
{title}
{publish}
{head}
Lọc máu định kỳ giúp bệnh nhân suy thận mãn tính duy trì sự sống.
PTĐT - 1 năm, 2 năm thậm chí là 10 năm, 15 năm và hơn thế nữa là quãng thời gian những bệnh nhân suy thận mãn tính chấp nhận sống chung với máy móc suốt cuộc đời và gắn bó với bệnh viện như một ngôi nhà thứ hai. Với họ, duy trì sự sống là một hành trình đầy nhọc nhằn… nhưng họ vẫn kiên cường giành lại sự sống.
Khi bệnh viện là nhà
Đến nhà anh Nguyễn Đức Dực, khu phố, thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy khi anh đang sắp đồ chuẩn bị sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh để chạy thận. Phát hiện mình bị suy thận năm 2005, hơn 1 năm trời anh sống như chiếc bóng ở Hà Nội để tìm kiếm sự sống. “Bản thân mình cũng tự biết sức khỏe có vấn đề, thế nhưng không nghĩ nó đến sớm như thế. Vừa lập gia đình, con thơ mới gần 1 tuổi thì bệnh tình trở nặng. Vợ dại con thơ để lại quê, một mình xuống Hà Nội với bao mông lung. Hơn 1 năm điều trị ở Bạch Mai là quãng thời gian dài nhất cuộc đời. Những đêm dài vật vã, những ngày chờ đợi kết quả mà cái kết nhận được không khả quan. Mọi thứ thật bế tắc” - anh Dực nhớ lại.
Quãng thời gian mà với anh như “ở tù” đó rồi cũng được giải thoát khi Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành lập khoa thận nhân tạo. Những bệnh nhân như anh Dực rút ngắn được khoảng cách để điều trị. Nhưng với anh hơn chục năm qua vẫn là những chuyến đi về giữa Thanh Thủy và Việt Trì để lọc máu. Tuần ba lần vào thứ 3, thứ 5, thứ 7 anh có mặt tại bệnh viện. Anh cười: “Với bệnh nhân suy thận ai cũng xác định, bệnh viện là ngôi nhà thứ hai, ở đó chúng tôi tìm kiếm được hy vọng để duy trì sự sống. Tìm thấy những người bạn cùng cảnh ngộ để chia sẻ buồn vui, khi mệt mỏi vì thời tiết thay đổi, những lúc chán nản khi bệnh tình chuyển biến xấu”.
Trong lúc ngồi trò chuyện với chúng tôi thì “bạn chạy thận” của anh Dực quê ở Bảo Yên chạy xe đón anh chuẩn bị chuyến đi đến với “sự sống”- như lời các anh khẳng định. Anh Dực tâm sự: “Còn được đến bệnh viện điều trị là còn may mắn. Trước thì muốn buông xuôi đấy. Nhưng giờ mỗi giây phút đều quý giá với bệnh nhân thận nên ai cũng đều cố gắng”.
Phát hiện mình mắc căn bệnh suy thận ở cái tuổi đẹp nhất cuộc đời - 16 tuổi, cô gái bé nhỏ Nguyễn Phương Thúy cảm thấy cuộc đời là một màn đêm bao phủ. Thời điểm đấy, căn bệnh đó còn rất xa lạ với nhiều người. Cả tỉnh Phú Thọ chưa có khoa điều trị. Khi đó bác sỹ và gia đình có động viên Thúy chỉ sống được nếu như đi chạy thận. Thúy kể: “Khi nhìn đống máy móc sẽ gắn vào mình, em thấy như sụp đổ. Rồi nhìn các bệnh nhân tay chân nát hết vì kim truyền, vì mỗi đợt điều trị em sợ lắm. Những ngày sau đó em khóc suốt, nhưng vẫn hy vọng có phép màu xảy đến với mình”. Nhưng thực tế chẳng có phép màu nào, chỉ có những chiếc máy lọc kia mới có thể giúp Thúy điều trị bệnh: “Em nghỉ học giữa chừng. Nếu như trước đó là những buổi học, là những lần đi chơi, uống nước, tán chuyện với bạn bè thì giờ đây thời gian được thay thế bằng những chuyến vào viện. Những ngày dài mệt mỏi không nhấc nổi người. Nhưng may mắn em có gia đình ở bên cạnh động viên. Nếu không chắc em không thể qua nổi”.
