{title}
{publish}
{head}
Khoản cho vay mới của EU bổ sung vào khoảng 120 tỷ euro mà khối này và các quốc gia thành viên đã cung cấp cho Ukraine kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.
Người dân trú ẩn bên trong một nhà ga tàu điện ngầm trong cuộc tấn công của quân đội Nga ở Kiev.
Ngày 28/11, Liên minh châu Âu (EU) xác nhận sẽ cung cấp cho Ukraine 18,1 tỷ euro (19 tỷ USD) trong khuôn khổ một khoản vay lớn hơn từ Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) dựa trên lợi nhuận thu được từ các tài sản bị phong tỏa của Nga.
Tháng trước, Nhóm G7 đã hoàn tất thỏa thuận cho Ukraine vay 50 tỷ USD để giúp nước này duy trì hoạt động quân sự. Mỹ cam kết cung cấp 20 tỷ USD trong số này, trong khi Anh, Canada và Nhật Bản cũng đồng ý đóng góp.
Cam kết trên được đưa ra vào thời điểm then chốt đối với Ukraine khi xuất hiện nhiều hoài nghi về sự hỗ trợ của Mỹ khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền. EU ban đầu cho biết sẵn sàng cấp khoản vay tới 38 tỷ USD trước khi các đối tác G7 công bố phần đóng góp của họ.
Trên mạng xã hội X, quan chức cấp cao của EU Valdis Dombrovskis nhấn mạnh ông đã ký biên bản ghi nhớ với Kiev về khoản vay 18,1 tỷ euro để giúp Ukraine trang trải các nhu cầu cấp bách.
Trong khi đó, Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal hoan nghênh điều mà ông gọi là “bước đi táo bạo” của EU.
Kể từ khi Moskva phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine năm 2022, EU đã phong tỏa khoảng 235 tỷ USD tiền của Ngân hàng Trung ương Nga, chiếm phần lớn trong số tài sản của Nga bị phong tỏa trên toàn cầu. Tổ chức Euroclear có trụ sở tại Bỉ nắm giữ 90% số tài sản này.
Khoản cho vay mới của EU bổ sung vào khoảng 120 tỷ euro mà khối này và các quốc gia thành viên đã cung cấp cho Ukraine kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.
Nguồn TTXVN
Thủ tướng Chính phủ chuyển tiếp Syria, ông Mohammed al-Bashir nhấn mạnh, "giờ đây là thời điểm để người dân Syria được hưởng sự ổn định và yên bình."
Sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Syria Bashar Assad đã làm dấy lên quan ngại và cảnh báo từ quan chức Séc về những hậu quả tiềm tàng đối với châu Âu, bao gồm các mối đe dọa...
Israel sẽ chỉ đạo quân đội thực thi một cách kiên quyết thỏa thuận ngừng bắn và cho biết mục tiêu quan trọng nhất hiện nay của nước này là giải cứu toàn bộ con tin bị lực lượng...
Ba Lan đã công bố kế hoạch đầu tư 240 triệu USD vào việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế và củng cố an ninh quốc gia trong bối cảnh các...
Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah sẽ có hiệu lực từ 4 giờ ngày 27/11 theo giờ địa phương (9 giờ cùng ngày theo giờ Hà Nội).
Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với tất cả hàng hóa từ Mexico, Canada và thêm 10% thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc khi ông chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ vào...
Trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
Ngày 24/11, Điện Kremlin thông báo, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để thảo luận các vấn đề trong chương trình nghị...
Thỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy...
Nước Mỹ là quốc gia dẫn đầu về cắt giảm khí thải, dự kiến sẽ cắt giảm 2 gigaton lượng khí thải của nước này vào năm 2030; Ấn Độ đứng thứ hai, với 1,4 gigaton lượng khí thải cắt giảm.
Với nền kinh tế đa dạng, cơ sở hạ tầng tiên tiến và vị trí chiến lược tại trung tâm ASEAN, Malaysia được coi là cửa ngõ cho các doanh nghiệp muốn tận dụng tiềm năng của thị...
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Robert Wood nhấn mạnh Washington không thể ủng hộ lệnh ngừng bắn vô điều kiện mà không đảm bảo việc thả các con tin tại Dải Gaza.