Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Việc phát triển, sử dụng điện mặt trời mái nhà đem lại những lợi ích đáng kể về kinh tế và bảo vệ môi trường, cũng như góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều rào cản hạn chế về cơ chế, chính sách,... Đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ để “gỡ vướng” cho phát triển năng lượng điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh.

Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Số liệu trên cho thấy, các hộ gia đình, doanh nghiệp đang ngày càng không mấy mặn mà với việc lắp đặt và sử dụng điện mặt trời mái nhà. Trong đó, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời không ổn định là một trong những lý do khiến việc phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung gặp nhiều vướng mắc và khó thực hiện.

Từ thời điểm sau ngày 31/12/2020, khi Quyết định 13 năm 2020 của Thủ tướng Chính Phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời hết hiệu lực, ngành điện dừng đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà. Đầu năm 2021, EVN thông báo dừng tiếp nhận đấu nối và ký kết hợp đồng mua bán điện, thì nhu cầu lắp đặt cũng tuột dốc.

Tại dự thảo Nghị định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu đang được lấy ý kiến để hoàn thiện trình Chính phủ, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở để tự dùng và nối lưới sẽ không được bán hoặc bán với giá 0 đồng.

Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Năng lượng mặt trời được lắp sử dụng trong hộ gia đình.

Theo đó, loại hình ĐMTMN nếu không nối lưới sẽ được phát triển không giới hạn. Tổ chức, cá nhân được khuyến khích lắp hệ thống lưu trữ để chủ động dùng trong sản xuất, kinh doanh. Trường hợp nguồn này đấu nối với lưới điện, người dân chọn phát điện dư thừa vào hệ thống sẽ được Nhà nước ghi nhận sản lượng nhưng không thanh toán.

Rõ ràng điểm nghẽn hiện nay là nếu lắp đặt điện mặt trời mái nhà không được nối lưới, thì cần có bộ lưu trữ điện và một số thiết bị kỹ thuật khác để điện mặt trời mái nhà hoạt động độc lập. Cách làm này đẩy giá thành lắp đặt điện mặt trời mái nhà lên cao, không kinh tế, sẽ không khuyến khích được các hộ dân cư đầu tư lắp đặt điện mặt trời mái nhà.

Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Sử dụng nguồn NLMT sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính.

Hoặc Công ty Điện lực chỉ ghi nhận sản lượng nhưng không thanh toán sẽ dẫn đến không hiệu quả khi đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời, đi ngược với chủ trương khuyến khích phát triển nguồn NLMT.

Hộ gia đình bà Đỗ Như Quỳnh, xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao lắp điện năng lượng mặt trời năm 2019, với số tiền đầu tư là 80 triệu đồng, dàn pin năng lượng tổng công suất 5,5kWp.

Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Theo tính toán, một hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà ở nhà dân công suất 5kW, tích hợp thiết bị lưu trữ 5kWh có chi phí khoảng 80-90 triệu đồng. Nếu đầu tư pin lưu trữ 10kWh, tổng chi phí 100-120 triệu đồng. Các thiết bị có thời gian bảo hành từ 5-12 năm, tùy loại.

Hệ thống này có thể giúp một hộ gia đình tiết kiệm được khoảng 450-500 kWh mỗi tháng với bức xạ của miền Bắc. Tương ứng, với số tiền tiết kiệm được 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng một tháng, thời gian hoàn vốn khoảng 7-10 năm. Chi phí cao, thời gian hoàn vốn kéo dài, khiến nhiều hộ dân còn e ngại với việc lắp đặt, sử dụng ĐNLMT.

Không chỉ đối với các hộ dân, doanh nghiệp còn gặp khó khăn, vướng mắc trong bài toán kinh tế, giải pháp đầu tư khi sản xuất, sử dụng năng lượng tái tạo. Công ty TNHH OGK HANOI, Khu công nghiệp Phú Hà, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ lắp đặt 1880 tấm pin NLMT trên toàn bộ phần mái nhà chính xưởng sản xuất, với diện tích 8.640m2, công suất 1.000kW.

Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Ông Lee Dong Heun - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH OGK HANOI cho biết: “Là Công ty sản xuất kính xuất khẩu, việc sử dụng năng lượng tái tạo là điều kiện và tiêu chuẩn hàng đầu cho việc kinh doanh xuất khẩu. Từ khi lắp hệ thống ĐNLMT, trung bình mỗi tháng doanh nghiệp chúng tôi giảm được 30% chi phí điện sản xuất".

Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp, khu công nghiệp chuyển đổi sang sử dụng điện mặt trời mái nhà vẫn còn hạn chế vì cơ chế, chính sách chưa rõ ràng, các thủ tục, quy trình xin giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy,... còn chung chung, khiến không ít doanh nghiệp nản chí.

Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Chi phí đầu tư cho điện mặt trời mái nhà khá lớn, khoảng 13 tỷ đồng cho 1mV điện. Nếu các quy định không rõ ràng và chỉ triển khai theo hình thức tự sản, tự tiêu, các doanh nghiệp sẽ không mặn mà do lo ngại về khả năng thu hồi vốn, từ đó không khuyến khích phát triển loại hình năng lượng này. Nhưng trước áp lực xuất khẩu xanh, một số doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận lỗ đầu tư hệ thống này để có “chứng chỉ xanh”, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Có quy định cụ thể cơ chế điều tiết, mua bán, sử dụng điện mái nhà trong các khu công nghiệp, khu kinh tế khi điều kiện thời tiết thuận lợi, dư thừa điện. Nhanh chóng hoàn thiện bộ khung pháp lý và các thủ tục liên quan về đầu tư, quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy nhằm thu hút nguồn lực đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn, chủ động chuyển dịch năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất...

Các căn cứ này sẽ giúp doanh nghiệp, khu công nghiệp mạnh dạn triển khai đầu tư lắp đặt điện mặt trời mái nhà, phù hợp với định hướng phát triển trong Quy hoạch điện VIII. Quy hoạch điện VIII cơ cấu nguồn điện đến năm 2030 phấn đấu có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Chính phủ có chủ trương phát triển năng lượng sạch, NLTT để bổ sung năng lượng quốc gia; đồng thời, hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực khai thác và sử dụng NLTT, lồng ghép chương trình phát triển NLTT với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác.

Để phát triển NLTT như điện mặt trời hay một số loại năng lượng khác, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực năm 2004, Luật Điện lực năm 2012.

Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Để đưa chính sách vào cuộc sống, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản về phát triển nguồn năng lượng điện mặt trời, trong đó điển hình như: Quyết định số 2068/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Để có thể tận dụng lợi thế, tiềm năng, hoàn thiện dự thảo Nghị định về khuyến khích điện mặt trời mái nhà, mới đây nhất, ngày 23/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự thảo nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ĐMTMN.

Để năng lượng xanh phát huy hết tiềm năng

Thủ tướng cũng yêu cầu cầu Bộ Công Thương tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện dự thảo nghị định, trình Chính phủ ban hành trong tuần tới. Bên cạnh đó, các cơ quan bám sát tình hình, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch liên quan khi cần thiết. Nghị định mở rộng quy định cho phép giao dịch, mua bán điện mặt trời mái nhà tự dùng tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Sau cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự thảo nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ĐMTMN, Sở Công Thương, Công ty Điện lực Phú Thọ kỳ vọng, với những thay đổi trong nghị định về điện mặt trời sắp được ban hành, thị trường điện năng lượng tái tạo ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng sẽ có những chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

Như Quỳnh - Bảo Thoa

0:29:09:2024:16:46 GMT+7

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM