{title}
{publish}
{head}
Đồng bào dân tộc Mảng trên địa bàn huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) có trên 6.000 người sinh sống tập trung ở 15 bản tại 5 xã. Bên cạnh giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hóa truyền thống như tiếng nói, lễ hội, dân ca, dân vũ..., thì bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mảng cũng là một di sản văn hóa đặc sắc, trong đó, nghệ thuật tạo hình trên trang phục chứa đựng tinh hoa, sáng tạo nghệ thuật của dân tộc. Việc bảo tồn phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc Mảng đang được các cấp chính quyền, địa phương, cơ quan chuyên ngành chú trọng bảo tồn bằng nhiều giải pháp thiết thực...
Bộ trang phục nữ đồng bào dân tộc Mảng
Đặc sắc trang phục truyền thống
Từ xa xưa, người con gái dân tộc Mảng đã được mẹ dạy may váy, áo, làm xà cạp. Người Mảng đã và đang giữ gìn tốt những bản sắc văn hóa đặc trưng và phát huy giá trị văn hóa dân tộc của mình, trong đó có việc bảo tồn trang phục truyền thống.
Để làm được một bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh cần rất nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và khéo léo. Trang phục của phụ nữ dân tộc Mảng khá cầu kỳ, bao gồm: Dây cuốn tóc hay dây buộc tóc (Ble Păng xề nang), Áo (Tủa), Yếm che hay còn gọi là “Bưởng” (Bẻ), Váy (hin), Thắt lưng (Pằng), Xà cạp để cuốn chân (Tả lảng bống chuộng), Trang sức.
Người đàn ông Mảng không tự may trang phục cho mình, nên họ thường mua quần áo của người Thái về sử dụng. Chính vì vậy, từ kiểu dáng, chất liệu, đôi khi một vài chi tiết hoa văn, kỹ thuật may vá của người Thái. Họ mặc quần, áo cánh ngắn, đầu chít khăn. Nhìn qua thì bộ trang phục này không khác nhiều so với bộ trang phục của đàn ông các dân tộc khác.
Người Mảng không dệt vải mà trao đổi hàng hóa với người Thái để lấy vải, các kỹ thuật đo, cắt may từ trước đến nay đều dựa theo kinh nghiệm của các thế hệ trước truyền dạy lại cho thế hệ sau.
Từ xa xưa, người con gái dân tộc Mảng trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa, may vá để chuẩn bị trang phục ngày cưới cho mình, sau này họ cũng truyền dạy lại cho con, cháu. Thời gian đầu học cắt may, những người phụ nữ Mảng thường lấy một mẫu quần, áo ướm lên mảnh vải rồi cắt lượn theo hình mẫu, sau đó kỹ thuật khâu tay với những đường khâu đơn giản, nhưng lại rất cầu kỳ, khéo léo để làm lên trang phục dân tộc với từng đường nét hoa văn trang trí tinh tế.
Các nghệ nhân hướng dẫn các học viên tại lớp tạo hình trang phục dân tộc Mảng tại bản Huổi Van, xã Nậm Hàng
Họ thường ghép vải màu sặc sỡ có hình hoa văn hình cây, hoa, lá tạo thành đường viền cho cổ áo, tay áo, gấu áo làm cho các vị trí này rực rỡ, nổi bật trên nền chiếc áo, đảm bảo sự chính xác, chuẩn mực, khéo léo để mặc sao cho vừa, đi lại, hoạt động thỏa mái dễ dàng.
Thêu là công đoạn rất quan trọng, qua các đường nét hoa văn có thể đánh giá được sự khéo léo, tính kiên trì và khả năng sáng tạo của người phụ nữ. Hoa văn trên trang phục của người Mảng được thêu tỉ mỉ, từ đơn giản đến phức tạp, mô típ hoa văn phong phú, độc đáo, thông thường là các hoa văn: hình dấu nhân, hình zíc zắc, hình nét đứt, kẻ sọc, hoa lá...
Các hình thêu trang trí đó đều mang ý nghĩa tượng trưng về cuộc sống của con người trong vũ trụ và mối quan hệ của con nguời với thiên nhiên. Cúc và khuy được trang trí cầu kỳ nhất bởi những hàng cúc bạc, hay đồng bạc trắng (nhàn hổ) và những đường chỉ màu khâu rất khéo léo
Trang phục của đồng bào dân tộc Mảng độc đáo nhất có lẽ là yếm che mà đồng bào thường gọi là "bưởng". Yếm được ghép từ hai khổ vải mộc trắng, rộng 32 x 65cm, đường nối của hai tấm vải được thêu trang trí bằng len màu xanh và đỏ; hai đầu của đường nổi có thêu nổi thêm các ô đỏ, đen; hai đầu mép yếm còn viền các sọc chỉ đỏ ngăn thành ô vuông, ở giữa ô vuông còn thêu hình dấu nhân bằng chỉ xanh, đỏ; hai đầu trên của yếm viền vải đỏ và đính trang trí các dải tua ngắn; toàn bộ phần trang trí đường ghép và các ô đen - đỏ nổi đã làm cho chiếc yếm nổi bật.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có quá nhiều sự lựa chọn trang phục, nhưng đa phần phụ nữ Mảng vẫn lưu giữ trang phục truyền thống, các chị em thường mặc trong các dịp lễ hội, sự kiện quan trọng của dân tộc Mảng.
Triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn
Từ nguồn vốn hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025), vừa qua, tại Nhà Văn hóa bản Huổi Van, xã Nậm Hàng (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã diễn ra Lớp học truyền dạy kỹ thuật tạo hình trang phục dân tộc Mảng.
Yếm che hay còn gọi là "Bưởng"- nét độc đáo trong trang phục của đồng bào dân tộc Mảng tại huyện Nậm Nhùn
Lớp học thu hút rất đông người dân tham gia. Từ vài học viên ban đầu, Lớp học đã thu hút được gần 30 người, trong đó chủ yếu là chị em phụ nữ độ tuổi từ 16 đến 40. Ai nấy đều hăng say, miệt mài học tập với mong muốn lưu giữ được nét đẹp văn hóa dân tộc mình.
Là một trong những học viên tích cực của Lớp truyền dạy kỹ thuật tạo hình trang phục dân tộc Mảng, chị Phường Thị Hẹ, ở bản Hổi Van, xã Nậm Hàng, chia sẻ: Chúng tôi thường lên nương, đi rừng trồng ngô, lúa..., công việc hằng ngày rất bận rộn nên không có thời gian may vá, thêu thùa, giữ gìn nét văn hóa của dân tộc mình.
Lớp học này được tổ chức có ý nghĩa rất lớn, sẽ giúp người dân, đặc biệt là người dân tộc Mảng tìm hiểu, gìn giữ và trao truyền được nét đẹp trong trang phục, để sau này lớp con cháu sẽ tự làm được trang phục cho mình, góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc Mảng.
Ông Hà Văn Ruệ, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nậm Nhùn, thông tin: Trang phục truyền thống của dân tộc Mảng chính là niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc. Việc tổ chức các lớp dạy may trang phục dân tộc Mảng, nhằm hướng dẫn người dân tộc cách cắt, may hoàn chỉnh trang phục dân tộc, các mẫu thêu cơ bản trong trang phục dân tộc; từ đó giúp cộng đồng dân tộc Mảng nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hành, truyền dạy cách thức, kỹ thuật và quy trình làm trang phục truyền thống, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc nói chung, trang phục truyền thống của người Mảng nói riêng.
Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc để tổ chức các hoạt động bảo tồn, qua đó khuyến khích đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy nghề may trang phục dân tộc nói riêng, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mảng trên địa bàn.
Thảo Khánh (Báo Dân tộc và Phát triển)
baophutho.vn Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2024-2029
baophutho.vn Ngày 30/12, Ban điều hành dự án 8 huyện Tân Sơn đã tổ chức hội thi giao lưu, chia sẻ mô hình sáng tạo, hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới,...
Hà Giang là tỉnh miền núi, giàu bản sắc văn hóa, nơi sinh sống, hội tụ, đoàn kết, gắn bó của 19 dân tộc. Nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trở thành...
K’pan là tên gọi một loại ghế dài của người Ê Đê. K’pan được làm bằng thân cây gỗ, đặt trong nhà dài, thường dùng làm chỗ ngồi để diễn tấu cồng chiêng trong các dịp cưới hỏi,...
Ngày cuối năm, cái rét cắt da cắt thịt kèm cơn mưa lất phất khiến nhiều người ngại ra khỏi nhà. Dưới mái hiên những ngôi nhà mới ở Tân Quang, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh...
baophutho.vn Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em mà còn làm giảm chất lượng dân số và là rào...
baophutho.vn Thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Dự án 3 - Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững...
Nhạc cụ dân gian của người Brâu rất đa dạng, phong phú, từ những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như: Gỗ, tre, nứa, trúc, da thú rừng được người Brâu chế tác ra các loại...
baophutho.vn Triển khai thực hiện dự án phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Tiểu dự án 1- Dự án 3) thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia...
Thực hiện Dự án 1 “giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân...
baophutho.vn Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, và trẻ em”...
Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, khi các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ bị lãng quên, Hoàng Xuân Tuyền, sinh năm 1999, người con dân tộc Tày tại thôn Kiêu, xã...