Cập nhật: Thứ 6, 28/08/2020 | 05:54 GMT+7

Kỳ II: Phát huy vai trò “bà đỡ” trong giảm nghèo bền vững

Từ nguồn vốn hỗ trợ của chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn được nâng cấp, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, giao thương hàng hóa

>>>Kỳ I: Bước ra khỏi “vùng trũng”

PTĐT - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020, công tác giảm nghèo của tỉnh đã đạt được kết quả quan trọng trên cả 3 mặt: Giảm sâu tỷ lệ hộ nghèo, hạn chế tái nghèo; nâng cao thu nhập, đời sống cho người nghèo; thúc đẩy thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Với phương thức trao “cần câu” chứ không cho “con cá”, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã vào cuộc đồng bộ, quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm phát huy tốt vai trò “bà đỡ” trong giảm nghèo bền vững.

Bám sát mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho cả giai đoạn 2016-2020, tỉnh Phú Thọ đã thành lập Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, xây dựng quy chế, phân công nhiệm vụ cho thành viên, tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết, chương trình hành động, giúp UBND tỉnh thống nhất các nguồn lực, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện theo các Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia của Thủ tướng Chính phủ và lồng ghép các Chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch số 3805/KH-UBND về việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020, đề ra mục tiêu giảm bình quân tỷ lệ hộ nghèo là 1,5%/năm, riêng huyện Tân Sơn giảm 4%/năm, đồng thời chỉ đạo các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện đồng bộ 5 dự án thành phần, đó là: Chương trình 30a; chương trình 135; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135; truyền thông và giảm nghèo về thông tin làm thay đổi nhận thức của người nghèo; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình… nhằm phát huy tốt vai trò “bà đỡ” trong giảm nghèo bền vững.

Quá trình thực hiện, tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy đảng cơ sở, huy động sự vào cuộc tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chung tay giúp người nghèo với phương châm “không để ai ở lại phía sau” với những cách làm hay, hiệu quả: Xây dựng quỹ Vì người nghèo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc để xóa nhà tạm, xây dựng ngân hàng bò của Hội chữ thập đỏ để hỗ trợ bò giống cho hộ nghèo, củng cố, nhân rộng các tổ tiết kiệm vay vốn của Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh… cho hội viên vay phát triển kinh tế.

Cùng với hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững còn tạo sinh kế cho người nghèo thông qua việc hỗ trợ máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập.

Là huyện vùng giữa còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, những năm qua, Cẩm Khê đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp với sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị xã hội nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập. Ông Trần Mạnh Hà - Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện cho biết: Phòng đã tham mưu cho huyện ban hành nhiều văn bản về các chính sách hỗ trợ như: Hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề; hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, đồng thời thực hiện các chương trình, dự án như: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã, các thôn đặc biệt khó khăn; nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn; truyền thông và giảm nghèo về thông tin…

Kết quả trong 5 năm (2016-2020), tổng nguồn lực huy động cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đạt 335,854 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, huyện đầu tư xây dựng mới và sửa chữa 456 công trình hạ tầng: giao thông, kênh mương thủy lợi, trường lớp học, trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, trạm y tế xã; đồng thời hỗ trợ gia súc, gia cầm, vật tư nông nghiệp, lúa giống cho gần 32.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm bình quân 2,49%/năm, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm bình quân 2,02%/năm, vượt mục tiêu đề ra, hiện tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 9,89%, hộ cận nghèo còn 7,67%, giá trị tăng thêm bình quân đạt 28 triệu đồng/người/năm.

Trao đổi về thực tế công tác giảm nghèo thời gian qua, hầu hết các hộ nghèo đều đánh giá cao những ưu việt của chính sách cho vay vốn ưu đãi giúp người dân phát triển sản xuất, tự tạo sinh kế, tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định. Bà Hoàng Thị Tuấn - Tổ trưởng tổ vay vốn Khu Dặt, xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn cho biết: Thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ xã, chúng tôi đang có 57 thành viên được vay vốn từ Ngân hàng CSXH với tổng dư nợ hơn 1,8 tỷ đồng để đầu tư trồng rừng, chăn nuôi dê, cá, gia súc, gia cầm, xuất khẩu lao động… Hiện nhiều hộ đã thoát nghèo, có tiền gửi tiết kiệm, có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên/năm như: Hoàng Thị Tuấn, Hoàng Thị Lành, Phùng Thị Yên, Đinh Thị Tuyết, Hà Thị Vui…

Được biết, những năm qua, tổng số vốn cho vay các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, các hộ đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa từ Ngân hàng CSXH thông qua các tổ chức đoàn thể đạt gần 5.400 tỉ đồng với trên 209.000 lượt hộ vay, bình quân mỗi hộ được vay 35,8 triệu đồng/năm… qua đó đã có gần 24.000 hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo; trên 10.000 học sinh, sinh viên được vay vốn; trên 2.300 hộ nghèo và các đối tượng chính sách xây được nhà kiên cố; 125.000 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn được xây dựng… Chị Trịnh Thị Thương, dân tộc Dao ở khu 1, xã Nga Hoàng, huyện Yên Lập là một trong số những hộ vượt nghèo điển hình. Sinh năm 1991, làm mẹ đơn thân, cuộc sống hết sức khó khăn khi tất cả thu nhập chỉ trông vào vài sào ruộng, thấu hiểu hoàn cảnh của chị Thương, năm 2018 xã Nga Hoàng đã tạo điều kiện cho chị vay vốn Ngân hàng CSXH ủy thác qua Hội liên hiệp phụ nữ xã với mức vay 45 triệu đồng để đầu tư nuôi vịt đẻ trứng. Sau 4 tháng đàn vịt đã có thu, sau 7 tháng đã cho lợi nhuận, hiện nay trừ chi phí mỗi tháng gia đình chị thu lãi 10 triệu đồng. Chị Thương phấn khởi cho biết: “Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương gia đình tôi và nhiều hộ nghèo khác đã nhận được “cần câu”, tự “câu cá” để thoát nghèo và có thu nhập ổn định, tôi sẽ cố gắng để có thu nhập cao hơn và có thể chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ các hộ khác cùng vươn lên trong cuộc sống”.

Cùng với trao “cần câu”, một hình thức khác giúp đỡ người nghèo hiệu quả, mang đậm tính nhân văn, đó là sử dụng nguồn quỹ “Vì người nghèo”để tập trung xóa nhà tạm. Từ năm 2016 đến nay, Quỹ Vì người nghèo của Ủy ban MTTQ tỉnh đã hỗ trợ xóa 2.373 nhà tạm với tổng số tiền hơn 30 tỷ đồng. Các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm theo Quyết định 3450 của UBND tỉnh. Ngân hàng bò của Hội Chữ thập đỏ đã hỗ trợ bò giống cho hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, riêng trong 2 năm 2018- 2019 đã có 571 hộ vươn lên thoát nghèo, 231 gia đình có chuyển biến trong cuộc sống.

Cho vay vốn chính sách, hỗ trợ xóa nhà tạm, bò giống mới chỉ là một phần trong tổng thể chương trình giảm nghèo của tỉnh song đã phát huy tốt hiệu quả. Qua đánh giá từ thực tế, hầu hết các chương trình, dự án, tiểu dự án được triển khai tích cực, việc thực hiện phân bổ vốn bảo đảm công khai, minh bạch, đẩy mạnh phân cấp cho địa phương, cơ sở, phân bổ nguồn theo tiêu chí cụ thể, hỗ trợ các xã ra/vào chương trình 135, hỗ trợ phù hợp với từng vùng, từng xã, nguồn vốn được bố trí đúng đối tượng, đúng mục đích nên đã phát huy hiệu quả, cải thiện điều kiện, nâng cao mức sống của vùng nghèo, người nghèo. Điển hình như dự án Chương trình 30a, 135 đã bố trí thực hiện gần 1.000 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: đường giao thông, công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhà lớp học… cho huyện Tân Sơn và các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo như cây, con giống, phân bón, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, tập huấn kỹ thuật, trồng trọt, chăn nuôi...; hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, ngoài ra còn mở 90 lớp tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ cơ sở trong công tác giảm nghèo cho gần 8.000 người.

Bên cạnh đó, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 có tổng kinh phí 15,77 tỷ đồng hỗ trợ cho 1.352 hộ cải tạo vườn tạp, trồng các cây có giá trị kinh tế cao: bưởi, chuối phấn vàng, nuôi ong, bò sinh sản như ở Xuân Thủy, Xuân An (huyện Yên Lập); Ngô Xá, Phượng Vỹ (huyện Cẩm Khê); Phúc Lai, Bằng Doãn (huyện Đoan Hùng)..., giúp các hộ vươn lên thoát nghèo.

Tổng huy động nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2016- 2020 đạt hơn 2.488 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương gần 894 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương hơn 888 tỷ đồng, còn lại là vốn lồng ghép từ nhiều chương trình, dự án và vốn huy động khác. Từ đó góp phần giảm số hộ nghèo của tỉnh xuống còn 22.880 hộ, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,57%, huyện Tân Sơn đã được công nhận thoát nghèo giai đoạn 2018-2020.

Kỳ III: Tạo đà vượt khó, hướng tới xã hội phát triển bền vững

Mai Phương- Lê Thương


Mai Phương- Lê Thương

 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Nỗ lực giảm nghèo bền vững ở Thanh Sơn
10:17 07/10/2023

Những năm qua, huyện Thanh Sơn đã và đang tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, ...

Hạ Hòa nỗ lực giảm nghèo bền vững
03:20 09/12/2023

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, huyện Hạ Hòa đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính ...

Nỗ lực giảm nghèo
02:17 29/11/2023

Thời gian qua, Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, được tỉnh triển khai đồng bộ, đạt kết quả tích cực, tỉ lệ hộ ...

Phát huy nội lực để giảm nghèo bền vững
06:57 26/08/2024

Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, thời gian qua, cấp ủy, chính ...

Quảng bá, tiêu thụ nông sản dịp lễ hội

Quảng bá, tiêu thụ nông sản dịp lễ hội
10:20 sáng Chủ nhật

baophutho.vn Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa, du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 là dịp thu hút đông đảo đồng bào và du khách thập phương về với Đất Tổ cội...

Kích cầu du lịch về miền lễ hội

Kích cầu du lịch về miền lễ hội
2:50 sáng Chủ nhật

baophutho.vn Là một trong những lễ hội lớn của cả nước, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm thu hút hàng triệu đồng bào và du khách...

Thanh Sơn tập trung phát triển giao thông nông thôn

Thanh Sơn tập trung phát triển giao thông nông thôn
00:19 27/08/2020

PTĐT - Thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh và vốn huy động đóng góp của người dân, huyện Thanh Sơn đã tập trung đầu tư xây dựng, duy tu, sửa chữa hệ...

Lấy mục tiêu làm động lực

Lấy mục tiêu làm động lực
00:07 27/08/2020

PTĐT - Khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2016-2020, huyện Thanh Sơn ...

Giúp hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo

Giúp hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo
00:20 26/08/2020

PTĐT - Những năm gần đây, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng đã có nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, từng bước cải...

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

21°C - 24°C
Nhiều mây, không mưa
  • 21°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 23°C - 28°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long