Là những người có mặt ở những thời điểm khó khăn nhất của những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, nên mỗi y, bác sỹ tại Trung tâm thận lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn dành cho người bệnh sự quan tâm, sẻ chia. “Hầu hết những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối đều có hoàn cảnh khó khăn. Mà nếu không khó khăn, để chiến đấu với căn bệnh này thì kinh tế cũng suy kiệt. Nên đối với các cán bộ, y bác sỹ trong trung tâm đều xác định bệnh nhân là người một nhà. Không chỉ quan tâm với tư cách bác sỹ với bệnh nhân mà còn quan tâm đến đời sống tinh thần, chia sẻ với bệnh nhân từ bữa ăn đến những chuyện vui buồn. Vì chúng tôi nghĩ có như thế mới khiến tinh thần người bệnh ổn định để vượt qua khó khăn” bác sỹ Thiều Thị Thanh Thủy-Giám đốc Trung tâm chia sẻ.
Có thêm một gia đình chính là điều tuyệt vời mà mỗi bệnh nhân chạy thận nhân tạo cảm nhận được, khiến họ có thể quên đi nỗi đau về thể xác cũng như những mất mát về tinh thần để sống cuộc đời “thận máy” vui vẻ, mạnh mẽ, kiên cường.
Tranh thủ thời gian không đi chạy thận, anh Nguyễn Đức Dực, khu Phố, thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy phụ giúp vợ mổ gà thuê để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
Chắt chiu từng đồng để chữa bệnh
Nhận được kết quả suy thận đồng nghĩa với phần đời còn lại sẽ gắn chặt với chiếc máy lọc thận để duy trì sự sống khiến nhiều người rơi vào thế bế tắc. Mất việc, nhiều người bị chính người thân bỏ rơi trong khi hành trình chữa bệnh còn rất dài, tốn kém rất nhiều nên dẫn đến có những bệnh nhân muốn buông xuôi. “Khi biết anh Dực bị bệnh mà sẽ còn phải chiến đấu dài, ôm đứa con hơn 11 tháng mà tôi cảm thấy mông lung, không biết rồi đây vợ chồng tôi, rồi con thơ sẽ như thế nào”- nhớ lại quãng thời gian hơn chục năm trước, vợ anh Dực vẫn còn rưng rưng.
Có lẽ đọc được suy nghĩ của vợ, rồi nhìn đứa con thơ còn chưa biết đi, đang bi bô những thanh âm đầu tiên của cuộc đời đã mang đến sức mạnh, sự quyết tâm cho anh Dực để chiến đấu với bệnh tật. “Có những hôm mệt không nhấc nổi tay chân, nghĩ đến quãng đường từ Thanh Thủy sang Việt Trì mà tôi thấy nản. Nhưng bụng bảo dạ, bỏ một ngày chạy là sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nên lại cố”. Duy trì lịch chạy đều đặn, có chế độ sinh hoạt, ăn ngủ, nghỉ khoa học khiến cơ thể anh Dực khỏe mạnh. Vẫn trong thời gian điều trị anh Dực đón nhận tin vui khi biết mình có đứa con thứ hai. Niềm vui đi cùng lo lắng khi bài toán kinh tế đặt ra. Một đứa đã vất vả giờ có đứa thứ hai thì sẽ như thế nào. Anh bàn với vợ, còn sức khỏe phải cố gắng lao động, nặng không làm được thì làm thuê những việc nhẹ nhàng để kiếm tiền nuôi con. Hơn chục năm xoay đủ các việc, đã từng mở quán hàng ăn thu nhập cũng ổn định nhưng anh không đảm bảo sức khỏe nên phải nghỉ, giờ hai vợ chồng anh tập trung vào công việc mổ gà, vịt, ngan, ngỗng thuê. Anh Dực cho biết: “Chịu khó chắt bóp thì cũng đủ chi phí cho hai đứa đang đi học và hỗ trợ chi phí điều trị cho mình”.
Học hành dở dang, sức khỏe không có, lại là con gái dễ mủi lòng nên Thúy cũng có quãng thời gian dài chìm đắm trong buồn khổ. Cho đến khi xác định được tư tưởng nếu cứ sống mà buồn rầu không vượt qua được thì bố mẹ cũng khổ, bản thân thì không thoát ra được vì có buồn thì số phận cũng đã như vậy rồi. “Em muốn sống có ích hơn cho bố mẹ và gia đình. Khoẻ hơn em bắt đầu quan tâm tìm việc làm có thêm thu nhập để tự lo cho bản thân. Thời gian đầu bố mẹ cũng ngăn cản lắm, sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng em bảo đi làm, tiếp xúc với mọi người có công việc bận rộn em sẽ thoải mái hơn” - Thúy chia sẻ.
