Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

2 “cụ táu” nghìn tuổi ở Đền Thiên Cổ Miếu quý hiếm là vậy nhưng theo quy luật thiên nhiên và tác động của con người, cây bị lão hoá và có biểu hiện suy kiệt. Đầu năm 2022, cây táu bạc chỉ còn một cành nhỏ, phần gốc và thân bị nấm, mối xâm hại, đục rỗng hoàn toàn. Tháng 5/2022, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh phối hợp với UBND xã Trưng Vương, Ban quản lý đền Thiên Cổ Miếu đã triển khai các giải pháp công nghệ để chăm sóc, bảo vệ, kéo dài tuổi thọ cây. Đến nay, cây táu bạc đã được “hồi sinh”, đâm chổi nảy lộc.

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Không “may mắn” như 2 “cụ táu”, quần thể 86 cây lộc vừng - Cây Di sản có tuổi đời trên 1.000 năm ở Gò Thờ, xã Chương Xá, huyện Cẩm Khê nay trở nên tiêu điều, xơ xác. Cụm cây lộc vừng nghìn tuổi nằm trên một khu đất rộng giữa cánh đồng Láng Chương, ở giữa có một ngôi mộ cổ phủ rêu xanh nhuốm màu thời gian, tương truyền là phần mộ của công chúa Ngọc Hoa, con gái Vua Hùng Vương thứ 18, qua đời trong một lần dong thuyền ngắm trăng chẳng may bị gió lớn nhấn chìm. Cụm cây lộc vừng cổ đã trở thành chứng nhân lịch sử - niềm tự hào đầy thiêng liêng trong tâm thức Nhân dân làng Chương Xá.

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Cách đây 4 năm, cây Gạo Chùa ở khu 4, xã Tiên Du đã bị đốn hạ với lý do đảm bảo an toàn mùa mưa bão, để lại sự mất mát không gì thay thế được trong lòng người dân nơi đây. Cây Gạo Chùa là “linh hồn” gắn bó với mảnh đất này gần 500 năm và được công nhận là Cây Di sản vào năm 2018. Thế nhưng, chỉ vài tháng sau khi đón danh hiệu, cây đã suy kiệt dần do tác động của môi trường và con người. Người dân nơi đây muốn có một cây Gạo khác thay thế vào vị trí của cây cũ nhưng sẽ mất bao lâu nữa để đạt tầm vóc của Cây Di sản như cây Gạo Chùa năm xưa?

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Cùng chung “số phận” với cây Gạo Chùa, nhiều Cây Di sản trên địa bàn tỉnh đã chết hoặc bị đốn hạ vì “tuổi cao, sức yếu” do không được chăm sóc cẩn thận, phải chịu nhiều tác động xấu từ thiên nhiên, môi trường và con người. Tính đến tháng 6/2024, trong số 87 Cây Di sản được công nhận, trên địa bàn tỉnh chỉ còn lại 56 cây còn sống, trong đó nhiều cây đã có biểu hiện suy kiệt, khô héo...

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Thời gian qua, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh đã phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo tồn Cây Di sản. Tuy nhiên, “bài toán” khó nhất ở đây lại là về nguồn kinh phí và kỹ thuật để bảo tồn Cây Di sản.

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Có thể thấy, do chưa có quy chế cụ thể, thống nhất và sự phân cấp quản lý nên Cây Di sản cũng không được bố trí nguồn kinh phí để phục vụ công tác chăm sóc, bảo tồn. Tùy điều kiện thực tế, mỗi địa phương, đơn vị có cách bảo tồn Cây Di sản riêng nhưng vẫn còn mang tính tự phát, “mạnh ai nấy làm”. Trong khi đó, các Cây Di sản đều già cỗi, việc chăm sóc cần có kỹ thuật và kinh phí nhưng nguồn lực của một số địa phương vẫn còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, bảo vệ cây.

Cây Di sản là “báu vật” và niềm tự hào của mỗi địa phương, việc bảo tồn Cây Di sản là gìn giữ, tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh và bảo vệ nguồn gen quý hiếm. Thế nhưng, nếu chỉ gắn biển biển công nhận Cây Di sản rồi xong mặc kệ giông bão và mối mọt thì cây sẽ tàn lụi và chết, chúng ta sẽ vĩnh viễn mất đi giá trị cốt lõi và thực chất, chỉ còn vỏ bọc hình thức qua những tấm biển bê tông, cột sắt vô nghĩa!

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Thành An

0:29:09:2024:11:32 GMT+7

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM