Người góp vành đai xanh “Luỹ tre biên giới Việt”

Người góp vành đai xanh “Luỹ tre biên giới Việt”Người góp vành đai xanh “Luỹ tre biên giới Việt”

Người góp vành đai xanh “Luỹ tre biên giới Việt”

Vào những ngày đầu thu, chúng tôi đến thăm trang trại của ông Nguyễn Văn Tiến (khu 10, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh) trong lúc gia đình ông đang tất bật đóng hàng. Người bó bầu cho cây, người khuân vác cây giống ra bãi tập kết... chưa lúc nào ngơi tay. Ông Tiến khoe với chúng tôi hôm nay trang trại đang chuẩn bị xuất bán hơn 1.000 cây măng giống.

Dẫn chúng tôi tham quan 2 quả đồi rộng mênh mông trồng các loại măng bát độ, lục trúc, mạnh tông, ông Tiến cho biết, năm 2022, gia đình ông đã cùng huyện Phù Ninh ủng hộ khoảng 200 cây tre bát độ cho Đồn biên phòng tỉnh Lạng Sơn triển khai mô hình “Luỹ tre biên giới Việt”.

Người góp vành đai xanh “Luỹ tre biên giới Việt”

Mô hình “Lũy tre biên giới Việt” được triển khai trồng dọc đường biên vào năm 2022 thuộc địa phận Đồn biên phòng Ba Sơn ở tỉnh Lạng Sơn như một hàng rào mềm, nhằm ngăn chặn tình trạng xuất nhập cảnh trái phép cũng như hình thành vật che khuất phù hợp trong hoạt động phòng thủ, tác chiến.

Người góp vành đai xanh “Luỹ tre biên giới Việt”

Kể cho chúng tôi nghe về cơ duyên đưa ông đến với nghề trồng măng trên “đất khó”, ông Tiến cho biết, tháng 10/1997, trang trại của ông Tiến được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông qua huyện Phù Ninh cấp cho 1.000 cây măng mạnh tông, trồng trên diện tích đất đồi 5ha, kết hợp trồng các loại cây ăn quả.

Người góp vành đai xanh “Luỹ tre biên giới Việt”

Người góp vành đai xanh “Luỹ tre biên giới Việt”

3-4 năm sau, ông Tiến quyết định trồng thêm 500 gốc măng bát độ, 200 gốc măng lục trúc cho mục đích tiêu thụ. Năm 2003, được trợ giúp của Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy, đồng thời, được đi tham quan, học tập kinh nghiệm trồng măng tre bát độ, mạnh tông, ông đã nhân giống thành công gần 5.000 cây.

Đứng trên đỉnh đồi, đưa mắt về phía những ngọn tre đang vươn mình đón nắng, ông Tiến tâm sự, hơn 20 năm cặm cụi trồng măng mưu sinh, vợ chồng ông cũng có lúc gặp phải khó khăn, thất bại.

Người góp vành đai xanh “Luỹ tre biên giới Việt”

Làm ăn khấm khá chưa được bao lâu, năm 2010, ông Tiến buộc phải chặt bỏ hết cả quả đồi trồng tre. Một phần vì chưa khai thác đúng cách, khiến măng mọc lên khỏi mặt đất, không thể tiêu thụ, bán rẻ cũng không ai mua. 5 năm sau, một lần nữa ông Tiến đánh cược với số phận, quyết định trồng lại giống măng bát độ, mạnh tông và sau này là măng lục trúc.

Đến nay, nhờ trồng các giống măng tre, trang trại của ông Tiến ngày càng làm ăn khấm khá, nhà cửa được xây dựng khang trang, con cái được học hành chu đáo, thành đạt. Dốc hết tâm sức và của cải, vườn măng trên đất cằn này giờ đã thành tài sản quý giá nhất được vợ chồng ông gây dựng nên để “con cháu sau này có vốn liếng làm ăn”.

Người góp vành đai xanh “Luỹ tre biên giới Việt”Người góp vành đai xanh “Luỹ tre biên giới Việt”

Người góp vành đai xanh “Luỹ tre biên giới Việt”

20 năm trồng tre trên “đất khó”, giống măng bát độ, lục trúc, mạnh tông đã khẳng định được giá trị kinh tế mang lại cho trang trại ông Tiến... Làm ăn hiệu quả, có cuộc sống khá giả, ông Tiến còn luôn sẵn chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch măng tre cho nhiều người dân địa phương để cùng nhau vươn lên thoát nghèo.

Bảo Thoa

5:16:08:2024:15:24 GMT+7

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM