn giữ được sự cân đối hài hòa. Hình tượng trong tranh thường truyền tải những câu chuyện, thông điệp sâu xa mà người nghệ nhân muốn gửi gắm...Sự biến đổi của dòng chảy thời cuộc khiến nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đối mặt với nhiều thách thức, nguy cơ mai một. Trước bối cảnh đó, nghề làm tranh Đông Hồ đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, ngành và cộng đồng. Bắc Ninh đã triển khai nhiều chương trình hành động bảo tồn và phát huy giá trị di sản, từ đẩy mạnh truyền thông, đào tạo lớp nghệ nhân trẻ, phục dựng kỹ thuật truyền thống đến khuyến khích sáng tạo các sản phẩm ứng dụng trong đời sống đương đại để tạo sức sống mới cho di sản. Tranh Đông Hồ cũng trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều họa sĩ trẻ trong và ngoài nước tìm đến, học hỏi và làm mới theo lối đương đại, đưa nghệ thuật truyền thống vào đời sống thường nhật một cách tự nhiên và sáng tạo.Sắc Đông Hồ lấp lánh khắp 5 châu Không dừng lại ở bảo tồn, tranh Đông Hồ đã và đang vươn ra thế giới bằng chính vẻ đẹp và giá trị đặc sắc. Ngay từ thập niên 1970, tranh Đông Hồ đã được chọn làm quà tặng quốc gia, trong đó có Chủ tịch Cuba Fidel Castro, mở đầu cho hành trình quảng bá ra quốc tế. Từ đó đến nay, tranh Đông Hồ liên tục xuất hiện trong các triển lãm, sự kiện văn hóa tại nhiều quốc gia như: Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... trở thành nhịp cầu văn hóa gắn kết bạn bè quốc tế với văn hóa Việt Nam.Trong nỗ lực bảo tồn và phát huy di sản, song song, các chương trình giáo dục nghệ thuật, du lịch làng nghề, và giới thiệu quảng bá đang được triển khai nhằm đưa tranh Đông Hồ đến gần hơn với công chúng, tỉnh Bắc Ninh còn phối hợp tích cực cùng các bộ, ngành T.Ư để thúc đẩy vận động UNESCO ghi danh “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới. Đây là bước đi quan trọng giúp tranh Đông Hồ tiếp cận sâu hơn với cộng đồng di sản thế giới.Từ đầu năm 2025 đến nay, chuỗi hoạt động quảng bá tranh dân gian Đông Hồ ra thế giới của Bắc Ninh ghi dấu ấn đậm nét. Sau Chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu Đông Hồ” tại phố đi bộ hồ Gươm (Hà Nội) vào cuối tháng 3, Bắc Ninh tiếp tục thành lập đoàn công tác giới thiệu, quảng bá di sản Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ tại một số quốc gia ở châu Âu. Tối 9-4, chương trình nghệ thuật đặc sắc “Việt Nam - Tinh hoa văn hóa và khát vọng vươn mình” diễn ra tại trụ sở UNESCO (Paris, Pháp) đã đưa tranh Đông Hồ và Dân ca Quan họ là hai di sản tiêu biểu của quê hương Bắc Ninh đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Trước đó, ngày 7-4, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở Pháp, các nghệ nhân làng tranh đã trình diễn kỹ thuật in tranh mộc bản, giới thiệu quy trình làm tranh và trưng bày nhiều tác phẩm đặc sắc.Tiếp nối thành công tại Pháp, đoàn công tác tỉnh Bắc Ninh tiếp tục giới thiệu tinh hoa di sản tranh Đông Hồ tại Đức. Những bức tranh Đông Hồ tiêu biểu như Chăn trâu thổi sáo, Vinh quy bái tổ, Vinh hoa, Phú quý... được nhìn nhận như biểu tượng sống động của ký ức dân tộc, thu hút sự quan tâm của đông đảo kiều bào và bạn bè quốc tế. Những hoạt động giao lưu, quảng bá di sản như thế vừa lan tỏa giá trị, vẻ đẹp văn hóa truyền thống Việt, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trong lộ trình vận động UNESCO ghi danh Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.Giống như một sứ giả văn hóa, kể chuyện đất nước, con người Việt bằng ngôn ngữ tạo hình dân gian dung dị mà thấm đẫm triết lý nhân sinh, mỗi bức tranh Đông Hồ là tiếng nói của tâm hồn Việt, vươn ra đối thoại và hội nhập cùng thế giới. Với tình yêu di sản và sức sáng tạo của thời đại, nhất định dòng tranh quý của quê hương làng Mái-Đông Hồ sẽ sống mãi cùng tương lai, tiếp tục khẳng định vị thế di sản văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế.
TK (Theo baobacninh.com.vn)
Thời gian qua, hoạt động du lịch (DL) cộng đồng trên địa bàn tỉnh hình thành và phát triển khá nhiều. Trong đó tập trung chủ yếu tại các xã phía Nam TP. Bến Tre, 8 xã ven sông...
Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, dân số hơn 1 triệu người, diện tích tự nhiên gần 5.026km2, có núi rừng, đồng bằng, biển cả. Địa hình thấp dần từ Tây sang...
Văn hóa là cốt lõi, cộng đồng là trung tâm, môi trường là nền tảng - đó là hướng đi bền vững mà tỉnh Thanh Hóa đang theo đuổi trong hành trình phát triển du lịch xanh gắn với...
Mũi Cà Mau, điểm cực Nam của Tổ quốc, nơi đây không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, mà còn sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Từ TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) xuôi dòng sông Tiền chừng 9 km tới một ngã ba sông rộng lớn, rẽ trái là vào một địa danh nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây: Vàm Kỳ Hôn. Đi...
Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, thể hiện nghệ thuật tạo hình, trang trí độc đáo, tinh tế, là sản phẩm “ngôn ngữ” biểu đạt cho giá trị di...
Với bề dày truyền thống cách mạng, huyện Trấn Yên đang từng bước gìn giữ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, biến những “địa chỉ đỏ” như Gò Cọ Làng Chiềng hay...
Các doanh nghiệp du lịch Lâm Đồng vừa có cơ hội gặp nhau tại Chương trình Cà phê Doanh nhân để bàn về "điểm nghẽn” của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng; cũng như tìm kiếm các giải...
Đỉnh Tà Xùa thuộc xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, có độ cao 2.865m so với mực nước biển. Đỉnh Tà Xùa không chỉ được biết đến...
Du lịch Tây Ninh đã có những bước chuyển biến rõ nét trong thời gian gần đây, từng bước định vị thương hiệu trên bản đồ chung cả nước.