Nhưng không bằng cấp, sức khoẻ yếu, tuần ba lần phải vào viện chạy thận khiến công cuộc tìm việc của Thuý nan giải. Thuý bắt đầu làm những công việc nhẹ nhàng, phụ bán hàng, bán quán nước, đồ ăn vặt tranh thủ thời gian không phải đến viện. “Nhiều hôm cũng mệt lắm, nhưng có việc làm khiến em thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn” đó là suy nghĩ của cô gái nhỏ tâm sự với tôi trong suốt câu chuyện.
Là những bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối, anh Dực hay Thuý chỉ là những cá nhân trong tổng số hơn 400 bệnh nhân hiện đang phải lọc máu chu kỳ. Sống chung với thuốc và sự hỗ trợ của máy móc làm cho sức khỏe, kinh tế suy kiệt nhưng nhiều người bệnh vẫn kiên cường chiến đấu giành sự sống. Đó là cuộc hành trình dù dài nhưng đầy yêu thương, sẻ chia và ấm áp.
Thu Hà
Vốn làm nông nghiệp tự do, quanh năm gắn bó với ruộng đồng, chẳng mấy khi ốm đau nên ông Nguyễn Trung Tấn (sinh năm 1958, ở xóm Hợp Tiến, xã Khánh Hợp, Nghi ...
Ông Nguyễn Hữu Hoàn (sinh năm 1957 - SĐT: 0397.037.250) vào lập nghiệp tại Ấp 2, xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An từ năm 1996. Quanh năm gắn bó với ...
Ông Nguyễn Văn Thăng (sinh năm 1956, trú tại xóm Chợ, xã Phúc Trìu, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - SĐT: 0865.624.578) phát hiện bị suy thận độ 2 ...
Ông Đỗ Văn Uyên, sinh năm 1943 (SĐT: 0915.342.834, trú tại số nhà 26, ngách 7, ngõ 264 Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội) mắc căn bệnh sỏi ...
Đối với người bệnh suy thận giai đoạn cuối có chỉ định điều trị thay thế thận bằng phương pháp thận nhân tạo, trước khi có thể tiến hành chạy thận nhân tạo, ...
“ Qua tìm hiểu, tôi thấy sản phẩm Ích Thận Vương phù hợp với bệnh suy thận độ 1 của tôi. Thế là tôi dùng Ích Thận Vương từ năm 2012 đến nay” - chú Lưu Công Cư ...
Việt Nam hiện có 350 đơn vị chạy thận nhân tạo với nguồn nhân lực 3.500 cán bộ thầy thuốc, số máy chạy thận nhân tạo là hơn 5.500 máy đang thực hiện lọc máu ...
Một năm trước, bệnh nhi đã được chẩn đoán mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, phải lọc máu chu kỳ 3 lần/tuần tại bệnh viện.
baophutho.vn Sau thời gian tạm dừng để nâng cấp, Phòng Tiêm Chủng vắc xin của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Phú Thọ vừa chính thức hoạt động trở lại,...
baophutho.vn Vừa qua, các Bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp – chuyên khoa, Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn đã tiến hành phẫu thuật thành công cho người bệnh bị tắc...
PTĐT - Trên địa bàn thành phố có 16 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, THPT; 52 trường tiểu học, THCS. Năm học 2018 - 2019, thành phố Việt Trì có 41.264 học...
PTĐT- Vừa qua, Khoa Ngoại Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận một ca bệnh bị sán làm tổ lớn trong não. Người bệnh Hoàng Văn D (50 tuổi, Lào Cai), được...
PTĐT- Thực hiện Quyết định 2151/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, trong hai ngày 26,...
PTĐT - Theo thống kê của WHO, hơn 60% số ca tử vong do bệnh tật trên thế giới là do các bệnh mãn tính không lây nhiễm. Đi cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã...
PTĐT - Thu chớm đông sang là thời điểm không khí và độ ẩm thay đổi thất thường, tạo ra môi trường thuận lợi cho mầm mống virus, vi khuẩn sinh sôi, phát triển, các căn bệnh giao...
PTĐT - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 181 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue, tăng 145 trường hợp so với cùng...