{title}
{publish}
{head}
Làng gốm Phù Lãng là một trong những làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm, tọa lạc tại xã Phù Lãng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Làng gốm nằm cạnh bên con sông Lục Đầu, rất thuận tiện cho việc sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Làm gốm được xem là hoạt động kinh tế chính của người dân nơi đây. Khi đến thăm làng gốm Phù Lãng bạn sẽ bắt gặp rất nhiều sản phẩm gốm và củi khô được phơi dọc theo hai bên đường.
Các sản phẩm của làng gốm Phù Lãng sản xuất cũng vô cùng phong phú về mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc. Nhìn chung sẽ bao gồm ba nhóm sản phẩm chính đó là: Đồ gia dụng, đồ dùng trong thờ cúng và đồ trang trí. Việc làm gốm yêu cầu người nghệ nhân phải thực sự tỉ mỉ và khéo léo qua nhiều công đoạn khác nhau. Từ việc chọn và xử lý đất, tạo hình, tráng men, nung gốm đều đòi hỏi trình độ tay nghề nhất định. Đến thăm làng gốm Phù Lãng và tận mắt chứng kiến thì bạn mới có thể cảm nhận hết sự tài hoa của những nghệ nhân làm gốm.
Nghệ nhân làng gốm Phù Lãng hoàn thiện sản phẩm tranh gốm.
Du khách có thể đến khám phá làng gốm Phù Lãng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Làng nghề luôn mở cửa chào đón du khách thập phương với nhiều hoạt động hấp dẫn. Nếu như bạn có đam mê sưu tầm đồ gốm thì hãy đến làng gốm Phù Lãng vào tháng chạp. Thời điểm cuối năm là giai đoạn mà làng gốm nâng cao năng suất hoạt động, cho ra nhiều mẫu mã mới, đẹp mắt để phục vụ cho nhu cầu vui xuân đón Tết.
Cách di chuyển và thăm quan, trải nghiệm làng gốm Phù Lãng
Làng gốm Phù Lãng nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km. Nếu ở xa du khách có thể đặt vé máy bay đến Hà Nội. Từ thủ đô Hà Nội, du khách có nhiều lựa chọn về phương tiện để đến được làng gốm Phù Lãng. Bạn có thể đi xe máy theo đường quốc lộ 5, sau đó rẽ lên đường 1A, đi qua vòng xoay rồi rẽ phải vào đường đi Phả Lại, rẽ phải tiếp xuống con đường nhỏ qua chợ Châu Cầu là đến làng gốm Phù Lãng.
Check in tại làng gốm: Làng gốm Phù Lãng mang trong mình vẻ đẹp thanh bình, mộc mạc của làng quê Bắc bộ. Những ngôi nhà với mái ngói nhấp nhô, các lò nung gốm, các đống củi khô được chất cao qua đầu chạy dài tăm tắp. Những chum, vại, bình gốm, chậu cảnh... xếp tầng chờ được hoàn thiện. Check in tại làng gốm Phù Lãng hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những bộ ảnh đẹp để đời.
Đông đảo học sinh tham quan, trải nghiệm tại làng gốm Phù Lãng.
Chiêm ngưỡng những sản phẩm đẹp mắt: Các sản phẩm của làng gốm Phù Lãng có một nét đẹp riêng, vô cùng tinh xảo và đầy tính nghệ thuật. Điểm đặc trưng là nên sự khác biệt cho gốm Phù Lãng đó là lớp men phủ có hoa văn màu da lươn, kết hợp với phương pháp đắp nổi theo kiểu chạm kẹp. Điều này giúp cho các sản phẩm gốm bền, đẹp nhưng vẫn giữ được nét nguyên sơ của đất và lửa. Đến làng nghề bạn sẽ thỏa sức ngắm nhìn những tác phẩm gốm vô cùng đẹp mắt của các nghệ nhân Phù Lãng.
Đặc biệt, không chỉ dừng lại ở việc tham quan hay mua sản phẩm về làm kỷ niệm, khi đến làng gốm Phù Lãng du khách còn có thể hóa thân thành các nghệ nhân làm gốm. Việc làm nên một sản phẩm gốm đẹp ngay lần đầu tiên là không hề dễ dàng. Tuy nhiên đây sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị khi có được sản phẩm do chính tay mình làm ra. Bạn sẽ được các nghệ nhân hướng dẫn các bước cơ bản và thỏa sức sáng tạo.
Một số lưu ý giúp cho chuyến khám phá làng gốm Phù Lãng của du khách được trọn vẹn hơn:
Khi check-in tại làng gốm Phù Lãng, du khách cần chú ý không đứng quá gần hoặc dựa vào những đống củi cao. Đề phòng trường hợp củi đổ ngã xuống sẽ rất nguy hiểm.
Khi đến làng gốm Phù Lãng cùng trẻ nhỏ, du khách cần chú ý trông trẻ cẩn thận. Tránh trường hợp trẻ đùa giỡn làm đổ bể các sản phẩm gốm khiến trẻ bị thương.
Các bạn nên lựa chọn những bộ trang phục thoải mái, dễ vận động để tham gia trải nghiệm làm gốm được dễ dàng.
TK (Theo baobacninh.com.vn)
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: Thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả...
Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Đồng Nai đã chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ, thống nhất nội dung, chương trình tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư...
Hồ Hoà Bình có diện tích mặt nước khoảng 9.000 ha, dung tích 9,45 tỷ m3, trải dài trên 200 km từ Hoà Bình tới Sơn La. Con sông Đà hung dữ xưa kia nay trở thành hồ nhân tạo lớn,...
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) đã xác nhận kỷ lục đối với chương trình đồng diễn cồng chiêng Tây Nguyên có số lượng nghệ nhân, diễn viên và học sinh tham gia đông nhất...
Cũng như các tỉnh, thành khác ở miền Tây, Hậu Giang có tiềm năng lớn về du lịch sông nước. Việc định hướng khai thác tiềm năng này đang dần đi vào chiều sâu, biến tiềm năng...
Xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo tồn những nét văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn, như: ngôn ngữ, chữ viết, lễ hội, trò...
Đặc sản cam chanh Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ thu hoạch, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá cam hiện được bán từ 25 - 60.000 đồng/kg. Thời điểm này, nhiều nhà vườn tại...
Với sự đa dạng và phong phú về tiềm năng để phát triển du lịch, thời gian qua, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút đầu tư, tập trung nguồn...
Cách TP Quy Nhơn khoảng 35 km, xã Nhơn Hậu (TX An Nhơn - Bình Định) có nhiều di tích cổ xưa, làng nghề truyền thống lâu đời, là điểm đến thú vị cuối tuần.
Nằm trên lưng chừng dãy Núi Bà hùng vĩ, chùa Ông Đá (Thiên Bửu Thạch tự) ở thôn Chánh Oai, xã Cát Hải (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) tuy nhỏ nhưng có nhiều cảnh đẹp thơ mộng...
Len lỏi giữa những triền đá cao, trập trùng trong không gian hùng vĩ của núi rừng là nơi sinh sống, sinh hoạt, giao lưu văn hóa của đồng bào dân tộc Mông. Là dân tộc còn lưu...