Diện mạo mới của giáo dục mầm non

Diện mạo mới của giáo dục mầm non

Diện mạo mới của giáo dục mầm non

Diện mạo mới của giáo dục mầm non

>>>Kì I: Nghề “ăn đứng, ngủ ngồi”

Diện mạo mới của giáo dục mầm nonTháng 12/2012, Phú Thọ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) 5 tuổi theo Kế hoạch 4058/KH-UBND ngày 19/11/2010 của UBND tỉnh; trở thành một trong 6 tỉnh miền núi phía Bắc và một trong 12 tỉnh đầu tiên trên toàn quốc hoàn thành chủ trương lớn này.

Chỉ trong hai năm 2011 – 2012, toàn tỉnh đã đầu tư hơn 300 tỷ đồng xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường mầm non, nhất là các trường vùng sâu, vùng xa theo lộ trình đạt chuẩn.

Thực hiện chuyển đổi thành công 259 trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập; tuyển 2.000 giáo viên mầm non vào biên chế đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục đối với trẻ 5 tuổi. Những nỗ lực đó chính là những “viên gạch” đầu tiên xây nền móng vững chắc cho hoạt động PCGDMN sau này phát triển.

Diện mạo mới của giáo dục mầm non

Diện mạo mới của giáo dục mầm non

Diện mạo mới của giáo dục mầm non

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD&ĐT cho biết: Đến năm 2017, PCGDMN cho trẻ 5 tuổi trở thành một trong những tiêu chí quan trọng trong Kế hoạch 2592/KH-UBND ngày 22/6/2017 về Phổ cập, xoá mù chữ đến năm 2020 của UBND tỉnh.

Lúc này, 100% các xã, huyện trên toàn tỉnh đã đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Gần 100% số trẻ đến trường, lớp trong độ tuổi phải huy động, tỷ lệ trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100%. Năm học 2016-2017 có 317 trường mầm non trong đó có 298 trường mầm non công lập, 19 trường mầm non ngoài công lập. Tính đến tháng 12/2016 có 181/317 trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia chiếm tỉ lệ 57,1%.

Diện mạo mới của giáo dục mầm non

Tiếp tục củng cố những thành tựu của mình, giáo dục mầm non đã phấn đấu đạt được nhiều mục tiêu quan trọng trong suốt những năm tiếp theo. Sự thay đổi không chỉ dễ nhận ra ở bề nổi mà còn thể hiện ở tư duy, nhìn nhận của xã hội về bậc học này.

Diện mạo mới của giáo dục mầm non

Diện mạo mới của giáo dục mầm non

Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng (phường Tân Dân, thành phố Việt Trì) chia sẻ: Nhờ có các cô giáo mầm non dạy dỗ, chăm sóc con mà tôi yên tâm công tác. Hiện nay, giáo dục mầm non là vô cùng quan trọng cho nhận thức ban đầu của trẻ. Tôi rất mừng vì con mình được hưởng thụ những thành tựu của giáo dục mầm non tỉnh nhà.

Cùng với giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông – giáo dục mầm non cũng đang khẳng định vai trò là “xương sống” trong hệ thống giáo dục nước nhà. Với sự thay đổi nhận thức của cộng đồng, hoạt động xã hội hoá giáo dục mầm non ngày càng phát triển, nhiều trường lớp khang trang, sân chơi sạch đẹp, lớp học tiện nghi… đã được phụ huynh học sinh, cộng đồng đóng góp, tài trợ để tạo điều kiện tốt nhất cho lứa tuổi măng non đến trường.

Cô Hán Thị Tuyết – Hiệu trưởng trường mầm non Đất Việt (thành phố Việt Trì) chia sẻ: Niềm vui của các cô giáo mầm non là ngày càng nhận được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh. Cùng với đó, chế độ cho giáo viên mầm non cũng được quan tâm hơn, từ đó giúp cô giáo mầm non thêm yên tâm gắn bó với nghề, yêu thương và chăm sóc học sinh của mình.

Diện mạo mới của giáo dục mầm non

Diện mạo mới của giáo dục mầm non

Nhìn lại chặng đường một thập kỉ qua với nhiều đổi thay của giáo dục mầm non cho thấy sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, nhân dân, đặc biệt là ngành giáo dục và các giáo viên mầm non… trên toàn tỉnh. Những nỗ lực không ngừng đó nhằm dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho lứa tuổi măng non để các em được chăm sóc, dạy dỗ, phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ… trong môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh và hiện đại.

(Ảnh trong bài viết được chụp trước khi đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát)

Thuỳ Trang - Trà My

6:20:11:2021:16:29 GMT+7

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM