
{title}
{publish}
{head}
Trồng hồng không hạt và cây ăn quả, cây nguyên liệu giấy đã mang lại thu nhập cao cho gia đình bà Phạm Thị Thuận (bên phải) ở khu 2 mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
PTĐT - Vùng đất giữa Gia Thanh, huyện Phù Ninh được bao bọc bởi những ngọn đồi nhấp nhô, tiếp nối nhau như hình bát úp. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nơi đây đã sớm trở thành cơ sở cách mạng đáng tin cậy của Đảng. Giống như một luồng sinh khí mới kết thành làn sóng đấu tranh vô cùng mạnh mẽ, từ một số hội kín ban đầu, người dân trong xã đã đoàn kết giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên UBND cách mạng lâm thời. Phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã luôn nỗ lực xây dựng quê hương, tạo sự đổi thay về diện mạo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Ngược dòng lịch sử, đầu năm 1940, tỉnh Phú Thọ thành lập 4 chi bộ Đảng và một số tổ chức, đoàn thể phản đế gồm 60 hội viên. Tháng 3/1940, Ban cán sự tỉnh được thành lập, trụ sở đặt tại ấp Cẩm Sơn, xã Liên Hoa. Nhờ tuyên truyền rộng rãi, cuối năm 1940, huyện Phù Ninh thành lập 6 cơ sở cách mạng hoạt động, trong đó có xã Gia Thanh. Nhiều tài liệu của Đảng như báo “Cờ giải phóng”, sách về Chủ nghĩa Mác- Lênin được lưu hành rộng rãi ở nhiều nơi, đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của nhiều người dân trong xã. Giữa lúc đó, Khu ủy Đ bổ sung cán bộ lên tăng cường cho Phú Thọ và chọn Gia Thanh là nơi gây dựng phong trào cách mạng. Từ đó, nhiều quần chúng được giác ngộ lý tưởng cách mạng. Nhiều người là hội viên của mặt trận phản đế đáng tin cậy của Đảng, tiêu biểu như các ông: Lương Văn Huy, Lương Văn Phẩm, Hán Hữu Văn, Lương Văn Thành…
Tháng 6/1941, cơ quan Xứ ủy Bắc kỳ chuyển từ Vĩnh Yên về làng Mai, xã Gia Thanh lấy nhà ông Lương Văn Huy trở thành trụ sở chính làm việc. Được sự che chở, đùm bọc của nhân dân, cơ sở cách mạng tại đây duy trì hoạt động vững vàng, không bị gián đoạn trong hoàn cảnh chiến tranh ngày càng cam go. Cũng từ đây, cán bộ Xứ ủy Bắc kỳ đã mở nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày, đào tạo cán bộ làm lực lượng nòng cốt để tuyên truyền, kết nạp hội viên mới. Giữa năm 1945, phong trào cách mạng quần chúng ở một số xã, trong đó có Gia Thanh lên cao. Đội tự vệ xã thành lập với 25 người tham gia, sẵn sàng khởi nghĩa khi được lệnh của cấp trên. Ngày 25/8/1945 dưới sự lãnh đạo của UBND cách mạng lâm thời huyện Phù Ninh, lực lượng tự vệ xã Gia Thanh cùng hàng chục đội viên tự vệ các xã trong huyện trang bị vũ khí thô sơ kéo lên thị xã Phú Thọ tham gia giành chính quyền. Cách mạng tháng Tám thành công, cùng với cả nước, nhân dân xã Gia Thanh đã chấm dứt cuộc đời nô lệ, tự mình đứng lên làm chủ vận mệnh…
Năm 2019, Trạm y tế xã được xây dựng khang trang, sạch đẹp đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn.
Khí thế, thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám đã thôi thúc nhân dân trong xã kiên trung bước qua các cuộc chiến tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới. Những ngọn đồi bát úp năm nào là rừng rậm che chở cán bộ cách mạng, nay đã được thay thế bằng vườn hồng, bưởi, cây ăn quả trĩu cành và trang trại chăn nuôi quy mô lớn, mang lại giá trị kinh tế cao. Sở hữu 8.000m2 đất đồi, gia đình bà Phạm Thị Thuận ở khu 2 đã cải tạo những vạt đồi sỏi đá để trồng gần 100 gốc hồng từ 20-30 năm tuổi, 30 gốc bưởi đang cho thu hoạch, hàng chục gốc cam, chanh và cây nguyên liệu giấy. Vén vòm lá để lộ ra những chùm hồng căng mọng phơi sắc chuẩn bị cho thu hoạch, bà Thuận hồ hởi: “Thu nhập gia đình tôi trông chờ cả vào vườn đồi. Tính sơ sơ cũng lãi được 200 triệu đồng/năm. Đối với người nông dân vùng đất giữa nơi đây, chúng tôi đã biết cách biến cái bất lợi thành lợi thế, vươn lên làm giàu”.
Bí thư Đảng ủy xã Hán Công Tráng phấn khởi cho biết: “Vài năm trở lại đây, Gia Thanh đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng sản xuất nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, thương mại. Thu nhập bình quân đạt 28 triệu đồng/người/năm. Chất lượng cuộc sống người dân từng bước được nâng lên nhờ hệ thống đường giao thông nông thôn cứng hóa đạt gần 70%; một số công trình trường học, trạm y tế xã đạt chuẩn tạo thuận lợi trong học tập và chăm sóc sức khỏe người dân…”.
Phát huy truyền thống cách mạng và truyền thống lịch sử lâu đời, người dân trong xã Gia Thanh hôm nay đã chủ động áp dụng KHKT, đưa giống mới có năng suất chất lượng vào sản xuất. Hồng không hạt, bưởi, cây lấy gỗ, lúa chất lượng cao, chăn nuôi, thủy sản là các sản phẩm chủ lực có lợi thế được chính quyền địa phương khuyến khích nhân rộng, nhằm tăng giá trị đất sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. 5 năm qua, xã trồng mới 20ha hồng, nâng tổng diện tích trồng hồng không hạt toàn xã lên 75ha, giá trị sản lượng bình quân ước đạt 30 tỷ đồng/năm. Dưới những tán rừng tái sinh, rừng cây nguyên liệu giấy, không ít gia đình đầu tư xây dựng trang trại, gia trại cho thu nhập cao, mở hướng giảm nghèo bền vững. Cùng với phát triển kinh tế, các hoạt động văn hóa, xã hội cũng được Đảng ủy, chính quyền địa phương thực hiện đồng thời. Các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động thực hiện có hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực ngày một nâng lên. Sản phẩm nón lá thủ công truyền thống của địa phương không chỉ giải quyết việc làm, tăng thu nhập mà còn góp phần thúc đẩy du lịch của tỉnh vươn xa.
Hào khí vùng chiến khu cách mạng năm xưa đã và đang được Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây gìn giữ, phát huy trở thành nguồn cổ vũ tinh thần to lớn, tạo nên sự đổi thay từng ngày, đưa diện mạo vùng quê Gia Thanh vững vàng tiến bước, phát triển, trở thành xã nông thôn mới.
Hồng Nhung
baophutho.vn Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa, du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 là dịp thu hút đông đảo đồng bào và du khách thập phương về với Đất Tổ cội...
baophutho.vn Là một trong những lễ hội lớn của cả nước, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm thu hút hàng triệu đồng bào và du khách...
PTĐT - Năm 2020, dịch bệnh COVID-19 bùng phát, lây lan nhanh tới nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chịu ảnh hưởng không nhỏ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế -...
PTĐT - Năm nay kỷ niệm 75 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2020) trong bối cảnh khá đặc biệt, đó là các địa phương trong tỉnh đã tổ...
Dầu Brent dự kiến sẽ khép lại tháng 8/2020 với tháng tăng giá thứ năm liên tiếp, sau khi đạt mức “đỉnh” 46,23 USD/thùng hôm 5/8, mức cao nhất kể từ tháng 3/2020.
PTĐT - Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh không chỉ xuất hiện khi nông sản Việt Nam đi ra thế giới mà còn ở ngay thị trường trong nước, khi nông sản thế giới tiến...
PTĐT - Ngay sau khi bệnh dịch tả lợn châu Phi được khống chế, ngành nông nghiệp huyện Hạ Hoà đã và đang nỗ lực thực hiện các biện pháp tái đàn lợn để khôi phục chăn nuôi, sản...
PTĐT - Chủ động phòng chống, xử lý kịp thời các sự cố có thể xảy ra trên lưới điện trong mùa mưa bão, ngành Điện lực tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, phương án đảm bảo cấp...
PTĐT - Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 28 tháng 8 năm 1945, cùng với sự ra đời của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Tài chính được thành lập...
PTĐT - Những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh được đầu tư khá đồng bộ, theo hướng hiện đại...
PTĐT - Sự kiện huyện Tân Sơn được công nhận thoát nghèo trước 2 năm so với kế hoạch đã tạo động lực để tỉnh Phú Thọ tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững trong...
PTĐT - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020, công tác giảm nghèo của tỉnh đã đạt được kết quả quan trọng trên cả 3 mặt: Giảm sâu tỷ...